2.2. Tổng quan về ngành giày dép Việt Nam 2017-2021
2.2.4. Xuất khẩu giày dép của Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam
Xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Khi kim ngạch xuất khẩu chiếm giá trị ngày càng lớn, là nguồn thu ngoại tệ lớn, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, liên tục cải tiến và mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ cho người lao động và thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại của Việt Nam và các nước trên thế giới.
Trong vô vàn các mặt hàng xuất khẩu có 5 mặt hàng xuất khẩu đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam, trong đó có giày dép. Bảng số liệu tổng hợp mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2017-2021 dưới đây sẽ làm rõ tầm quan trọng của giày dép xuất khẩu đối với Việt Nam.
Bảng 2.12: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021 Đơn vị: Tỷ USD Mặt hàng Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Điện thoại các loại và linh
kiện 45,27 50,20 51,83 51,2 57,5 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 25,98 29,45 32,57 44,6 50,8 Máy móc, thiết bị, DCPT 12,91 16,53 18,33 27,2 38,3 Hàng dệt may 26,12 30,45 35,59 29,8 32,8 Giày dép các loại 15,22 16,81 18,99 17,25 17,8
Nguồn: Trade Map và Bộ Công Thương
Mặt hàng xếp vị trí thứ nhất là điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch tăng từ 45,27 tỷ USD lên 57,5 tỷ USD. Dù kim ngạch có giảm nhẹ vào năm 2020 nhưng vẫn ln duy trì vị trí đầu tiên trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
32
Ở vị trí thứ hai và thứ ba là máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện và máy móc, thiết bị, DCPT trong năm 2021. Đây là hai mặt hàng ln duy trì kim ngạch tăng đều qua các năm. Với máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện kim ngạch tăng mạnh từ 25,98 tỷ USD lên 50,8 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,7%/năm. Trong số các mặt hàng chủ lực tốc độ tăng trưởng của máy móc, thiết bị, DCPT là cao nhất với 32,02%/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 38,3 tỷ USD, tăng 25,39 tỷ USD so với năm 2017.
Dệt may và giày dép là ngành cơng nghiệp lớn, đóng góp giá trị cho xuất khẩu và đảm bảo số lượng lớn việc làm cho nhiều lao động, nhưng ngành dệt may, giày dép gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Với tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp, nhiều nhà máy phải đóng cửa khiến kim ngạch xuất khẩu của hai ngành giảm sút. Đặt biệt hàng dệt may trong giai đoạn 2017-2019 (kim ngạch xuất khẩu đạt 26,12 tỷ USD tăng lên 35,59 tỷ USD) đang đứng vị trí thứ hai trong 5 mặt hàng chủ lực của Việt Nam tụt xuống vị trí thứ ba vào năm 2020 giảm 16,27% và giảm thêm một bậc vào năm 2021, kim ngạch chỉ đạt 32,8 tỷ USD.
Ở vị trí cuối cùng trong nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là mặt hàng giày dép các loại. Theo số liệu của Trade Map, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2017 - 2019, từ mức 15,22 tỷ USD vào năm 2017 lên 18,99 tỷ USD vào năm 2019. Năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên việc xuất khẩu gặp khó khăn. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam năm 2020 đạt 17,25 tỷ USD, giảm 9,16% so với năm 2019. Theo số liệu sơ bộ năm 2021, Việt Nam xuất khẩu mặt hàng giày dép các loại đạt 17,8 tỷ USD, tăng 3,19% so với năm 2020.
Với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 2 con số trong nhiều năm liền, mặt hàng giày dép xuất khẩu này vẫn ln duy trì vị trí nằm trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đồng thời đưa Việt Nam trở thành nước đứng vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu mặt hàng giày dép. Thơng qua số liệu có thể thấy mặt hàng giày dép có xu hướng ngày càng tăng trong hệ thống các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và mặt hàng đạt giá trị cao của Việt Nam cũng như sự đóng góp của kim ngạch giày dép xuất khẩu đối với Việt Nam.
33
Bảng 2.13: Tốc độ tăng trưởng mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021 Đơn vị: % Mặt hàng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 TTBQ
Điện thoại các loại và linh kiện
10,89 3,25 -1,22 12,30 6,31
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
13,37 10,59 36,94 13,90 18,70 Máy móc, thiết bị, DCPT 28,01 10,89 48,39 40,81 32,02 Hàng dệt may 16,58 16,88 -16,27 10,07 6,81 Giày dép các loại 10,45 12,97 -9,16 3,19 4,36 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam theo loại hình doanh nghiệp
Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, phần lớn các doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp đóng góp chính cho xuất khẩu giày dép Việt Nam, các doanh nghiệp này tuy chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng, chỉ hơn 20% nhưng sử dụng đến 60% lao động đóng góp khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành giày dép, chiếm 78,71% vào năm 2021. Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước chiếm gần 80% về số lượng nhưng chỉ sử dụng khoảng 40% lao động và kim ngạch xuất khẩu giày dép không nhiều, chiếm khoảng 20%.
Từ biểu đồ kim ngạch xuất khẩu giày dép theo loại hình doanh nghiệp dưới đây, có thể thấy giai đoạn 2017-2019, kim ngạch xuất khẩu của cả doanh nghiệp FDI lẫn doanh nghiệp trong nước đều tăng. Kim ngạch doanh nghiệp trong nước tăng từ 2,88 tỷ USD (năm 2017) lên 4,26 tỷ USD (năm 2019). Năm 2019 là năm kim ngạch của cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đạt giá trị cao nhất, doanh nghiệp FDI đạt 14,73 tỷ USD.
1 năm sau xuất khẩu giảm sút do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến việc vận chuyển giày dép bị hạn chế. Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI giảm còn 13,71 tỷ USD và doanh nghiệp trong nước giá trị giảm xuống cịn 3,54 tỷ USD và sau đó kim ngạch tăng trở lại với 14,01 tỷ USD (doanh nghiệp FDI), 3,79 tỷ USD (doanh nghiệp trong nước). Từ biểu đồ dưới đây cũng như từ sự phân tích trên, có thể nhận thấy rõ kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp FDI.
34
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước Việt Nam giai đoạn 2017- 2021
Đơn vị: Tỷ USD
Nguồn: Tổng cục Hải Quan