Đánhgiá chung và nguyên nhân hạn chế của thực trạng quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục dạy học tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i theo tiếp cận chuẩn hóa (Trang 57 - 63)

2.3. Thực trạng và nguyên nhân của thực trạng quản lý thiết bị

2.3.2. Đánhgiá chung và nguyên nhân hạn chế của thực trạng quản lý

* Đánh giá chung

Từ những kết quả phân tích thực trạng quản lý TBGDDH của trường CĐ ANND I, có thể rút ra những nhận xét, đánh giá như sau:

Một là: 04 chức năng quản lý TBGDDH như kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ

đạo, kiểm tra đánh giá đều được mọi người đánh giá tương đối khá. Nhìn chung các cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên trường CĐ ANND I đều nhận thức cơ bản về các chức năng quản lý. Các cán bộ quản lý trường CĐ ANND I làm việc trên tinh thần kế hoạch có quy trình, có khoa học. Ví dụ như quy trình mua sắm, quy trình sửa chữa, quy trình thanh lý tài sản, quy trình bảo trì máy móc,… Do đó cơng việc thực hiện quản lý TBGDDH tại trường đối với đa số cán bộ quản lý tương đối thuận lợi.

Hai là: Quản lý chức năng kế hoạch hóa cơng tác quản lý TBGDDH ở

trường CĐ ANND I, nhìn chung là tương đối tốt, tuy nhiên chưa có mặt nào nổi bật. Để trường quản lý tốt hơn nữa về TBGDDH thì tập thể nhân viên nhà trường mà nòng cốt là cán bộ quản lý phải tích cực triệt để thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Nếu quản lý tốt việc thực hiện kế hoạch thì kết quả trong tương lai sẽ đạt được như mong muốn. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên kiểm tra chặt chẽ các kế hoạch đã được phê duyệt. Nếu trục trặc ở khâu nào, bộ phận nào thì lập tức sử dụng những kế hoạch dự phịng để đạt được mục đích quản lý nói chung và quản lý TBGDDH nói riêng.

Ba là: Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý TBGDDH

ở trường CĐ ANND I, nhìn một cách tổng quát được xem ở mức khá. Vì vậy cịn phải tiếp tục hồn thiện ở một số mặt: Công tác tổ chức thực hiện kiểm kê TBGDDH định kỳ chưa thường xuyên. Việc tổ chức cử cán bộ phụ trách TBGDDH dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý TBGDDH cịn mang tính hình thức chưa thật sự tập trung cao độ. Tổ chức thực hiện xây dựng các quy định, quy chế, quy trình quản lý, sử dụng, cải tạo và bảo quản TBGDDH cần phải hoàn thiện hơn.Và mặt cuối cùng là việc tổ chức kiểm tra đánh giá sổ sách ghi rõ tình trạng TBGDDH cũng còn hạn chế.

Bốn là: Kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý TBGDDH ở trường

CĐ ANND I, về mặt khách quan xem xét đạt ở mức độ trung bình. Trong quản lý TBGDDH, không những trường CĐ ANND I làm tốt ba chức năng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo quản lý TBGDDH mà còn phải đảm bảo thực hiện tốt chức năng cuối cùng là kiểm tra đánh giá. Chức năng nào cũng quan trọng như nhau không thể xem nhẹ chức năng nào. Chính vì vậy việc quản lý TBGDDH của trường cần phải đề cao bốn chức năng trên và thực hiện đồng thời bốn chức năng trên. Có như vậy, nhà trường sẽ thấy được mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý TBGDDH của mình. Từ đó nhà trường sẽ khắc

phục mặt yếu đồng thời phát huy mặt mạnh. Có như vậy kết quả đạt được mới như mong muốn của nhà quản lý.

* Nguyên nhân hạn chế của thực trạng quản lý

Để đánh giá nguyên nhân dẫn đến thực trạng quản lý TBGDDH của trường CĐANND I còn một số hạn chế, yếu kém, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 95 giảng viên, cán bộ quản lý kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Nguyên nhân thực trạng quản lý TBGDDH ở trường Cao đẳng An ninh Nhân dân I

TT Nguyên nhân

Mức độ (%)

Đồng ý Không đồng ý

1 Do cơng tác kế hoạch, tài chính về quản lý TBGDDH

cịn có những tồn tại hạn chế 77.9 22.1

2 Nhận thức của cán bộ, giảng viên về quản lý TBGDDH

cịn có những tồn tại hạn chế 72.6 27.4

3

Công tác quản lý, sử dụng kinh phí trang bị, mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng TBGDDH cịn có những tồn tại hạn chế

88.4 11.6

4 Công tác kiểm tra của cấp trên về công tác quản lý

TBGDDH cịn có những tồn tại hạn chế 50.5 49.5

5 Công tác tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý TBGDDH

cịn có những tồn tại hạn chế 82.1 19.9

6 Trình độ, năng lực, chun mơn nghiệp vụ của cán bộ

quản lý TBGDDH cịn có những tồn tại hạn chế 88.4 11.6

7 Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong công

tác quản lý TBGDDH cịn có những tồn tại hạn chế 61.1 38.9

8 Thực hiện quy trình quản lý TBGDDH cịn có những tồn tại hạn chế 83.2 16.8 9 Phân cấp, phân công chức năng, quyền hạn quản lý

TBGDDH cịn có những tồn tại hạn chế 70.5 29.5

10 Văn bản, quy định, hướng dẫn về công tác quản lý

Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 2.8 cho ta thấy: Tất cả các yếu tố để nhận định và đưa ra để hỏi ý kiến giảng viên, cán bộ quản lý về ảnh hưởng của các nguyên nhân trên đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý TBGDDH đều được khẳng định là có ảnh hưởng và ảnh hưởng ở mức độ cao, cụ thể:

* Có bốn nguyên nhân được giảng viên, cán bộ quản lý là có ảnh hưởng ở mức độ cao nhất đến chất lượng quản lý TBGDDH lần lượt là: Cơng tác quản lý, sử dụng kinh phí trang bị, mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng TBGDDH dạy học (88.4%); Trình độ, năng lực, chun mơn nghiệp vụ của cán bộ quản lý TBGDDH dạy học (88.4%), Công tác tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý TBGDDH (82.1%), thực hiện quy trình quản lý TBGDDH dạy học (83.2%). Đây cũng là một thực tế bởi vì chỉ khi nào có kế hoạch, có biện pháp khách quan khoa học, đầu tư có trọng tâm trọng điểm thì mới xây dựng được hệ thống TBGDDH đầy đủ, hiện đại và đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đào tạo của trường và của Bộ Công an. Trong thực tế cho thấy, từ khi Trường CĐ ANND I, được nâng cấp lên Cao đẳng, đặt ra yêu cầu cấp thiết về TBGDDH như giảng đường, lớp học, kí túc xá, thư viện, …mà hệ thống TBGDDH cũ chưa thể đáp ứng ngay nhu cầu này,việc quản lý thiếu kế hoạch, không đồng bộ, kém chất lượng và lãng phí. Trước những yêu cầu đó dẫn đến việc đẩy nhanh trang bị TBGDDH đặc biệt là thiết bị giáo dục dạy học hiện đại, thực hiện có kế hoạch, đồng bộ, đảm bảo chất lượng và tránh lãng phí.Chính vì vậy, trong cơng tác quản lý TBGDDH cần thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng kinh phí trang bị, mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng TBGDDH. Mặt khác, trình độ, năng lực, chun mơn nghiệp vụ của cán bộ quản lý TBGDDH và việc chủ quan, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện quy trình quản lý TBGDDH cũng là một nhân tố chủ yếu dẫn đến tình trạng TBGDDH nhanh bị xuống cấp, hư hỏng và không đáp ứng được quá trình dạy học của nhà trường. Bên cạnh những nguyên nhân trên, các yếu tố như: Công tác kế

hoạch, tài chính về quản lý TBGDDH; nhận thức của cán bộ, giảng viên về quản lý TBGDDH; phân cấp, phân công chức năng, quyền hạn quản lý TBGDDH cũng được cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá là có ảnh hưởng ở mức tương đối lớn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý TBGDDH của nhà trường. Điều đó cũng là một thực tế, địi hỏi nhà quản lý phải có giải pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của những nguyên nhân này.

* Ba nguyên nhân được cán bộ, giảng viên đánh giá là có ảnh hưởng ở mức độ thấp hơn cả đó là: Cơng tác kiểm tra của cấp trên về công tác quản lý TBGDDH (50.5%); Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong công tác quản lý TBGDDH (61.5%); Văn bản, quy định, hướng dẫn về công tác quản lý TBGDDH (54.7%). Tuy nhiên cũng khơng khơng vì vậy mà chủ quan bỏ qua những nguyên nhân ảnh hưởng này. Bởi TBGDDH là tài sản chung của nhà trường và được nhiều đơn vị, cá nhân khai thức sử dụng. Do vậy nếu khơng có văn bản quy định, có cơ chế phối hợp và kiểm tra giám sát sẽ dẫn đến những sai phạm hoặc tâm lý của công, thiếu trách nhiệm trong việc khai thác, sử dụng và bảo quản TBGDDH.

Tiểu kết Chƣơng 2

Từ việc khảo sát, phân tích thực trạng TBGDDH, thực trạng quản lý TBGDDH của trường CĐANND I, cũng như phân tích các nguyên nhân thuận lợi, khó khăn trong cơng tác quản lý TBGDDH tại trường CĐ ANND I chúng tơi nhận thấy: Nhìn chung từ lãnh đạo nhà trường, các nhà quản lý đến cán bộ, giảng viên, nhân viên trường CĐ ANND I đều nhận thức được tầm quan trọng của TBGDDH, thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch. Dù chưa có quy chuẩn đầy đủ về quản lý TBGDDH, nhưng trường CĐ ANND I đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo quản, giữ gìn và sử dụng trang thiết bị hiện có để phục vụ cho hoạt động hiện đại. Tuy vậy, công tác quản lý TBGDDH ở trường CĐ ANND I cũng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là công tác thông báo và lập kế hoạch xây dựng, bảo quản TBGDDH. Công tác kiểm tra quản lý TBGDDH chưa thường xuyên, chưa chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý TBGDDH của nhà trường. Từ thực trạng đó, chương 3 sẽ đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý TBGDDH ở trường CĐ ANND I trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ GIÁO DỤC DẠY HỌC TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN I

THEO TIẾP CẬN CHUẨN HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục dạy học tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i theo tiếp cận chuẩn hóa (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)