Giải pháp 1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tại trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, hải phòng theo tiếp cận phát triển năng lực người học (Trang 83 - 86)

học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học

Nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học là phải nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. Tạo động lực nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng ngày càng cao phù hợp với thời kỳ đổi mới.

Hiện nay chúng ta thấy một tình trạng chung là nhiều giáo viên và học sinh chưa nhận thức đầy đủ vị trí vai trị của đổi mới phương pháp dạy học nói chung và mơn Ngữ văn nói riêng. Do vậy, đối với giáo viên chưa biết sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học một cách phù hợp và hiệu quả với đối tượng học sinh. Với học sinh các em còn lung túng khi tiến hành các hoạt động theo tiếp cận phát triển năng lực người học.

3.2.1.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận phát triển năng lực cho học sinh

* Mục đích: Giáo viên là những người đóng vai trị quan trọng trong việc

nâng cao chất lượng công tác đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học mơn Ngữ văn nói riêng. Giáo viên phải biết họ dạy cái gì? dạy như thế nào? Để thực hiện tốt điều này họ cần phải được bồi dưỡng đồng thời họ phải tự trau dồi kiến thức kỹ năng, trình độ chun mơn nghiệp vụ. Đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp và là nòng cốt giúp hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả.

* Nội dung và tổ chức thực hiện:

Dựa trên những yêu cầu chung của môn Ngữ văn kết hợp cùng với lịch tập

huấn dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng. Ban giám hiệu đã cử giáo viên cốt cán, nhóm trưởng, tổ trưởng chuyên môn của nhà trường tham gia tập huấn cơng tác này, phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý.

Ban giám hiệu lên kế hoạch tổ chức thu thập thơng tin phản hồi từ phía học sinh và giáo viên về cơng tác đổi mới phương pháp dạy học để có những chỉ đạo kịp thời. Mỗi giáo viên phải chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy của mình, phải có ý thức học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Giáo viên phải tạo điều kiện, khuyến khích để học sinh tự điều chỉnh học tập của mình nâng cao trình độ kiến thức thơng qua các hoạt động học tập.

Ban giám hiệu cần động viên khuyến khích giáo viên thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học và điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng tích cực chủ động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Tổ chức các chuyên đề, hội thảo để giáo viên thảo luận hiểu rõ về chủ trương đổi mới và sẵn sàng đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

Thường xuyên cập nhật văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đồng thời Ban giám hiệu triển khai kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở giáo viên thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo đó.

Ban giám hiệu phải triển khai cụ thể hoá nội dung kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ngay từ đầu năm học tới 100% giáo viên trong nhà trường. Chuẩn bị cơ sở vật chất cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.

3.2.1.2. Nâng cao nhận thức cho học sinh về việc học theo định hướng phát triển năng lực

* Mục đích: Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học

sinh trong nhà trường không chỉ nhằm mục đích đổi mới phương pháp giảng dạy, điều chỉnh quá trình giảng dạy của giáo viên mà cịn có mục đích giúp học sinh phát triển tồn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, từ đó có ý thức điều chỉnh hoạt động học tập của mình.

* Nội dung, tổ chức thực hiện:

Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động

ngoài giờ lên lớp để tuyên truyền, phổ biến đến các phụ huynh và học sinh đầy đủ mục đích và nâng cao nhận thức cho học sinh về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học chưa cao là do nhận thức của HS về hoạt động đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế. Các kết quả đạt được từ thực tế hoạt động học tập đem lại sẽ giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của dạy học theo định hướng phát triển năng lực. HS sẽ có thái độ nghiêm túc, hợp tác tích cực với giáo viên trong hoạt động dạy học. Các em sẽ coi việc học tập theo định hướng phát triển năng lực là hoạt động

bổ ích giúp các em đạt được mục tiêu học tập, các em sẽ thấy thoải mái chủ động trong các hoạt động học tập. Từ đó sẽ nâng cao nhận thức và trách nhiệm của học sinh học tập theo tiếp cận phát triển năng lực.

Đối tượng của dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực là học sinh vì vậy giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn cần thông qua kế hoạch, nội dung dạy học theo chủ đề để HS cần phải nắm được kế hoạch học tập ngay từ đầu năm học để các em chủ động có kế hoạch học tập và phấn đấu để có kết quả học tập tốt hơn.

Giáo viên cần khuyến khích HS chủ động trao đổi với thầy cô, bạn bè về những vấn đề chưa rõ ở môn học. Hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu tham khảo, tài liệu liên quan đến mơn học. Từ đó các em sẽ tự học để các em phát triển khả năng tự học theo mục tiêu môn học và khả năng tự học tập suốt đời.

* Điều kiện thực hiện:

Học sinh được tiếp cận với các tài liệu tham khảo của các môn học. Học sinh tìm tịi, sưu tầm tài liệu liên quan đến môn học qua tài liệu học sinh xác định được mục tiêu môn học để tự phát triển các năng lực chung cốt lõi và các năng lục mà môn học Ngữ văn hướng đến như năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tại trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, hải phòng theo tiếp cận phát triển năng lực người học (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)