Thực trạng bảo quản thiết bị dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục dạy học tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i theo tiếp cận chuẩn hóa (Trang 40 - 43)

2.2. Thực trạng về thiết bị giáo dục dạy học tại trƣờng CĐANNDI

2.2.3. Thực trạng bảo quản thiết bị dạy

Để khảo sát, đánh giá về việc bảo quản TBGDDH của Trường CĐ ANND I, chúng tôi sử dụng câu hỏi trong bảng hỏi với 95 GV, Cán bộ QLGD và yêu cầu người được hỏi trả lời bằng cách đánh dấu X vào 5 tiêu chí trên 4 mức độ từ “tốt - khá - trung bình - yếu”. Nếu người trả lời đánh dấu X vào các cột sẽ quy đổi thành điểm: “Tốt’’ thành điểm 4, “Khá” thành điểm 3, “Trung bình” thành điểm 2, “Yếu” thành điểm 1. Trên cơ sở đó, số liệu được xử lý bằng cách tính tỉ lệ phần trăm số người chọn ở các mức độ, tính điểm trung bình cho từng tiêu chí so với điểm trung bình mẫu và sau cùng là xếp hạng.

Bảng 2.3. Thực trạng ảo quản TBGDDH tại trường CĐ ANND I

TT Nội dung Tỉ lệ % ĐTB Xếp hạng

Tốt Khá TB Yếu

1 Các phương tiện phục vụ công tác

bảo quản 19 52.6 24.2 4.2 2.864 1

2 Tổ chức nhân lực trong nhà trường 14.7 57.9 17.9 9.4 2.777 2 3 Sự phối hợp các tổ chức bên

ngoài trường 13.7 52.6 27.3 6.3 2.735 3

4 Tinh thần trách nhiệm của cán bộ,

giảng viên và nhân viên 10.5 42 24.2 23.2 2.396 4

5 Có văn bản quy định rõ việc sử

Nội dung 1: Các phương tiện phục vụ công tác ảo quản.

Nội dung này đạt điểm trung bình cao nhất trong 5 tiêu chí được hỏi, điểm trung bình cho nội dung này là 2,864 lớn hơn điểm trung bình mẫu và xếp hạng 1. Trong đó 19% số người được hỏi cho rằng tốt, 52.6% cho là khá và 24.2% cho là trung bình, 4.2% cho là yếu.

Kết quả trên cho thấy: trường CĐ ANND I có các phương tiện phục vụ công tác bảo quản TBGDDH ở mức tốt. Cơng tác duy tu, bảo dưỡng, bảo trì máy móc, thiết bị kịp thời... thường xuyên thực hiện hàng tháng, quý, năm. Đáp ứng tốt kế hoạch dạy học.

Nội dung 2: Tổ chức nhân lực trong nhà trường.

Điểm trung bình cho nội dung này 2.777 lớn hơn điểm trung bình mẫu và xếp hạng 2. Trong đó 14.7% số người được hỏi cho rằng tốt, 57.9% cho là khá và 17.9% cho là trung bình, 9.4% cho là yếu.

Có 9.4% số người được hỏi cho là yếu. Như vậy, việc tổ chức nhân lực trong nhà trường tham gia công tác bảo dưỡng TBGDDH là tương đối tốt. Phù hợp với hoạt động thực tế tại các đơn vị chức năng là đều có bộ phận thực hiện công tác bảo quản,bảo dưỡng, sửa chữa TBGDDH như: Phịng Hậu cần có Tổ điện, nước chuyên sửa chữa, bảo quản, đảm bảo hệ thống điện, nước của nhà trường; Phịng Quản lý đào tạo có bộ phận quản lý hội trường và các TBGDDH của phịng học; Phịng quản lý học viên có đội ngũ đảm bảo các điều kiện về âm thanh, loa đài; Bộ mơn tin học – ngoại ngữ có bộ phận nhân lực chuyên bảo quản, sửa chữa phòng thực hành tin học … Đồng thời, nhà trường đã chỉ đạo sự phối hợp tốt giữa các đơn vị chức năng trong việc bảo quản, bảo dưỡng sửa chữa TBGDDH giữa đơn vị chủ quản và đơn vị sử dụng.

Nội dung 3: Sự phối hợp các tổ chức ên ngồi trường.

Điểm trung bình cho nội dung này là 2.735 lớn hơn điểm trung bình mẫu, xếp hạng 3, Trong nội dung này có 13.7 % số người được hỏi trả lời ở

mức độ tốt, 52.6 % khá, 27.3 % trung bình và 6.3% là yếu. điều này này chỉ rõ sự kết hợp với các tổ chức bên ngoài nhà trường trong bảo quản, duy tu sửa chữa là tương đối chặt chẽ được quy định rõ trong hợp đồng mua sắm, bảo hành, bảo quản trang thiết bị của nhà trường với các đơn vị, cơ quan hợp tác, cung ứng, sửa chữa bảo dưỡng với nhà trường. Do vậy rất khiếm khi để xảy ra các sự cố hỏng hóc về TBGDDH kéo dài, khơng để ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động dạy học, kế hoạch dạy học.

Nội dung 4: Tinh thần trách nhiệm của cán ộ, giảng viên và nhân viên

Điểm trung bình cho nội dung này là 2.396 nhỏ hơn điểm trung bình mẫu, xếp hạng 4. Trong nội dung này có 10.5 % số người được hỏi trả lời ở mức độ tốt, 42 % khá, 24.2 % trung bình và 23.2% là yếu.

Ở nội dung này có 23.2 % người được hỏi cho rằng tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giảng viên, công nhân viên nhà trường cịn yếu. Đi tìm hiểu nguyên nhân về vấn đề này là do nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhận thức chưa đúng về việc khai thác, sử dụng và bảo quản tài sản chung… Đây là việc mà Ban Giám hiệu, đơn vị chức năng cần kịp thời tuyên truyền, giáo dục, khắc phục và có chế tài trong việc bảo quản TBGDDH.

Mặc dù là nội dung có người trả lời về tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, công nhân viên ở mức độ yếu là cao nhất, nhưng đánh giá khái quát chung ở nội dung này thì đa số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của Trường CĐ ANND I có tinh thần, trách nhiệm trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực trong việc bảo vệ TBGDDH của nhà trường.

Nội dung 5: Có văn ản quy định rõ việc sử dụng và ảo quản thiết ị

giáo dục dạy học

Về nội dung này có: điểm trung bình là 2.346 nhỏ hơn trung bình mẫu, xếp hạng 5.Trong nội dung này có 7.4 % số người được hỏi trả lời ở mức độ tốt, 41 % khá, 30.5 % trung bình và 21% là yếu.

Ở nội dung này có 30.5% người trả lời ở mức độ trung bình cao nhất trong năm nội dung được hỏi và có 21% người được hỏi cho rằng cho là kém. Con số này muốn nói lên đa số cán bộ, giảng viên, công nhân viên nhận thức được rằng việc bảo vệ TBGDDH đều có văn bản quy định rõ của Bộ Công an, nhà trường, của các đơn vị chức năng nhưng việc thực hiện nó thì khơng được như quy định; ngun nhân của vấn đề này là nhiều văn bản, quy định của Bộ Công an, Trường CĐ ANND I và của các đơn vị chức năng trong trường chưa thực sự phù hợp, chưa phát huy được hiệu quả của văn bản ban hành, có thể chưa được quán triệt, kiểm tra, đôn đốc thực hiện quyết liệt nội dung này. Vì vậy, nội dung này được đánh giá thấp nhất trong năm nội dung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục dạy học tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i theo tiếp cận chuẩn hóa (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)