2.2. Tổng quan về ngành giày dép Việt Nam 2017-2021
2.2.1. Quy mô sản xuất giày dép của Việt Nam
Giày dép là thứ không thể thiếu cho tất cả mọi người trong đời sống cá nhân hằng ngày. Khi nền kinh tế chưa phát triển, giày dép là vật dụng để bảo vệ bàn chân khỏi những tác động từ bên ngoài như vật sắc nhọn, bụi bẩn, sự mấp mô của mặt đường giúp con người di chuyển dễ dàng hơn. Khi kinh tế phát triển, giày dép ngồi chức năng bảo vệ bàn chân nó cịn được cải tiến nhằm đáp ứng với từng đối tượng và nhu cầu về thời trang của con người với đầy đủ các kiểu dáng và màu sắc khác nhau như giày nam, giày nữ, giày thể thao, giày vải, dép sandal…Do đó, ngành sản xuất giày dép đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Việt Nam là một trong năm nhà sản xuất giày dép hàng đầu thế giới với 90% sản lượng là hàng xuất khẩu, do sản phẩm giày, dép nội địa còn phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặt khác do dung lượng thị trường nhỏ, số lượng tiêu thụ ít chỉ đạt khoảng 150 triệu đơi (theo
28
thống kê từ Hiệp hội Da giày- Túi xách Việt Nam năm 2020) nhưng lại đòi hỏi đầu tư cho mẫu mã rất lớn, khả năng tồn kho cao.
Theo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam năm 2019 có khoảng 2.608 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giày dép, trong đó doanh nghiệp trên 5000 người lao động chỉ có 64 doanh nghiệp, chiếm khoảng 2,45%. Ngành giày dép Việt Nam có tầm quan trọng đối với việc thu hút lao động, năm 2019 thu hút hơn 1.375 nghìn lao động và có khoảng 75% lao động là phụ nữ. Với lợi thế nguồn lao động dồi dào cùng điều kiện về chính trị, mơi trường và những yếu tố khác đã thúc đẩy sản xuất giày dép của Việt Nam.
Theo Niên giám Da giày thế giới, Việt Nam sản xuất giày dép xuất khẩu đứng thứ hai nằm trong 5 nước sản xuất giày dép xuất khẩu lớn nhất thế giới với sản lượng 1.233 triệu đôi Việt Nam năm 2020, chỉ sau Trung Quốc với sản lượng xuất khẩu đạt 7.402 triệu đôi. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam chiếm 10,2% thị phần giày dép thế giới.