Một số quy định Việt Nam áp dụng xuất khẩu giày dép sang EU

Một phần của tài liệu Tên đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 55)

2.3. Xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU giai đoạn 2017-2021

2.3.3. Một số quy định Việt Nam áp dụng xuất khẩu giày dép sang EU

Thị trường EU được biết đến là một thị trường yêu cầu nghiêm ngặt về những quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật, tạo ra hàng rào để kiểm soát chất lượng hàng hóa khi giày dép xuất khẩu vào. Và để đáp ứng được những điều kiện này Việt Nam đã thiết lập và áp dụng một số tiêu chuẩn và hệ thống quản lý sản phẩm như:

Thứ nhất, Việt Nam ban hành và áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12337:2018. Tiêu chuẩn này quy định danh mục các hóa chất có hại tiềm ẩn trong giày dép và các chi tiết của giày dép. Ngồi ra cịn mơ tả các hóa chất có hại, rủi ro tiềm ẩn của các hóa chất này, các vật liệu được cho là có hóa chất và các phương pháp định lượng hóa chất để có thể đáp ứng được Quy định REACH mà EU đặt ra.

Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng hệ thống quản lý môi trường

ISO 14001:2015 để định hướng cho doanh nghiệp tổ chức quản lý các vấn đề liên quan tới môi trường, giảm vấn đề ô nhiễm môi trường và giảm thiểu chất thải cơng nghiệp trong q trình sản xuất giày dép.

Thứ ba, theo Bộ Cơng Thương tính từ ngày 1/8/2020 đến ngày 4/4/2021, các

cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp hơn 127.296 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 4,78 tỷ USD. Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho gần 3.585 lô hàng với trị giá hơn 10,88 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA. Trong 3 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ mặt hàng giày dép xuất khẩu sang thị trường EU có sử dụng C/O mẫu EUR.1 theo Hiệp định EVFTA là 98,98%. Trong đó Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp và Ý là các thị trường xuất khẩu có kim ngạch cấp C/O đối với mặt hàng da giày cao nhất. Trong 3 tháng đầu năm 2021, Bỉ và Đức là hai thị trường có kim ngạch cấp C/O mẫu EUR.1 lớn nhất lần lượt đạt 380 triệu USD và 207,4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 32,4% và 17,7% trong tổng trị giá C/O cấp cho hàng da giày xuất khẩu sang thị trường EU. Ngồi ra, giá trị hàng hóa được cấp C/O cũng như được chứng nhận xuất xứ vào EU khá lớn cho thấy doanh nghiệp trong nước đã và đang bắt nhịp áp dụng quy tắc xuất xứ trong EVFTA.

Một phần của tài liệu Tên đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)