Một số GV và HS cho rằng việc thực hiện các hình thức KTĐG chưa nghiêm túc là do một số GV không cho HS kiểm tra miệng mà chuyển số điểm kiểm tra miệng thành bài kiểm tra 15 phút hoặc GV cho rằng chỉ cần 01 điểm miệng là đảm bảo quy chế nên ít tiến hành kiểm tra thường xun. Chính điều đó đã làm HS suy nghĩ sai lệch, các em cho rằng chỉ cần 1 điểm miệng là xong nên khơng có ý thức chuẩn bị bài và ôn bài trước khi đến lớp. Hoặc có HS chỉ ơn 1 bài để xung phong trả lời lấy điểm cao. Những câu hỏi vận dụng khó hoặc những tình huống vận dụng thực tiễn HS rất ngai trả lời. Những điều nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
2.4.8.3. Thực trạng việc thực hiện quy trình kiểm tra đánh giá của nhà trường
Để tìm hiểu sự hiểu biết của CBQL và GV về quy trình kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực của HS, trong phiếu khảo sát đã đưa ra 10 bước trong quy trình KTĐG khơng theo trình tự và yêu cầu sau đó các CBQL và GV sắp xếp lại cho đúng.
Bảng 2.4.3.1 đưa ra 3 cột, cột thứ nhất là thứ tự các bước trong quy trình; cột thứ hai là các bước trong quy trình kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực của HS sắp xếp không theo thứ tự; cột 3 yêu cầu CBQL và GV ghi số thứ tự từ bước 1 đến bước 10 theo suy nghĩ của họ.
Bảng 2.10. Các bước cơ bản trong quy trình kiểm tra đánh giá KQHT của HS THCS
TT Các bước trong quy trình đưa ra hỏi CBQL và GV
CBQL, GV xếp thứ tự
1 Xác định mục đích của đánh giá
2
Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỷ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá.
3 Xác định hình thức kiểm tra đánh giá 4 Phân tích đề
5 Viết câu hỏi kiểm tra ứng với nội dung và bậc nhận thức với nội dung đó.
6 In ấn đề, chuẩn bị tâm thế, các điều kiện khác cho học sinh làm bài kiểm tra.
7 Viết câu hỏi kiểm tra ứng với nội dung và bậc nhận thức với nội dung đó.
8 Chấm bài
9 Ghi chép điểm và nhận xét cho từng học sinh trong sổ điểm của giáo viên, lưu ý các trương
hợp đặc biệt.
10 Trả bài và nhận xét
Câu trả lời đúng cho thứ tự đúng của quy trình kiểm tra đánh giá kết quả đã đưa trên đây là: 13257468910. Các bước đưa ra trong bảng cần sắp xếp lại tạo thành quy trình đúng như sau:
Bước 1: Xác định mục đích của đánh giá Bước 2: Xác định hình thức kiểm tra đánh giá
Bước 3: Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỷ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá.
Bước 4: Viết câu hỏi kiểm tra ứng với nội dung và bậc nhận thức với nội dung đó.
Bước 5: Sau khi có đủ các câu hỏi ứng với nội dung và bậc nhận thức tương ứng, người phụ trách tổ hợp các câu hỏi thành đề kiểm tra đúng với tỷ lệ đã quy định trong ma trận nội dung - bậc nhận thức.
Bước 6: Phân tích đề
Bước 7: In ấn đề, chuẩn bị tâm thế, các điều kiện khác cho học sinh làm bài kiểm tra.
Bước 8: Chấm bài
Bước 9: Ghi chép điểm và nhận xét cho từng học sinh trong sổ điểm của giáo viên, lưu ý các trương hợp đặc biệt.
Bước 10: Trả bài và nhận xét
Sau khi khảo sát thực trạng chỉ có duy nhất 1 Hiệu trưởng trả lời đúng 10 bước trong quy trình đánh giá. Có 02 giáo viên chiếm tỷ lệ 10 % sắp xếp đúng các bước trong quy trình. Căn cứ vào kết quả trên chúng ta thấy giáo viên khơng nắm rõ quy trình kiểm tra đánh giá cụ thể:
Với bước xác định mục đích kiểm tra đánh giá nhà trường chưa xác định rõ mục đích của kiểm tra đánh giá là cho ai? Để làm gì? Chưa động viên khuyến khích được người học, chưa tạo động lực để học sinh tích cực học tập. Bước xác định phương pháp đánh giá, xây dựng nội đánh giá chưa phù hợp với từng bậc
nhận thức nên chưa đáp ứng được mục tiêu đánh giá. Khâu cuối cùng đó là: trả bài và nhận xét Ban giám hiệu và giáo viên chưa thật quan tâm nên sự sai sót độ khó, độ dài của đề có thể vẫn xảy ra.
2.4.8.4. Thực trạng việc tổ chức để giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh qua các kì KTĐG
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng những lại là khâu quan trọng của quá trình dạy học. Kết quả kiểm tra đánh giá sẽ giúp giáo viên theo dõi và thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp và mục tiêu dạy học và giáo dục. Khích lệ động viên học sinh để học sinh có phương pháp và động lực tích cực học tập hơn. Qua khảo sát có thể thấy việc tổ chức các kì kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn chưa đạt được điều đó vì ngun nhân chính là do việc tổ chức các kì kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn là chưa nghiêm túc. Với câu hỏi “ Đánh giá mức độ nghiêm túc trong kiểm tra môn Ngữ văn ”; Kết quả khảo sát là: 2/20 = 10% giáo viên trả lời là rất nghiêm túc, 9/20= 45% giáo viên trả lời là nghiêm túc, 9/20 = 45% giáo viên trả lời là chưa nghiêm túc. Ý kiến của học sinh: 35/647 = 5.41 % học sinh cho rằng rất nghiêm túc; 285 /647 = 44.05% học sinh trả lời là nghiêm túc; 327 /647 = 50.54 % cho rằng chưa nghiêm túc.
Qua công tác thanh tra giám sát việc tổ chức các kì kiểm tra đánh giá nói chung và KTĐG môn Ngữ văn nói riêng cho thấy các kì kiểm tra chưa thực sự nghiêm túc. Một số GV chưa thực sự nghiêm túc, trách nhiệm trong cơng tác coi thi cịn hiện tượng giáo viên làm việc riêng khi coi thi. Học sinh còn thiếu trung thực trong thi cử vẫn có hiện tượng sử dụng tài liệu và chép bài của nhau. Chính vì vậy kết quả học tập của học sinh chưa được đánh giá.