Đánh giá thực trạng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU giai đoạn

Một phần của tài liệu Tên đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 62)

2017-2021

2.5.1. Những thành tựu đã đạt được

Dựa vào những phân tích, đánh giá ở trên có thể khẳng định rằng trong giai đoạn 2017 – 2021, sản xuất giày dép của Việt Nam và mặt hàng giày dép xuất khẩu sang thị trường EU đã có những bước phát triển đáng khích lệ.

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU tăng lên rõ rệt

Ngành giày dép Việt Nam đã có vị trí quan trọng trong thị trường EU. Theo dữ liệu từ Trade Map, các mặt hàng giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU ln có kim ngạch xuất khẩu cao và đứng vị trí thứ 2. Trong giai đoạn 2017 - 2019, mặt hàng giày dép tăng trưởng ổn định và năm 2019 sản lượng giày dép xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 1419 triệu đôi, đạt giá trị xuất khẩu cao với 4,6 tỷ USD. Bên cạnh đó, lần đầu tiên thị phần của Việt Nam vượt qua mức 10%, chiếm 10,2% tổng sản lượng giày dép xuất khẩu của thế giới vào năm 2020.

Các mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU ngày càng đa dạng, phong phú

Các loại giày dép xuất khẩu sang EU đã đa dạng hơn, đầy đủ các loại giày dép phục vụ nhu cầu tiêu thụ đa dạng: giày da, giày vải, giày thể thao, sandal, giày dép các loại tùy theo nhu cầu… Đặc biệt xuất khẩu giày da và giày thể thao. Theo thống kê của Bộ Công Thương, xuất khẩu các loại giày thể thao như giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, mũ giày bằng vật liệu dệt... vào thị trường EU năm 2021 chiếm tỷ trọng khoảng 70% tổng sản lượng xuất khẩu giày dép.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Việt Nam như Vina Giầy, Biti’s, Asia Shoes, CNES … đã dần có sự cải thiện trong việc cải tiến, thiết kế mẫu mã sản phẩm, chú trọng đến chất lượng sản phẩm tạo dựng thương hiệu uy tín để có lợi thế cạnh tranh trong thị trường từ đó tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài.

2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU vẫn phải đối mặt với nhiều tồn tại.

Thứ nhất, dịch Covid-19 lan rộng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã

hội, giày dép của Việt Nam với 90% sản lượng là hàng xuất khẩu đã gặp phải khơng ít khó khăn khi đứt gãy cung ứng hàng hóa, nhu cầu hàng hóa sụt giảm, hoạt động xuất khẩu bị đình trệ, làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lực của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm cả các khâu đổi mới công nghệ, cải thiện chất lượng sản phẩm, năng suất lao động… Nhưng do hạn chế về

54

mặt thơng tin nên số liệu phân tích năm 2021 chưa được đầy đủ để làm rõ sự thay đổi của giày dép xuất khẩu.

Thứ hai, kể cả với lợi thế từ EVFTA, Việt Nam vẫn gặp khó trong việc tiếp

cận thị trường EU do chưa hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu cao của EU đặt ra đối với chất lượng, mẫu mã sản phẩm, các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, đến các vấn đề mơi trường, xã hội… EU thường xun rà sốt, điều chỉnh các quy định khiến các doanh nghiệp Việt Nam trong nhiều trường hợp khơng kịp nắm bắt, thích nghi. Bên cạnh đó, EU đang có xu hướng gia tăng áp dụng biện pháp phi thuế quan, các biện pháp phòng vệ thương mại và hàng rào bảo hộ mới. Xu hướng củng cố chuỗi cung ứng trong nội khối EU cũng tạo ra sức ép cạnh tranh về thương mại và đầu tư đáng kể cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, về bản thân các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam năng lực cạnh tranh, khả năng tham gia thương mại quốc tế còn hạn chế, đồng thời chưa thực sự chú trọng xây dựng chiến lược kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến việc tận dụng các cơ hội mà Hiệp định mang lại.

Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào các doanh nghiệp

FDI, kim ngạch xuất khẩu giày dép của nhóm doanh nghiệp này chiếm đến 80% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Ngoài ra doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu làm gia cơng cho đối tác nước ngồi nên giá thành xuất khẩu bị giảm nhiều, thị trường xuất khẩu không ổn định, bị ép giá, đồng thời không trực tiếp tiếp xúc với thị trường.

Thứ tư, các doanh nghiệp sản xuất giày dép xuất khẩu Việt Nam chưa tạo lập

được thương hiệu có uy tín trên thị trường thế giới. Việc gia công xuất khẩu khiến các sản phẩm giày dép thường mang các nhãn hiệu nước ngồi, gia cơng qua các đối tác trung gian do vậy làm hạn chế việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu giày dép Việt Nam tới người tiêu dùng quốc tế. Thêm nữa còn thiếu các chương trình xúc tiến thương mại hoặc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, môi trường để giúp nhà sản xuất, kinh doanh giới thiệu sản phẩm của mình tới mọi nơi trên thế giới.

Thứ năm, các doanh nghiệp trong ngành giày dép chưa chú trọng trong việc

đổi mới máy móc thiết bị, đầu tư cơng nghệ hiện đại cũng như việc đầu tư vào các cơ sở sản xuất nguyên, phụ liệu dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu trong nước phục vụ cho sản xuất giày dép và lệ thuộc vào việc cung ứng nguyên vật liệu, phụ liệu, phụ tùng, thiết bị máy móc từ nước ngồi.

55

Thứ sáu, bất lợi của thuế nhập khẩu mà EU cam kết cho mặt hàng giày dép

Đối với ngành giày dép, trong hơn 30 năm EU luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Trong Hiệp định EVFTA, EU cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực cho 37% số dịng thuế ngành giày dép (các loại giầy chống thấm cao su/nhựa, dép lê và dép đi trong nhà, nguyên phụ liệu ngành giày dép…). Các dịng thuế cịn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đến 7 năm, nhưng phần lớn các loại giày dép mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu thuộc nhóm có lộ trình này.

Tuy nhiên, sản phẩm giày dép được EU cam kết loại bỏ thuế ngay là các sản phẩm mà Việt Nam ít gia cơng hoặc xuất khẩu vào EU. Do đó Việt Nam dự kiến sẽ ít được hưởng lợi từ nhóm này. Với nhóm sản phẩm giày dép được loại bỏ thuế theo lộ trình từ 3-7 năm bao gồm phần lớn các sản phẩm giày dép mà Việt Nam đang xuất khẩu sang EU. Các nhóm này đang được hưởng mức thuế ưu đãi trung bình là 3-4% theo Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Và khi EVFTA có hiệu lực, GSP sẽ tự động chấm dứt, các mức thuế nhập khẩu đối với giày dép sẽ giảm dần đều xuống 0% tính từ mức MFN (khoảng 12,4%) theo lộ trình 3 - 7 năm.

Do vậy, những năm đầu khi thực hiện EVFTA, phần lớn các sản phẩm giày da sẽ không được hưởng lợi, thậm chí là bị ảnh hưởng bất lợi (do mức thuế giảm dần đều từ mức 12,4% vẫn sẽ cao hơn mức 3-4% theo GSP).

56

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIÀY

DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2022-2025 3.1. Cơ hội và thách thức của xuất khẩu giày dép Việt Nam

3.1.1. Cơ hội

Thứ nhất, EVFTA thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu giày dép

Với 500 triệu người tiêu dùng và với nhu cầu tiêu dùng cao của EU, việc ký kết EVFTA sẽ là một điều hết sức quan trọng tạo nên nhiều cơ hội triển vọng cho ngành giày dép Việt Nam. Hiệp định EVFTA là một trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có mức độ cam kết cao, tồn diện sẽ hỗ trợ giày dép Việt Nam. Đồng thời EVFTA cũng mang lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp Việt Nam, tạo cơ hội tăng trưởng xuất khẩu, mở rộng thị phần, đồng thời cũng tạo sức ép để nâng cao năng lực sản xuất nội tại, sức cạnh tranh, chinh phục thành công các thị trường cao cấp. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với ngành da giày, tốc độ tăng xuất khẩu vào EU dự báo sẽ gấp đôi vào 2025, và tổng xuất khẩu giày da cũng sẽ tăng khoảng 34%, sản lượng của toàn ngành tăng ở mức 31,8%. Nhờ những ưu đãi về thuế quan và xu hướng đa dạng hóa nguồn cung trên thế giới, trong trung dài hạn, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội từ làn sóng dịch chuyển sản xuất gia cơng, điển hình trong lĩnh vực da giày.

Thứ hai, thu hút FDI và chuyển giao công nghệ

Hoạt động thu hút FDI đầu tư chuyển giao công nghệ vào Việt Nam để từ đó đầu tư sản xuất các sản phẩm giày dép nhằm gia tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là hoạt động gia công quốc tế khi doanh nghiệp nước ngồi có thể nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ EU sau đó xuất khẩu thành phẩm sang EU với chi phí thấp.

Thứ ba, chuyển đổi phương thức xuất khẩu

Trong thời gian dịch bệnh, các doanh nghiệp da giày của Việt Nam đã chứng minh được khả năng làm nghiên cứu phát triển và thiết kế mẫu, đây là công đoạn mang lại giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm. Theo Hiệp hội Da giày- Túi xách Việt Nam (Lefaso) trước đây các nhãn hàng đều phải cử chuyên gia thiết kế qua Việt Nam để lên mẫu cho sản phẩm, nhưng do dịch bệnh khiến các nhãn hàng buộc phải để doanh nghiệp Việt tự chủ động cả về sản phẩm và thiết kế. Kết quả là đa số các chuỗi cung ứng, các nhãn hàng đều tin tưởng vào khả năng nghiên cứu phát triển và thiết kế của doanh nghiệp Việt Nam. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho thấy Việt Nam đang thâm nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng mặt hàng giày dép thay vì chỉ làm gia cơng theo mẫu của các nhãn hàng trước đây.

57

3.1.2. Thách thức

Quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021 đã đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó, xuất khẩu giày dép cần phải đối mặt vẫn còn một số vấn đề và vượt qua những thách thức để tận dụng được tối đa các ưu đãi từ thị trường tiềm năng EU.

Thứ nhất, môi trường cạnh tranh cao

Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn cho hoạt động xuất khẩu giày dép. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm giày dép của các doanh nghiệp Việt Nam với sản phẩm của doanh nghiệp các nước trên khắp thế giới. Tính cạnh tranh của cả ngành còn yếu so với các nước xuất khẩu giày dép trong khu vực, đặc biệt là với nước xuất khẩu giày dép lớn (như Trung Quốc) do thiếu khả năng tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, điều kiện kinh tế và yếu tố công nghệ, kỹ thuật của Việt Nam còn chưa theo kịp các nước. Tuy nhiên, sự tác động của Hiệp định EVFTA đối với doanh nghiệp được xem là tiềm năng cho sự phát triển của ngành giày dép do vì EVFTA là hiệp định thương mại tự do, cạnh tranh công bằng, ưu đãi thuế quan …

Thứ hai, chuyển đổi phương thức xuất khẩu

Chuyển đổi phương thức xuất khẩu vừa là cơ hội cũng đồng thời là thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam. Thay đổi từ gia cơng sang tự sản xuất tồn bộ để xuất khẩu sản phẩm tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam có thể giao dịch trực tiếp với khách hàng, gia tăng giá trị xuất khẩu giày dép. Tuy nhiên công nghiệp sản xuất chủ yếu hoạt động ở phân khúc thấp, tỷ lệ nhập khẩu lớn về nguyên phụ liệu, trình độ cơng nghệ sản xuất vẫn thấp so với thế giới, cơng tác đào tạo lao động có tay nghề kỹ thuật chưa đáp ứng kịp nhu cầu của sản xuất, hệ thống phân phối còn nhiều bất cập, chi phí logistics cao hơn mức bình qn tồn cầu.

Thứ ba, rào cản về những quy định, quy tắc của EU

Đặc trưng của thị trường EU là một thị trường rộng lớn với hệ thống pháp luật khá đồ sộ và phức tạp. EU áp đặt rất nhiều tiêu chuẩn và quy định khắt khe khác nhau nhằm bảo hộ cho sản xuất nội địa cũng như bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng như các rào cản kỹ thuật, quy định về xuất xứ, quy định REACH nằm trong số các tiêu chuẩn khắt khe trên thế giới. Ngoài ra, nhiều thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ đã tự xây dựng danh sách các chất hạn chế sử dụng (RSL) khiến các sản phẩm của Việt Nam gây ra rất nhiều khó khăn cho việc xuất khẩu giày dép của Việt Nam

58

3.2. Định hướng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU

3.2.1. Định hướng xuất khẩu giày dép Việt Nam

Trong bối cảnh, Việt Nam có nhiều cơ hội để mặt hàng giày dép bứt phá, mở rộng thị trường xuất khẩu. Chính phủ đã vạch ra định hướng ngành giày dép phát triển thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội, nâng cao thu nhập cho người lao động. Theo Quyết định 6209/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da – Giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Việt Nam đặt ra một số định hướng như sau:

Thứ nhất, giai đoạn 2022 – 2025 đạt 8,2%/năm về tốc độ tăng trưởng giá trị

sản xuất công nghiệp ngành da – giày. Đồng thời phấn đấu năm 2025 kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 21 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn 2022 – 2025 là 7,6%/năm.

Thứ hai, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa các loại sản phẩm giày dép và phấn đấu

năm 2025 tỷ lệ nội địa hóa đạt 80-85%.

Thứ ba, ngành giày dép Việt Nam cùng với ngành dệt may và một số ngành

liên quan làm trụ cột phát triển công nghiệp thời trang Việt Nam tại những khu đô thị cùng thành phố lớn.

Thứ tư, xây dựng một số khu vực hay những cụm công nghiệp sản xuất da –

giày, sản xuất nguyên phụ liệu và xử lý vấn đề về mơi trường tập trung trên cơ sở Việt Nam có lợi thế về hạ tầng và lao động để chủ động cung cấp nguyên phụ liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành giày dép.

Thứ năm, Việt Nam cần xây dựng và phát triển các cơ sở, trung tâm đào tạo

tay nghề cho sản xuất giày dép, các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, các trung tâm kiểm định, dịch vụ ngành và các trung tâm xúc tiến thương mại, trung tâm thời trang ở trong nước và nước ngoài.

Thứ sáu, chú trọng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu giày dép, cố gắng giữ ổn

định và tăng cường xuất khẩu giày dép sang các thị trường trọng điểm như các nước trong khu vực EU. Bên cạnh đó khai thác các thị trường có sức mua khơng lớn nhưng tiêu chuẩn không quá cao phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam như Indonesia, Malaysia, Trung Đơng, châu Phi, Nam Á, Nga … Ngồi ra khai thác hiệu quả cơ hội của các FTA để thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường đã ký FTA như Hàn Quốc, Philippin, Canada… Từ đó giảm dần lệ thuộc để phân tán rủi ro và vượt qua hàng rào bảo hộ, các biện pháp phòng vệ thương mại.

59

3.2.2. Định hướng xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU

Thứ nhất, trong giai đoạn 2022-2025, tập trung nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của

các sản phẩm giày dép trên cơ sở tăng cường đầu tư công nghệ thuộc da và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu thông qua phát triển sản xuất nguyên, phụ liệu, gắn với bảo vệ môi trường.

Thứ hai, tăng cường nghiên cứu, cải tiến mẫu mã và thiết kế sản phẩm, tập

trung vào thiết kế kiểu dáng, tạo mẫu sản phẩm mang tính thời trang, bắt kịp thời xu

Một phần của tài liệu Tên đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)