* Mục đích của iện pháp
Kiểm tra là khâu quan trọng trong hệ thống quản lý, thực hiện đo lường, đánh giá và chấn chỉnh việc thực hiện, nhằm bảo đảm đạt được các
mục tiêu và kế hoạch đã đề ra. Thanh tra, kiểm tra là một nội dung của công tác quản lý bảo quản và sử dụng TBGDDH. Vì vậy, thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá trong quản lý bảo quản và sử dụng TBGDDH ở nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng.
* Nội dung của iện pháp
Công tác kiểm tra trong đầu tư mua sắm, bảo quản và sử dụng TBGDDH nhằm mục đích: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đầu tư mua sắm, bảo quản và sử dụng TBGDDH của nhà trường; đánh giá hiệu quả chỉ huy, chỉ đạo của cấp kiểm tra đối với đơn vị về công tác đầu tư mua sắm, bảo quản và sử dụng TBGDDH; đề ra các biện pháp thích hợp để bảo đảm hồn thành nhiệm vụ cơng tác đầu tư mua sắm, bảo quản và sử dụng TBGDDH của nhà trường.
* Nhân lực và cách thức thực hiện iện pháp
Để đạt được mục đích của cơng tác kiểm tra trong đầu tư mua sắm, bảo quản và sử dụng TBGDDH cần thực hiện tốt các yêu cầu như: Các nội dung kiểm tra phải thiết thực, tránh hình thức, nhằm phát hiện những ưu, khuyết điểm, phát huy và uốn nắn kịp thời; phát hiện các vướng mắc để có biện pháp khắc phục. Kiểm tra phải cụ thể, tỉ mỉ, nghe báo cáo kết hợp với kiểm tra thực tế. Chủ thể kiểm tra phải nắm chắc các chế độ, quy định đối với công tác kỹ thuật của đơn vị; Người được kiểm tra phải báo cáo đầy đủ, chính xác, trung thực các nội dung kiểm tra.
Đối tượng và phương pháp kiểm tra trong quản lý cơ sở vật chất dạy học. Đối tượng chính của cơng tác kiểm tra quản lý cơ sở vật chất dạy học bao gồm: Kiểm tra đánh giá sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy Đảng và người chỉ huy đơn vị đối với công tác đầu tư mua sắm TBGDDH; Kiểm tra các bộ phận kỹ thuật về công tác bảo quản và sử dụng TBGDDH, công tác lập và triển khai thực hiện kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị; Kiểm tra các
đơn vị trực thuộc về kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo quản và sử dụng TBGDDH, đồng thời đánh giá hiệu lực chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý cơ sở vật chất dạy học cấp trên.
Để đánh giá được chính xác mức độ thực hiện các nhiệm vụ cơng tác đầu tư mua sắm, bảo quản và sử dụng TBGDDH của nhà trường, cần thực hiện kết hợp các phương pháp kiểm tra, như: nghe đơn vị báo cáo; kiểm tra sổ sách đăng ký, thống kê; kiểm tra các Nghị quyết, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; kiểm tra thực tế các trang bị kỹ thuật, cơ sở kỹ thuật bảo đảm đào tạo; kiểm tra nhận thức và trình độ của cán bộ nhân viên kỹ thuật (kiểm tra viết hoặc vấn đáp, kiểm tra vận hành cơ sở vật chất, trang thiết bị được giao quản lý sử dụng).
Nội dung cơng tác tổ chức kiểm tra gồm: Q trình kiểm tra cơng tác đầu tư mua sắm, bảo quản và sử dụng TBGDDH cần tập trung vào các nội dung sau: soạn thảo chỉ thị kiểm tra, báo cáo người chỉ huy ký ban hành. Trong Chỉ thị cần nêu rõ mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung, phương pháp, dự kiến thời gian kiểm tra, mốc thời gian kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra, phân công chuẩn bị; lập kế hoạch kiểm tra, báo cáo người chỉ huy phê duyệt; tổ chức hiệp đồng các mặt bảo đảm, thời gian, địa điểm tập kết, phương tiện...
Thành phần đoàn kiểm tra phải gồm những cán bộ có trình độ, khả năng phát hiện, nhận xét, đánh giá và đề xuất các biện pháp khắc phục khuyết điểm, hạn chế.
Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, cần xây dựng kế hoạch kiểm tra. Nội dung kế hoạch kiểm tra cần thể hiện được các nội dung:
Các nội dung kiểm tra, đối tượng kiểm tra, phương pháp tiến hành, người phụ trách kiểm tra, thời gian, địa điểm;
Nội dung, thành phần, thời gian, địa điểm các cuộc họp của đoàn kiểm tra và đoàn kiểm tra với đơn vị; Công tác bảo đảm cho kiểm tra; Các mẫu biểu quy định báo cáo của đơn vị; Phê duyệt kế hoạch kiểm tra.
Công tác kiểm tra được tiến hành theo trình tự sau: Cơng tác chuẩn bị; Soạn thảo và trình duyệt chỉ thị, kế hoạch; Quán triệt chỉ thị, thống nhất nội dung, phương pháp; phổ biến kế hoạch kiểm tra cho cán bộ đoàn kiểm tra.
Thực hành kiểm tra: Quán triệt chỉ thị, nội dung kiểm tra, phổ biến kế hoạch kiểm tra cho đơn vị được kiểm tra; thực hiện các nội dung kiểm tra theo kế hoạch; tổng hợp kết quả kiểm tra, dự thảo kết luận, ở bước này, các tổ kiểm tra đánh giá nhận xét kết quả kiểm tra nội dung được phân công, nộp cho thư ký đoàn kiểm tra để tổng hợp và báo cáo trưởng đồn kiểm tra; thơng báo và thống nhất nội dung kết luận với lãnh đạo, chỉ huy đơn vị được kiểm tra.
Hoàn thiện các văn bản để báo cáo người chỉ huy cấp kiểm tra và gửi các cơ quan liên quan; thông báo kết luận kiểm tra với đơn vị được kiểm tra.
Trong kết luận cần nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm, các mặt hạn chế, tồn tại đối chiếu với các chỉ tiêu kế hoạch và các chế độ, quy định; các biện pháp khắc phục thuộc trách nhiệm của đơn vị và của cấp kiểm tra, các kiến nghị đối với cấp trên.
Tiến hành phúc tra các nội dung cần khắc phục theo thời hạn đã quy định trong kết luận kiểm tra. Thông thường việc phúc tra do một tổ cán bộ thực hiện, thành phần do trưởng đoàn kiểm tra quy định.
Mối quan hệ giữa các biện pháp
Luận văn đã đưa ra 5 biện pháp quản lý đảm bảo TBGDDH ở trường Cao đẳng An ninh Nhân dân I, mỗi biện pháp có vị trí, vai trị, nội dung và cách thức thực hiện khác nhau, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau cùng nhau phát triển, mỗi giải pháp đều có thế mạnh riêng và có vị trí cần thiết trong q trình tổ chức triển khai thực hiện nội dung quản lý. Hay nói cách khác, mỗi biện pháp xét về mặt cấu trúc đó chính là những thành tố quan trọng không thể thiếu nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý của cán bộ quản lý đối với TBGDDH của nhà trường. Quá trình vận dụng, các chủ thể quản lý phải tiến hành các biện pháp một cách đồng bộ, có hệ thống, biện pháp này là tiền đề, là cơ sở cho biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau, tương tác nhau, thúc đẩy nhau cùng hồn thiện góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý.
Hệ thống các biện pháp là chỉnh thể thống nhất và toàn diện, tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế cần xem xét các yếu tố chi tiết để các biện pháp được sử dụng một cách hiệu quả nhất.