Giải pháp 8 Tăng cường kiểm tra và đánh giá hoạt động dạy học môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tại trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, hải phòng theo tiếp cận phát triển năng lực người học (Trang 101 - 104)

Ngữ văn theo tiếp cận phát triển năng lực người học

3.2.8.1. Mục tiêu của giải pháp.

Kiểm tra đánh giá nhằm xác định hiện quả, thúc đẩy các hoạt động dạy học, phù hợp đáp ứng quan điểm chỉ đạo dạy theo phát triển năng lực phẩm chất người học.

3.2.8.2. Tổ chức thực hiện.

Kế hoạch kiểm tra đánh giá phải được thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch đã xây dựng. Tất cả các bài kiểm tra từ 45 phút trở lên đều được BGH nhà trường chỉ đạo đồng loạt cùng một thời gian cho một khối, coi chéo giáo viên và rọc phách chấm chéo. Học sinh có thể được phân nhóm, đề khác nhau giữa nhóm 1 và nhóm 2 để đảm bảo tính đối tượng.

Tổ chức tốt việc ôn tập kiến thức cho học sinh trước khi kiểm tra. Tổ chức bắt thăm đề bài trong ngân hàng đề.

Kiểm tra cơ sở vật chất: máy photo, hệ thống điện, lượng thời gian hợp lí để có thể hồn thành chuẩn xác nhiệm vụ sao in đề.

Xử lý nghiêm khắc đối với những cá nhân không thực hiện nghiêm túc quy chế.

Trong quản lí cơng tác thực hiện kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá cần chú trọng trong khâu coi và chấm kiểm tra. Như số liệu phản ánh trong chương 2 của luận văn, công tác coi, chấm kiểm tra luôn được BGH chỉ đạo sát sao, quan tâm và điều chỉnh sau mỗi kì kiểm tra. Tuy nhiên một số hiện tượng như học sinh không học bài vẫn quay cóp và trao đổi, một số giáo viên chưa làm hết trách nhiệm của mình trong cơng tác coi và chấm trả bài kiểm tra. Tình trạng giáo viên cịn mắc bệnh thành tích, tự điều chỉnh điểm của học sinh vẫn còn. Điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra đánh giá. Do vậy công tác quản lý coi, chấm kiểm tra cần được thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra định kì Thứ hai: Kiểm tra bài chấm của giáo viên.

Thứ ba: Kiểm tra việc nhập điểm của giáo viên.

- Việc tổ chức tập huấn quy trình kiểm tra đánh giá.

Bước 1. Xác định mục đích đánh giá

Bước 2. Tổ chức, chỉ đạo lựa chọn hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá

Bước 3. Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng

với các nội dung đó, tỷ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá.

1. Liệt kê những nội dung cần đánh giá (cho kỳ kiểm tra tương ứng).

Kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng của các môn học. Các khối lớp cần thảo luận các nội dung kiểm tra đánh giá cho các kì kiểm tra phải tổng quát được mục tiêu cần đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Khi xây dựng nội dung kiểm tra cần chú trọng:

- Đối tượng học sinh.

2. Xác định bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó với tỷ lệ giữa các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích của kỳ kiểm tra.

Bước 4. Viết câu hỏi kiểm tra ứng với nội dung và bậc nhận thức của nội dung đó.

Bước 5. Tổ chức tổ hợp thành đề kiểm tra

Sau khi có đủ các câu hỏi ứng với các nội dung và bậc nhận thức tương ứng, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tổ hợp các câu hỏi thành đề kiểm tra đúng với tỉ lệ đã quy định trong ma trận nội dung - bậc nhận thức và được phê duyệt của Hiệu trưởng

Bước 6. Phân tích đề

Trước khi in ấn, người phụ trách cần kiểm tra, phân tích đề bằng cách làm bài với tư cách là học sinh. Trong quá trình làm bài sẽ phát hiện những sai sót có thể và độ dài của bài kiểm tra (thông thường, giáo viên cần 2/5 đến 1/2 thời gian so với thời lượng làm bài của học sinh là phù hợp).

Bước 7. In ấn đề, chuẩn bị tâm thế, các điều kiện khác cho học sinh làm bài kiểm tra.

Sau khi đề kiểm tra được thẩm định và đánh giá Phó hiệu trưởng là người trực tiếp in sao đề theo số lượng và đóng gói theo sĩ số học sinh của từng khối lớp. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra nhà trường tiến hành kiểm tra đánh giá.

Bước 8. Chấm bài

Nhà trường tổ chức chấm chung theo từng tổ khối. Với loại bài kiểm tra được tiến hành theo các trình bày ở trên, bài kiểm tra dễ chấm và dễ cho điểm chính xác bởi vì ngay sau khi làm xong, học sinh cũng có thể tự đánh giá mức độ hồn thành bài kiểm tra của mình. Vấn đề quan trọng là lời phê của giáo viên. Tránh việc chỉ cho điểm, hoặc những lời phê “vô hồn” như tốt, khá, v.v….

Bước 9. Chi chép điểm và nhận xét cho từng học sinh trong sổ điểm của giáo viên, lưu ý các trường hợp đặc biệt (đặc biệt xuất sắc, kém v.v…).

Sau khi giáo viên chấm bài xong, nộp về cho tổ khảo thí trong đó phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn là người chỉ đạo trực tiếp cả tổ khảo thí nhập

điểm. Căn cứ vào kết quả đó Ban giám hiệu đánh giá khen thưởng những lớp có chất lượng cao, kịp thời nhắc nhở giáo viên và học sinh những lớp kết quả thấp. Dựa vào đó giáo viên điều chỉnh cách dạy, cách học. Giáo viên nhận bài kiểm tra ghi điểm vào sổ, nhận xét chi tiết cho từng học sinh (đặc biệt là học sinh xuất sắc, yếu, kém)

Bước 10. Trả bài và nhận xét

Đây là khâu quan trọng của quy trình kiểm tra đánh giá. Cần cho học sinh những lời nhận xét chân tình, gợi ý, giúp đỡ để học sinh khơng phạm lại sai lầm, cố gắng học tập để đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra sau.

Sau khi chấm xong nhập điểm thi vào máy tính, phát kết quả về cho các lớp. Căn cứ vào bảng điểm giáo viên sẽ có kế hoạch phụ đạo cho học sinh đồng thời Ban giám hiệu căn cứ vào đó để đánh giá giáo viên.

3.2.8.3. Điều kiện thực hiện

- Xây dựng các văn bản như các quy chế hoạt động chuyên môn, các kế hoạch phục vụ chuyên môn, kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường.

- Ban giám hiệu quán triệt các văn bản chỉ đạo tạo điều kiện, cơ sở pháp lý để phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và các tổ viên tham gia quản lý và cùng thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn ngữ văn tại trường trung học cơ sở võ thị sáu, quận lê chân, hải phòng theo tiếp cận phát triển năng lực người học (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)