Xây dựng kế hoạch đảm bảo thiết bị giáo dục dạy học theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục dạy học tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i theo tiếp cận chuẩn hóa (Trang 78 - 80)

chuẩn hóa

* Mục đích của iện pháp

Lập kế hoạch là việc làm đầu tiên của nhà quản lý. Nó giúp nhà quản lý có ý thức về mục tiêu chung, lôi cuốn tất cả các cấp quản lý tham gia vào các giai đoạn xây dựng và thực thi kế hoạch, làm cho hệ thống phát triển theo kế hoạch như Luật Giáo dục đã chỉ rõ: “Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục”.

* Nội dung của iện pháp

Dự báo nhu cầu về giáo dục và đề ra mục tiêu giáo dục của nhà trường. Việc lập quy hoạch, kế hoạch quản lý TBGDDH là nhằm tối ưu hóa các TBGDDH hiện có, bằng cách chia tách, sát nhập, bổ sung, đầu tư xây dựng

TBGDDH của nhà trường theo nhu cầu đào tạo của Bộ Cơng an, của tình hình bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng.

* Nhân lực và cách thức thực hiện

Căn cứ hoàn cảnh, điều kiện thực tế của nhà trường và các quy định của Bộ Công an, Hiệu trưởng Trường CĐ ANNDI có thể lập các kế hoạch như: Kế hoạch mua sắm; kế hoạch nâng cấp, sửa chữa; kế hoạch sử dụng và bảo dưỡng, bảo trì... Các kế hoạch này phải được các phòng, ban, đơn vị chức năng tham mưu, đề xuất để Hiệu trưởng ban hành và thực hiện. Các đơn vị tham mưu, nhà quản lý phải dựa vào nhu cầu giáo dục, mục tiêu giáo dục của nhà trường, của ngành mà phác thảo ra nhu cầu về TBGDDH trong tương lai. Đó là nâng cấp, sửa chữa ngay các TBGDDH hư hỏng hoặc đã quá niên hạn sử dụng, tập trung vào việc sửa chữa và bảo trì, kiên cố hóa từng phần các TBGDDH để tiếp tục sử dụng… Sử dụng và bảo quản an toàn TBGDDH nhà trường, khơng để tình trạng thất thốt, khơng có hiện tượng cố ý làm hư hỏng, khi có sự cố phải có biện pháp khắc phục sửa chữa ngay.

Đầu năm học, cũng như cuối năm tài chính, Phịng Hậu cần phải khảo sát nhu cầu về TBGDDH của các đơn vị chức năng như: Phòng Quản lý đào tạo, Phịng Khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo, Phịng Quản lý nghiên cứu khoa học, Trung tâm Thư viện và tư liệu, các Bộ môn, Khoa, Trung tâm… để có căn cứ về chỉ tiêu đào tạo, số lượng, chất lượng TBGDDH để tham mưu cho Hiệu trưởng lập kế hoạch, xin cấp kinh phí hàng năm, lập kế hoạch sử dụng kinh phí đào tạo, kinh phí sửa chữa thường xun… có hiệu quả, đúng mục đích và đảm bảo TBGDDH thật sự hiện đại phục vụ quá trình dạy học của nhà trường.

Trên cơ sở kết quả hoạt động kiểm kê tài sản hàng năm, Phòng Hậu cần tham mưu cho Hiệu trưởng lập kế hoạch sử dụng và bảo quản TBGDDH. Khi lập kế hoạch sử dụng và bảo quản cần lưu ý một số điểm sau:

Từng học kỳ, tháng, tuần có kế hoạch cụ thể, thích hợp, xây dựng hồ sơ quản lý TBGDDH đối với từng bộ mơn, khoa, phịng và trung tâm của nhà trường.

Hồ sơ, sổ sách ghi chép rõ tình trạng TBGDDH để bàn giao, kiểm kê, giao trách nhiệm giữ gìn, bảo quản cho cán bộ phụ trách.

Giao cho tập thể khoa - phòng, tổ - đội hay bộ phận có liên quan đến sử dụng TBGDDH nhưng phải xác định rõ người chịu trách nhiệm chính.

Có chế tài cụ thể đối với việc sử dụng và bảo quản TBGDDH.

Thực hiện chế độ kiểm kê, sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết. Khơng sử dụng TBGDDH khi đã có hư hỏng, khi phát hiện có hư hỏng thì phải sửa chữa ngay.

Có bộ phận chuyên trách bảo vệ, kết hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài, phát huy tinh thần làm chủ của cán bộ, chiến sĩ trong nhà trường.

Tóm lại, xây dựng hồn chỉnh kế hoạch quản lý TBGDDH sẽ giúp Hiệu trưởng có tầm nhìn bao qt về hiện trạng TBGDDH của nhà trường. Từ đó, có sự phân phối nguồn lực, phân công các bộ phận và cá nhân hợp lý để chủ động công tác ngay từ đầu năm học. Việc xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch quản lý về TBGDDH sẽ đảm bảo được tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính mục đích. Đây là việc làm bắt buộc trong q trình quản lý nói chung và quản lý TBGDDH nói riêng đối với các cán bộ quản lý. Nội dung nhằm đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm trước, qua đó đề ra biện pháp khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm cho năm sau và kế hoạch phải mang tính mở, tính chi tiết để việc quản lý trở nên thuận lợi hơn.

3.1.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá trong đảm bảo thiết bị giáo dục dạy học tại trường Cao đẳng An ninh Nhân dân I theo yêu cầu chuẩn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục dạy học tại trường cao đẳng an ninh nhân dân i theo tiếp cận chuẩn hóa (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)