Thực trạng về hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tại trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, hải phòng theo tiếp cận phát triển năng lực người học (Trang 59 - 61)

2.3.1. Nhận thức về hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học năng lực người học

Qua thực tế điều tra tại trường THCS Võ Thị Sáu về tầm quan trọng của đổi mới hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học với đối tượng là 4/4 CBQL; 20/20 giáo viên dạy môn Ngữ văn; 647 học sinh ( lớp 8 + lớp 9). Kết quả cho thấy 4/4 = 100% CBQL; 20/20 = 100% giáo viên dạy môn Ngữ văn; 638/647= 98,6% học sinh ( lớp 8 + lớp 9) đánh giá cao tầm quan trọng của đổi mới hoạt động dạy học.

2.3.2. Thực trạng hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học năng lực người học

Hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học có vai trị quyết định trong việc nâng cao chất lượng GD môn Ngữ văn của nhà trường. Những năm qua BGH nhà trường đã chú ý quan tâm đến hoạt động đổi mới phương pháp trong DH nói chung và mơn Ngữ văn nói riêng. Hoạt động này do đồng chí Phó Hiệu trưởng chun mơn phụ trách trực tiếp. Ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường đã chỉ đạo đồng chí tổ trưởng tổ Khoa học xã hội, nhóm trưởng chun mơn Ngữ văn 6, 7, 8, 9 và GV xây dựng kế hoạch giảng dạy. Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ chung của nhà trường, BGH cùng tập thể

GV giảng dạy bộ môn Ngữ văn thời gian qua đã tập trung thực hiện một số nội dung sau: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học; Nghiên cứu, từng bước đổi mới PP DH; Khuyến khích, động viên HS trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học; Tiếp tục cải thiện CSVC, các đồ dùng, trang thiết bị phục vụ hoạt động DH.

Trong quá trình thực hiện, nhà trường xác định yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho sự thành công. Bởi vậy, BGH nhà trường đã chú trọng đến công tác tuyên truyền, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và duy trì thường xuyên các phong trào thi đua như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Phong trào thi đua “Hai tốt”; Phong trào thi đua “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và các phong trào thi đua khác do BGD&ĐT phát động nhằm từng bước nâng cao chất lượng GD của nhà trường.

Số liệu điều tra khảo sát cho thấy 100 % CBQL, GV và 98,6 % HS được điều tra cho rằng đổi mới hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học có vai trị quan trọng quyết định chất lượng DH.

Thời gian qua, nhà trường đang từng bước cải tiến, đổi mới PP DH, đặc biệt mới đây nhất là đổi mới hoạt động DH môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học nhằm động viên, khích lệ các em vươn lên trong học tập, phát huy và khơi dậy những khả năng sẵn có. Nhà trường đã lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Ngữ văn và xây dựng những chủ đề DH phù hợp với từng khối lớp, đã chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch.

Thực tế cho thấy chủ trương của nhà trường trong thời gian qua về đổi mới hoạt động DH môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học đã từng bước tạo được sự tiến bộ trong nhận thức và hành động của cả GV và HS. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện của nhà trường còn gặp khơng ít khó khăn từ nhiều phía, cả chủ quan và khách quan dẫn đến hiệu quả đạt được còn chưa cao, còn những hạn chế cần tiếp tục phải khắc phục trong thời gian tới.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học ở trường THCS Võ Thị Sáu, quận Lê Chân, Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tại trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, hải phòng theo tiếp cận phát triển năng lực người học (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)