Khái quát về khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tại trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, hải phòng theo tiếp cận phát triển năng lực người học (Trang 57 - 59)

2.2.1. Mục đích của khảo sát

Hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học có vai trị rất lớn trong việc nâng cao chất lượng mơn Ngữ văn nói riêng và chất lượng giáo dục của Nhà trường nói chung để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. Môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ nên được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm, nhất là cơng tác quản lí hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. Từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy của giáo viên để nâng cao chất lượng dạy và học. Qua khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học ở trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu để thấy được hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh và sự quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn của cán bộ quản lý nhà trường. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh THCS.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

- Học sinh lớp 8,9: 647 học sinh

- Cán bộ quản lý nhà trường: 04 cán bộ quản lý

2.2.3. Nội dung khảo sát

* Đối với cán bộ quản lý nhà trường (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng):

Tiến hành khảo sát các vấn đề sau: - Một số thông tin cá nhân

- Những hiểu biết của cán bộ quản lý về phương pháp, nội dung, chương trình dạy học mơn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học.

- Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học.

- Những nhân tố ảnh hưởng tác động đến chất lượng dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học.

- Những thuận lợi và khó khăn của cán bộ quản lý đối với công tác quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học.

- Nguyện vọng đề xuất của cá nhân trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học.

* Đối với giáo viên:

- Một số thông tin về cá nhân giáo viên

- Những hiểu biết của giáo viên về phương pháp, nội dung, chương trình dạy học mơn Ngữ văn cấp THCS.

- Cách thức tổ chức các hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở cấp THCS. - Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học mà Ban giám hiệu áp dụng trong nhà trường.

- Những nhân tố ảnh hưởng tác động đến chất lượng dạy học môn Ngữ văn THCS.

- Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong hoạt động dạy học ở nhà trường Trung học cơ sở hiện nay.

- Nguyện vọng đề xuất của cá nhân trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực hiện nay.

- Một số thông tin cá nhân.

- Nhận biết của học sinh về phương pháp học tập theo tiếp cận phát triển năng lực ở trường THCS.

- Những nguyện vọng của học sinh trong hoạt động học tập môn Ngữ văn ở trường THCS.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phiếu hỏi để lấy ý kiến của đối tượng có liên quan trực tiếp đến công tác quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn của HS Trung học cơ sở theo tiếp cận phát triển năng lực người học.

2.3. Thực trạng về hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học ở trường THCS Võ Thị Sáu, quận Lê Chân, Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tại trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, hải phòng theo tiếp cận phát triển năng lực người học (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)