theo quan điểm tiếp cận năng lực.
3.2.5.1. Mục đích của giải pháp:
- Nhằm giúp giáo viên nắm rõ, nhận thức sâu sắc chủ trương chỉ đạo về đổi mới chương trình sách giáo khoa; của Nghị Quyết 88/2014; quán triệt việc đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm phát huy năng lực, phẩm chất người học.
- Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nâng cao nhận thức, có ý thức trách nhiệm thực hiện tốt các hoạt động dạy học môn Ngữ văn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
3.2.5.2. Tổ chức thực hiện:
- Tổ chức tập huấn nhằm quán triệt quan điểm đổi mới phương thức dạy học từ quan điểm dạy học theo tiếp cận nội dung sang việc dạy học theo quan điểm tiếp cận nâng lực. là phương thức dạy học nhằm phát huy năng lực của người học, giúp học sinh phát huy năng lực tự học, rèn kĩ năng nghe – nói – viết – diễn đạt trước tập thể; khả năng hoạt động nhóm; khả năng tự hệ thống kiến thức….. mặc khác giúp giáo viên có tư thế, tâm thế dạy học theo phương pháp
mới: thực sự là người hướng dẫn khéo léo, sáng tạo dẫn dắt học sinh tiếp nhận kiến thức hình thành những kĩ năng cơ bản trong quá trình học tập…..
- Ban Giám hiệu nhà trường thành lập ban chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nói chung và ở bộ mơn Ngữ văn nói riêng, coi đây là cuộc “cách mạng” trong giáo dục. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra sát sao việc thực hiện đổi mới dạy học của giáo viên.
+ Yêu cầu và hướng dẫn tổ chuyên môn nghiên cứu, trao đổi và thống nhất phương pháp dạy các tiết theo chuẩn kiến thức kỹ năng nhất là các bài hay bài khó; cần tạo điều kiện cao nhất (về thời gian, cơ sở vật chất và nhất là kinh phí) để các tổ, nhóm tổ chức các chun đề, sinh hoạt ngoại khoá mời các giáo sư, chuyên gia về giảng dạy đến trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm và góp ý kiến xây dựng cách đổi mới phương pháp.
+ Cần hướng dẫn và quán triệt việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. Giáo viên cần phải chú ý đến trình độ kiến thức, đặc điểm tâm lý, khả năng nhận thức, trình độ tư duy và hồn cảnh sống cũng như điều kiện học tập của học sinh từ đó mới có được cách giảng dạy phù hợp.
+ Nghiên cứu một cách có hệ thống các kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết và phổ biến rộng rãi đến GV giúp học có ý thức và cách thức đổi mới phương pháp dạy học sao cho đạt được hiệu quả cao nhất
- Khảo sát đội ngủ GV về nhận thức, nguồn lực chuyên môn và điều kiện đổi mới phương pháp dạy học, phân loại GV để có kế hoạch bồi dưỡng.
- Tổ chức học tập, biên soạn các tài liệu tham khảo, soạn giáo án thể hiện được phương pháp dạy học mới; đổi mới cách soạn bài đảm bảo thực hiện được các nội dung chính sau:
+ Đổi mới thiết kế bài giảng theo hướng tổ chức tốt các hoạt động của HS + Đổi mới hình thức tổ chức dạy học
+ Áp dụng cơng nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm phục vụ tốt quá trình nhận thức của HS.
Việc thay đổi phương pháp sao cho phù hợp với nội dung. Phương pháp dạy học tích cực thực chất là sự kết hợp nhiều phương pháp một cách hợp lý, thay đổi hình thức tổ chức dạy học nhưng tất cả cũng nhằm thực hiện khắc phục lối truyền thụ một chiều, máy móc, khuyến khích tư duy sáng tạo, chủ động tích cực của người học.
3.2.5.3 Điều kiện thực hiện
- Tổ chức cho các tổ chun mơn, nhóm bộ mơn xây dựng bài dạy mẫu sử dụng tốt đổi mới phương pháp dạy học, dạy thử nghiệm, rút kinh nghiệm bài dạy từ đó thống nhất chung trong tồn trường.
- Cải thiện cơ sở vật chất sắp xếp sao cho phù hợp với phương án tổ chức lớp học theo mơ hình mới; trang bị thêm điều kiện dạy học như các phòng học bộ môn, thiết bị dạy học theo hướng hiện đại và hệ thống mạng internet.
- Trong điều kiện hồn cảnh mới, chương trình SGK mới, địi hỏi chúng ta phải tích cực nghiên cứu chỉ đạo để giáo viên nhanh chống tiệp cận hình thức dạy học theo phát triển năng lực phẩm chất người học.