Về phía Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam

Một phần của tài liệu Tên đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 72 - 77)

3.4. Kiến nghị về phía Nhà nước và Hiệp hội

3.4.2. Về phía Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam

Hiệp hội giày dép là nơi đại diện của các doanh nghiệp Việt Nam luôn đưa ra các hoạt động có lợi cho các doanh nghiệp trong ngành. Các doanh nghiệp gia công sản xuất, xuất khẩu giày dép ra thị trường nước ngồi đang gặp phải rất nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh gay gắt của các nước đặc biệt là nước láng giềng - Trung Quốc. Việc thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại trọng điểm là một trong những hoạt động quan trọng mà hiệp hội giày cần thực hiện để giúp đỡ các doanh nghiệp. Việc lắm bắt các thơng tin thị trường một cách chính xác sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra hướng đi phù hợp cho hình tình riêng của mình.

Hiệp hội giúp đỡ các doanh nghiệp tham gia các buổi hội chợ, triển lãm có quy mô lớn trên thế giới để các doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình ra các thị trường lớn trên thế giới.

Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện sản xuất và kinh doanh xuất khẩu giày dép sang rất nhiều thị trường khác nhau. Nhưng mỗi một thị trường có

64

những vấn đề khác nhau về đặc điểm kinh tế, văn hóa, pháp luật, chế độ thuế quan…Vì vậy việc thành lập một trang thông tin điện tử, hiệp hội nhóm các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất khẩu giày dép tại thị trường EU có một kênh thơng tin để cập nhật chính xác về các văn bản, các chính sách giày dép xuất khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài, kinh nghiệm trong tranh chấp giày dép quốc tế. Hơn nữa, việc thành lập một trang thông tin điện tử sẽ giúp các đối tác xuất khẩu tiềm năng tại EU sẽ dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu giày dép tại Việt Nam.

Hiệp hội cần tổ chức các buổi hội thảo chuyên ngành thiết thực cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tổ chức, nâng cao các khóa huấn luyện đào tạo là các khoá học nâng cao năng lực thiết kế và nghiên cứu phát triển sản phẩm, khoá đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật, năng lực cán bộ marketing để doanh nghiệp nâng cao sức mạnh nội lực.

65

KẾT LUẬN

EU là một thị trường vô cùng rộng lớn và đa dạng đồng thời cũng đem tới rất nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, bên cạnh những cơ hội mà EU đem tới là những khó khăn trong việc cạnh tranh gay gắt cùng những quy định. Chinh phục một thị trường không phải là điều dễ dàng, nhất là khi Việt Nam cạnh tranh với một quốc gia lớn mạnh và là cường quốc đứng đầu về xuất khẩu hàng hóa như là Trung Quốc. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - EU đang trong thời kỳ giai đoạn vô cùng thuận lợi khi hai bên vừa ký kết Hiệp định EVFTA. Cơ hội và những triển vọng mà mối quan hệ thương mại đem lại phụ thuộc vào những đường lối, chính sách cũng như những định hướng trong chính sách về thị trường, những phương án cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU đồng thời tạo sức hút của thị trường EU vào thị trường Việt Nam. Ngành giày dép được định hướng là một ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam và đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU là một vấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp giày dép cũng như đối với việc phát triển nền kinh tế Việt Nam. Với lợi thế quan hệ Việt Nam và EU diễn ra tốt đẹp cùng với sự gia tăng về mức chi tiêu cho giày dép và nhu cầu nhập khẩu giày dép từ các nước châu Á tại các quốc gia tại EU cao đã thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam gia tăng kim ngạch xuất khẩu giày dép vào thị trường EU. Để hịa mình vào xu thế đó, từ đây đến năm 2025, Việt Nam định hướng chiến lược xuất khẩu tại thị trường EU là chiến lược thâm nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường EU. Tuy nhiên, thực trạng xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU còn tồn tại nhiều hạn chế. Đề tài nghiên cứu ” Thực trạng và giải pháp

đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu” đã

tiến hành phân tích thực trạng kết hợp với sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu đã đat được mục tiêu sau:

Khái quát các lý luận và thực tiễn về xuất khẩu bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò của xuất khẩu và các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu.

Sử dụng những cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường này là Trung Quốc, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.

Tổng quan về thị trường EU trên những mặt như nhu cầu nhập khẩu, các nguồn cung ứng, thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, phân khúc thị trường và những quy định, quy tắc mà EU đặt ra.

Tổng quan ngành giày dép Việt Nam trên những khía cạnh về quy mô sản xuất, cơ cấu mặt hàng giày dép xuất khẩu, hình thức xuất khẩu và thị trường xuất

66

khẩu. Ngồi ra cịn kim ngạch xuất khẩu để thấy được những thành tựu và tồn tại của Việt Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU, bài nghiên cứu đã đề ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU trong giai đoạn 2022 - 2025 để giúp Việt Nam thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu

Với những tìm hiểu và giải pháp trên, đề tài này có thể góp phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn tới, mang lại những lợi ích thiết thực cho nền kinh tế quốc gia.

Ngồi những đóng góp trên, bài nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế. Do việc làm nghiên cứu cịn mới nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót trong việc thu thập, tổng hợp và phân tích thơng tin. Đồng thời kỹ năng chun ngành cịn hạn chế nên tổng quan nội dung nghiên cứu chưa được hoàn thiện.

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Luật và các thông tư nghị định

1. Quốc Hội (2005), Luật thương mại .

2. Bộ Công Thương (2010), Quyết định 6209/QĐ-BCT, Quyết định phê duyệt

quy hoạch tổng thể phát triển ngành da – giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

3. Bộ Công Thương (2020), Thông tư số 11/2020/TT-BCT, Quy định quy tắc

xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU. B. Sách và tạp chí

1. Nguyễn Duy Bột (2003), Thương mại quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

2. Robert C.Feenstra, Alan M.Taylor (2010), International Economics, Worth Publishers, New York.

3. APICCAPS (2018), World footwear yearbook 2018, APICCAPS, Portugal. 4. APICCAPS (2019), World footwear yearbook 2019, APICCAPS, Portugal. 5. APICCAPS (2020), World footwear yearbook 2020, APICCAPS, Portugal. 6. APICCAPS (2021), World footwear yearbook 2021, APICCAPS, Portugal. 7. Đào Minh Phúc (2020), “Xu hướng dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc và giải pháp thu hút đầu tư cho Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 21, trang 57.

C. Tài liệu trên internet

1. Bộ Công Thương (2022), “ Thông tin xuất khẩu vào thị trường EU: Mặt hàng giày dép” [09-28/05/2022].

2. Bộ Công Thương (2020), “ Thông tin xuất khẩu vào thị trường EU: Ngành giày dép” [09-20/05/2022].

3. Bộ Công Thương (2021), “Chuyên san EVFTA với thương mại Việt Nam” [25/05/2022].

4. Bộ Công Thương (2021), “ Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2021-2030” [30/05/2022].

5. Trung tâm hỗ trợ hội nhập quốc tế (2021), “ Tiếp cận thị trường giày dép EU” [15-21/05/2022].

6. Đinh Ngọc Linh và Hoàng Như Quỳnh (2021), “Chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai

đoạn 2016 - 2020: Nhiều kết quả tích cực”, vst.mof.gov.vn,

https://vst.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/nckh/ctnc/nckhctnc_chitiet?dID=209 744&dDocName=MOFUCM200973&_adf.ctrl-

68

state=1bnyywko1r_&_afrLoop=4936763358223488#%40%3FdID%3D209744%26_afrLo op%3D4936763358223488%26dDocName%3DMOFUCM200973%26_adf.ctrl-

state%3D10wu5dt886_4 [27/05/2022].

7. Nguyễn Hùng Sơn (2020), “Thực trạng và giải pháp phát triển xuất khẩu

mặt hàng giày dép của Việt Nam”, sti.vista.gov.vn ,

https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/312868/CVv521S5020 20009.pdf [ 23/05/2022].

8. Nguyễn Thị Khánh Linh (2015), “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất

khẩu giày dép của Công ty cổ phần giày An Lạc sang thị trường EU”,

www.123tailieufree.com, https://www.123tailieufree.com/2016/03/thuc-trang-va-

giai-phap-thuc-day-xuat-khau-giay-dep-cua-cong-ty-co-phan-giay-an-lac-sang-thi- truong-eu.html?m=1 [26/05/2022].

9. Nguyễn Thị Mai (2019), “Ngành da giày Việt Nam năm 2019-Những cơ hội

và thách thức do FTAs mang lại”, consosukien.vn, https://consosukien.vn/nganh-

da-giay-viet-nam-nam-2019-nhung-co-hoi-va-thach-thuc-do-ftas-mang-lai.htm [18- 22/06/2022].

10. Nguyễn Văn Dương (2021), “Các hình thức và vai trị của hoạt động xuất

khẩu hàng hóa ”, luatduonggia.vn, https://luatduonggia.vn/xuat-khau-la-gi-cac-

hinh-thuc-va-vai-tro-cua-hoat-dong-xuat-khau-hang-hoa/ [12/05/2022].

11. Quang Minh (2021),”Top 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất năm

2020”, top-10.vn, https://top-10.vn/viet-nam/top-10-mat-hang-viet-nam-xuat-khau-

nhieu-nhat-nam-2020/, [26/05/2022].

12. Thư viện học liệu mở (2014), “Khái niệm và các hình thức xuất khẩu”,

voer.edu.vn, https://voer.edu.vn/m/khai-niemcac-hinh-thuc-xuat-khau-va-vai-

trocua-xuat-khau/2d2a7524, [10/05/2022].

13. Uyên Hương (2021), “Đáp ứng tiêu chí về quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi

từ EVFTA”, www.vietnamplus.vn, https://www.vietnamplus.vn/dap-ung-tieu-chi- ve-quy-tac-xuat-xu-de-huong-uu-dai-tu-evfta/707580.vnp [05/07/2022].

14. Website của Lefaso, http://www.lefaso.org.vn [09-29/05/2022]. 15. Website của Tổng cục Hải Quan, https://www.customs.gov.vn/ [12- 18/06/2022].

16. Website của Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/ [18-06/06/2022]. 17. Website của Trade Map, https://www.trademap.org/ [07-30/05/2022].

Một phần của tài liệu Tên đề tài thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép của việt nam sang thị trường liên minh châu âu (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)