Định hướng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Tên đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 67 - 68)

3.2.1. Định hướng xuất khẩu giày dép Việt Nam

Trong bối cảnh, Việt Nam có nhiều cơ hội để mặt hàng giày dép bứt phá, mở rộng thị trường xuất khẩu. Chính phủ đã vạch ra định hướng ngành giày dép phát triển thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội, nâng cao thu nhập cho người lao động. Theo Quyết định 6209/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da – Giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Việt Nam đặt ra một số định hướng như sau:

Thứ nhất, giai đoạn 2022 – 2025 đạt 8,2%/năm về tốc độ tăng trưởng giá trị

sản xuất công nghiệp ngành da – giày. Đồng thời phấn đấu năm 2025 kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 21 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn 2022 – 2025 là 7,6%/năm.

Thứ hai, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa các loại sản phẩm giày dép và phấn đấu

năm 2025 tỷ lệ nội địa hóa đạt 80-85%.

Thứ ba, ngành giày dép Việt Nam cùng với ngành dệt may và một số ngành

liên quan làm trụ cột phát triển công nghiệp thời trang Việt Nam tại những khu đô thị cùng thành phố lớn.

Thứ tư, xây dựng một số khu vực hay những cụm công nghiệp sản xuất da –

giày, sản xuất nguyên phụ liệu và xử lý vấn đề về môi trường tập trung trên cơ sở Việt Nam có lợi thế về hạ tầng và lao động để chủ động cung cấp nguyên phụ liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành giày dép.

Thứ năm, Việt Nam cần xây dựng và phát triển các cơ sở, trung tâm đào tạo

tay nghề cho sản xuất giày dép, các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, các trung tâm kiểm định, dịch vụ ngành và các trung tâm xúc tiến thương mại, trung tâm thời trang ở trong nước và nước ngồi.

Thứ sáu, chú trọng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu giày dép, cố gắng giữ ổn

định và tăng cường xuất khẩu giày dép sang các thị trường trọng điểm như các nước trong khu vực EU. Bên cạnh đó khai thác các thị trường có sức mua khơng lớn nhưng tiêu chuẩn không quá cao phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam như Indonesia, Malaysia, Trung Đông, châu Phi, Nam Á, Nga … Ngoài ra khai thác hiệu quả cơ hội của các FTA để thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường đã ký FTA như Hàn Quốc, Philippin, Canada… Từ đó giảm dần lệ thuộc để phân tán rủi ro và vượt qua hàng rào bảo hộ, các biện pháp phòng vệ thương mại.

59

3.2.2. Định hướng xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU

Thứ nhất, trong giai đoạn 2022-2025, tập trung nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của

các sản phẩm giày dép trên cơ sở tăng cường đầu tư công nghệ thuộc da và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu thông qua phát triển sản xuất nguyên, phụ liệu, gắn với bảo vệ môi trường.

Thứ hai, tăng cường nghiên cứu, cải tiến mẫu mã và thiết kế sản phẩm, tập

trung vào thiết kế kiểu dáng, tạo mẫu sản phẩm mang tính thời trang, bắt kịp thời xu hướng thời trang quốc tế, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, thương mại điện tử và kinh tế số trong các công đoạn như: thiết kế, tạo mẫu, sản xuất và marketing, đa dạng hóa sản phẩm mang tính thời trang, đổi mới phương thức kinh doanh...để có thể đáp ứng nhu cầu giày dép của thị trường EU. Từ đó điều chỉnh nâng cao tỷ trọng các mặt hàng giày dép đem lại giá trị lớn và giá trị gia tăng cao cho xuất khẩu.

Thứ ba, tiếp tục duy trì xuất khẩu giày dép sang các thị trường xuất khẩu tiềm

năng, các nước phát triển có sức mua lớn và có nhu cầu nhập khẩu cao, với các quy định về truy xuất nguồn gốc xuất xứ nghiêm ngặt, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng cao… như Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Ý,…

Một phần của tài liệu Tên đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)