Hình thức xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tên đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 39 - 40)

2.2. Tổng quan về ngành giày dép Việt Nam 2017-2021

2.2.3. Hình thức xuất khẩu

Gia công xuất khẩu: Việt Nam với hoạt động chủ lực và thế mạnh là cắt, may,

dán, đóng các loại vật liệu được cung cấp sẵn để hình thành chiếc giày. Sản phẩm giày dép của Việt Nam có đến 80% là gia cơng xuất khẩu cho các thương hiệu của nước ngồi. Đây là hình thức gia cơng xuất khẩu chủ yếu vào EU của các doanh nghiệp Việt Nam.

Khác với Trung Quốc là nước có tính chủ động cao trong sản xuất do tự cung cấp được phần lớn nguyên phụ liệu, mặc dù Việt Nam là một nước có sản lượng cao về cao su (một trọng những nguyên liệu có thể dùng làm đế giày) hay da và vải (nguyên liệu có thể dùng làm thân giày), nhưng Việt Nam không thể tự sản xuất được những cấu phần này trong nước đủ tinh xảo và đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp chuyên sản xuất giày dép phục vụ xuất khẩu theo hình thức gia cơng theo các đơn đặt hàng cho các đối tác ở mọi nơi trên thế giới để xuất khẩu sang thị trường EU và một số thị trường khác như Hòa Kỳ, Hàn Quốc... Số lượng, chất lượng và mẫu mã sản phẩm do khách hàng nước ngồi đặt hàng, cịn ngun phụ liệu do khách hàng cung cấp hay chỉ định nguồn nhập khẩu từ nước ngoài. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso), trong năm 2021 trị giá nhập khẩu da thuộc đạt 1.618,2 triệu USD, tăng 274,4 triệu USD. Trong đó Việt Nam nhập khẩu xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc đạt 513,7 USD, Ý đạt 239,4 triệu USD, Thái Lan đạt 183,4 triệu USD, Hàn Quốc đạt 124,3 triệu USD, Đài Loan đạt 75,3 triệu USD.

Doanh nghiệp chỉ thu được phí gia cơng (chỉ chiếm 20-30% trong giá thành), nhưng phải chi trả nhiều chi phí như thủ tục như đầu tư sản xuất, đóng thuế, sức ép về lao động, tiền lương … Trong khi, nếu chi phí sản xuất tại Việt Nam tăng lên, khách hàng nước ngoài sẵn sàng bỏ sản xuất tại Việt Nam và chuyển sang các nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn.

Phương thức xuất khẩu trực tiếp: Đây là phương thức trong đó doanh nghiệp

sản xuất giày dép bán sản phẩm giày dép của mình cho khách hàng thơng qua các tổ chức của mình. Phương thức này giúp doanh nghiệp làm chủ được thị trường, khẳng định được thương hiệu sản phẩm từ đó thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu và mang lại

31

hiệu quả kinh tế, bền vững. Một số doanh nghiệp Việt Nam đang đi đầu trong giai đoạn từng bước chuyển đổi dần sang phương thức xuất khẩu này như Cơng ty Cổ phần Giầy Thượng Đình, Cơng ty Cổ phần Cao su Hà Nội… Các công ty này đang dần chuyển đổi từ phương thức gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp để từ đó có thể ổn định hơn trong việc xuất khẩu sang thị trường EU cũng như các thị trường khác.

Một phần của tài liệu Tên đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)