Hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo thiết bị giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục dạy học tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i theo tiếp cận chuẩn hóa (Trang 67 - 78)

* Mục đích của iện pháp

Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu của công tác bảo đảm TBGDDH phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, đào tạo tại nhà trường hiện nay, đòi hỏi phải xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy định đối với hoạt động quản lý, sử dụng trang thiết bị giáo dục dạy học ở tất cả các cấp, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác sử dụng trang bị, là cơ sở tiền đề để nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, chiến sĩ an ninh trong tình hình mới.

Trước xu thế đổi mới tồn diện cơng tác giáo dục, đào tạo và xây dựng nhà trường chính quy, cần hồn thiện cơ chế quản lý, sử dụng trang thiết bị kỹ thuật dạy học hiện đại theo tiếp cận chuẩn hóa đúng các quy định của Nhà

nước và Bộ Công an. Việc ban hành hệ thống quy định nhằm tạo sự thống nhất trong tất cả các khâu của hoạt động quản lý, là căn cứ để xử lý hành chính đối với những hiện tượng sai phạm trong quá trình thực hiện đầu tư, bảo quản, sử dụng trang thiết bị kỹ thuật dạy học hiện đại.

* Nội dung của iện pháp

Nghiên cứu cụ thể các văn bản pháp quy của Chính phủ, Bộ Cơng an và các Bộ, Ngành có liên quan đến những nội dung chủ yếu mà quy chế đề cập đến theo tình hình thực tế và u cầu của cơng tác bảo đảm trang thiết bị phục vụ cho công tác huấn luyện, đào tạo tại các nhà trường hiện nay; phù hợp với quy trình triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện bảo đảm TBGDDH nhằm đổi mới quy trình, chương trình đào tạo cán bộ chiến sĩ An ninh nhân dân...

Những nội dung cơ bản quy chế phải phù hợp với quyền hạn trách nhiệm Bộ giao theo đúng điều lệ công tác; phù hợp với thực tế công tác bảo đảm TBGDDH dạy học theo phân cấp hiện nay và có tính chất chỉ đạo riêng đối với từng ngành nhà trường đào tạo; phù hợp với các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước và Bộ Công an về quản lý tài chính, đầu tư và phân cấp bảo đảm TBGDDH.

Xây dựng quy chế đối với hoạt động quản lý, sử dụng TBGDDH được triển khai theo hướng: Nghiên cứu xây dựng cơ chế phân cấp và tăng cường trách nhiệm của cán bộ quản lý các cấp; xây dựng các qui trình quản lý từng lĩnh vực cơng việc; ngăn ngừa tình trạng quan liêu, trì trệ, thiếu hiệu quả do có nhiều cấp trung gian; xây dựng quy chế trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quy trình tổ chức đào tạo tại các đơn vị, nhà trường trực tiếp tham gia quản lý, sử dụng TBGDDH, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng, giữ bền, dùng tốt các trang bị đã được đầu tư.

* Nhân lực và cách thức thực hiện iện pháp

nhà trường theo tiếp cận chuẩn hóa đạt mục đích - u cầu đề ra, trước hết cần dựa trên các văn bản của Nhà nước, Bộ Công an làm quy định nền tảng, làm cơ sở pháp lý. Nội dung nghiên cứu xây dựng quy chế tập trung chủ yếu vào các vấn đề có liên quan trực tiếp đến cơng tác quản lý, sử dụng TBGDDH, cụ thể là:

Thứ nhất, quy định về công tác lập kế hoạch, thực hiện đầu tư, mua

sắm trong nước và nhập khẩu nước ngoài; quy định về sử dụng bảo quản TBGDDH, thống nhất hệ thống sổ sách đăng ký TBGDDH. Quy định về công tác bảo quản TBGDDH; bố trí sắp đặt TBGDDH trong các giảng đường, trung tâm huấn luyện thực hành. Quy định về kiểm kê, thanh lý và điều chuyển TBGDDH trong phạm vi nhà trường để bảo đảm chấp hành nghiêm các quy định về quản lý tài sản công trong Bộ Công an; quy định về khen thưởng, xử phạt và hiệu lực thi hành.

Quá trình soạn thảo quy chế cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo: Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công tác quản lý đầu tư, mua sắm, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

Đưa công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị vào nề nếp chính quy từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch khai thác sử dụng có hiệu quả; cơng tác nghiên cứu khoa học nhằm phát triển hệ thống TBGDDH phù hợp với chiến lược phát triển của nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng, giữ tốt dùng bền trang bị để đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và xây dựng nhà trường trong thời kỳ mới.

Phù hợp với các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước và Bộ Cơng an về quản lý tài chính, đầu tư và phân cấp bảo đảm TBGDDH; các văn bản liên quan trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.

Xây dựng quy chế trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quy trình tổ chức đào tạo tại trường CĐANND I.

bị, thực hiện theo quy định tại quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm Pháp luật của Bộ Công an. Quá trình triển khai cơng tác xây dựng quy chế cần chú ý đến việc tổng kết tình hình thực hiện các quy định hiện hành có liên quan đến cơng tác quản lý thiết bị giáo dục dạy học, chuẩn bị đề cương, biên soạn các quy định, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, nhà trường liên quan tiến hành tổ chức lấy ý kiến đóng góp, từ đó hồn chỉnh dần nội dung, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ hai, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan:

Việc phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan giữ vai trị hết sức quan trọng trong công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị kỹ thuật. Bởi lẽ liên quan trực tiếp đến công tác giáo dục - đào tạo thì Cục Đào tạo là cơ quan tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng để triển khai xây dựng một dự án, đề án... về đầu tư cho giáo dục - đào tạo thì Cục Hậu cần chủ trì phối hợp với cơ quan khác, đơn vị khác thuộc Bộ Công an... tuỳ thuộc vào từng dự án, đề án cụ thể.

Cũng như vậy, ở trường CĐANND I, cơ quan chủ trì là Phịng Hậu cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng khác của nhà trường theo sự chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan chức năng cấp trên để tổ chức, triển khai thực hiện. Sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các cơ quan đơn vị làm cho công tác quản lý, sử dụng TBGDDH thực hiện đúng tiến độ thời gian, hiện thực hố được kế hoạch đề ra và đó cũng là góp phần đảm bảo hiệu quả, nâng cao chất lượng của việc đầu tư. Đây là một nội dung bảo đảm cho việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch về đầu tư tiến hành một cách thuận lợi, đảm bảo đúng thời gian và tiến độ. Việc phối hợp đó cần chỉ ra được những nội dung chủ yếu và cách thức tổ chức phối hợp thực hiện cụ thể.

Việc phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan là thể hiện của mối quan hệ giữa các cơ quan đồng cấp về chức năng. Trên cơ sở chủ trương, ý định của cấp trên, cơ quan hậu cần phải tham mưu

cho cấp trên ra chỉ thị làm căn cứ để tổ chức thực hiện. Trong chỉ thị đó quy định rõ nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị đối với nhiệm vụ đó và căn cứ vào chức năng của cơ quan mình, phân cơng nhiệm vụ cho từng bộ phận, cử người chịu trách nhiệm chính trong việc phối hợp tổ chức thực hiện. Các cơ quan, đơn vị phải xác định rõ trách nhiệm của mình trên cơ sở quán triệt và tổ chức thực hiện chỉ thị, nghị định của cấp trên, tuyệt đối không nâng tầm quan trọng của cơ quan, đơn vị mình. Đồng thời trong tổ chức thực hiện phải chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể đối với cơ quan cấp dưới. Trong phối hợp công tác cũng cần phải thống nhất việc kiểm tra, hỗ trợ lẫn nhau, khi có những vướng mắc cần tìm ra những biện pháp tháo gỡ kịp thời.

Thứ a, xây dựng chuẩn danh mục TBGDDH ở trường CĐANND I

Công tác xây dựng chuẩn danh mục TBGDDH của nhà trường nhằm chuẩn hoá trang thiết bị giáo dục dạy học, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường theo yêu cầu mới, đạt chuẩn quy định của Nhà nước và Bộ Công an. Ngoài các ý nghĩa trên, việc xây dựng chuẩn danh mục TBGDDH thống nhất, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý, tiến tới q trình tự động hóa quản lý, đây là hướng đi của quản lý hiện đại. Trong xây dựng chuẩn danh mục TBGDDH cần lưu ý: Mục tiêu xây dựng chuẩn danh mục trang bị đào tạo; quy hoạch xây dựng, chuẩn hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang bị bảo đảm đào tạo, đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường theo yêu cầu mới.

Nhiệm vụ xây dựng chuẩn trang bị: Đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đào tạo của nhà trường hiện nay. Xác định được các yêu cầu đổi mới, phát triển trang bị nâng cao chất lượng đào tạo, để xây dựng chuẩn hoá, trang thiết bị giáo dục dạy học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo của nhà trường.

trình, nội dung đào tạo; nhiệm vụ, lưu lượng đào tạo, tổ chức biên chế của nhà trường; thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đào tạo hiện nay của nhà trường (về số lượng, chất lượng, mức độ đáp ứng yêu cầu đào tạo....); yêu cầu về công nghệ mới phục vụ cho giảng dạy và học tập; đánh giá tổng quát về thực trạng, những tồn tại về bảo đảm cơ sở vật chất dạy học so với yêu cầu mới và căn cứ vào nhu cầu bảo đảm cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Việc ban hành hệ thống văn bản quy định đối với hoạt động quản lý trang bị đào tạo ở các cơ sở đào tạo và cấp quản lý trường là biện pháp quản lý hành chính nhằm tạo sự thống nhất trong tất cả các khâu của hoạt động quản lý; là căn cứ để xử lý hành chính đối với những hiện tượng sai phạm trong quá trình thực hiện các mặt cơng tác đầu tư nâng cấp TBGDDH.

Để có thể xây dựng được hệ thống văn bản quy định về việc công tác quản lý TBGDDH trong trường được tốt, trước hết cần phải lấy các văn bản của Nhà nước, Bộ Công an làm quy định nền tảng cho việc xây dựng hệ thống quy định. Sau đó, cần nghiên cứu các quy định tập trung vào những vấn đề như: Quy định chức năng, nhiệm vụ trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức và cá nhân trực tiếp thực hiện công tác quản lý, sử dụng TBGDDH theo hướng tập trung, phát huy dân chủ rộng rãi. Phân cấp quản lý rõ ràng, tránh hiện tượng chồng chéo về thẩm quyền và chức năng quản lý đối với nội dung văn bản xây dựng. Hướng dẫn quá trình quản lý các mặt về đầu tư nâng cấp, bảo quản TBGDDH...

Nội dung của danh mục TBGDDH dạy học phải đạt các yêu cầu sau: Danh mục TBGDDH phải đáp ứng, theo kịp yêu cầu mà mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo cho các ngành nghề về số lượng, chủng loại, chất lượng tương ứng với nhiệm vụ đào tạo của các trường.

Danh mục TBGDDH phải đầy đủ, đa dạng, hiện đại và mang tính ứng dụng cao trong quá trình phục vụ cho các phòng thực hành, phòng học

chuyên dụng, trung tâm ứng dụng của các chuyên ngành đào tạo đáp ứng sự nghiệp đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới, tội phạm công nghệ cao. Phạm vi xây dựng danh mục trang bị được hiểu là bộ danh mục trang bị tối thiểu các nhà trường cần được trang bị để bảo đảm cho nhiệm vụ giáo dục và đào tạo phù hợp với nội dung chương trình đào tạo của các đối tượng học viên. Tập trung chủ yếu vào việc xác định tên chủng loại trang bị, số lượng trang bị của các phịng học, phịng thí nghiệm thực hành cơ bản, cơ sở; trang thiết bị giáo dục dạy học dùng chung; trang thiết bị thực hành phần chuyên ngành; trang thiết bị tại thao trường, bãi tập và tại trung tâm huấn luyện thực hành, ...

3.1.3. Chỉ đạo đổi mới công tác đảm bảo thiết bị giáo dục dạy học theo tiếp cận chuẩn hóa

* Mục đích của iện pháp

Phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong cơng việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên nhà trường. Tạo được cơ sở pháp lý và làm căn cứ để các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của nhà trường triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả; đồng thời có định hướng cho việc tiếp theo dài hơn. Tránh sự ỷ lại, làm việc chồng chéo, đáp ứng nhu cầu sử dụng trang thiết bị để phục vụ mọi hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường. Tạo khơng khí hăng say làm việc cho cán bộ, giáo viên và học viên nhà trường. Làm tăng hiệu quả, chất lượng công việc, làm thước đo giá trị cho các lĩnh vực hoạt động về TBGDDH.

* Nội dung của iện pháp

Đổi mới việc xây dựng việc quản lý TBGDDH theo hướng dài hơi và khả thi. Đổi mới khâu tổ chức phân cơng nhân lực hợp lý, phân bổ kinh phí hợp lý, mua sắm trang thiết bị trường học hợp lý kịp thời. Đổi mới công tác chỉ đạo xây dựng quản lý TBGDDH trong cách giao việc, giám sát, động viên khích lệ cán bộ, giảng viên để họ hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đổi mới

khâu kiểm tra, đánh giá công tác xây dựng và quản lý TBGDDH bằng việc xây dựng tiêu chí cụ thể.

* Nhân lực và cách thức thực hiện iện pháp Bước 1: Xây dựng kế hoạch.

Nội dung kế hoạch quản lý TBGDDH đã có của trường và mức độ thực hiện các kế hoạch đó. Việc thực hiện và trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng giáo dục nhà trường, việc chi tiêu mua sắm TBGDDH ra sao? Tinh thần thái độ làm việc của cán bộ, giảng viên nhà trường như thế nào? Kết quả giám sát, động viên của cán bộ quản lý cấp tổ, các bộ phận đối với việc thực hiện kế hoạch đề ra. Thiết lập quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường. Đề ra được những tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp với tình hình thực tiễn nhà trường. Dự kiến nhân lực, tài chính, thời gian, phương pháp tiến hành các hoạt động quản lý TBGDDH đã nêu trên.

Bước 2: Tổ chức thực hiện.

Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường cần tổ chức họp đảng ủy mở rộng để thông qua dự thảo và thảo luận về yêu cầu chung của đổi mới nội dung kế hoạch về phương pháp thực hiện kế hoạch, về phương thức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, về phương thức đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo hướng dài hơi, khả thi, soạn thảo, tuyên truyền kế hoạch.

Dự kiến nhân lực, tài chính, thời gian để triển khai có hiệu quả việc phân cơng nhân lực, việc phân bổ tiền và mua sắm TBGDDH một cách hợp lý, kịp thời. Yêu cầu các tổ chun mơn, các tổ chức, đồn thể dự kiến phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân để thông qua ở Hội nghị liên tịch, Đảng ủy, Chi bộ và Hội đồng giáo dục nhà trường. Thiết lập quyền hạn về trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong giám sát việc thi hành các kế hoạch, quy định về quản lý TBGDDH.

Bước 3: Chỉ đạo thực hiện

Hiệu trưởng quyết định việc bố trí và phân công nhiệm vụ cho cán bộ, giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục dạy học tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i theo tiếp cận chuẩn hóa (Trang 67 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)