theo tiếp cận phát triển năng lực người học
3.2.2.1. Mục đích của giải pháp.
- Nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của chương trình dạy học, về thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng đặc biệt là quyết định 88/2014/QH13: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”.
- Đảm bảo quản lý chặt chẽ việc thực hiện đúng chương trình dạy học và nội dung kiến thức truyền đạt, đảm bảo đầy đủ các điều kiện về chuyên mơn để GV thực hiện chương trình dạy học đúng tiến độ năm học và đạt được mục tiêu đề ra.
- Tạo cho giáo viên thói quen và khả năng xây dựng kế hoạch dạy học khoa học, sáng tạo có hiệu quả.Tăng cường kỷ cương nề nếp dạy học trong dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay.
3.2.2.2. Tổ chức thực hiện.
- Mục tiêu đào tạo cấp THCS được thể hiện trong chương trình giảng dạy các bộ mơn theo quy định của Bộ GD - ĐT. Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chương trình là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi GV, trên cơ sở đó người quản lý phải xây dựng chương trình giảng dạy theo khung quy định của Bộ GD-ĐT làm cơ sở quản lý việc chương trình giảng dạy của đơn vị.
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ và khả năng của từng giáo viên , nhà trường phân công nhiệm vụ giảng dạy và yêu cầu giáo viên phải căn cứ chương trình dạy học bộ mơn đã ban hành và tự xây dựng kế hoạch dạy học của mình, nghiêm túc thực hiện kế hoạch dạy học, được cụ thể hóa bằng nội dung các bài giảng đảm bảo mục tiêu, nội dung, phương pháp, thực hiện việc dạy học theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất học sinh.
- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các hiện tượng cắt xén chương trình.
Để quản lý tốt việc thực hiện chương trình và nội dung giảng dạy bộ môn, nhà trường phải thực hiện các công việc sau:
+ Nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập nhiệm vụ năm học triển khai nhiệm vụ tới từng bộ phận trong nhà trường; triển khai đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của ngành về chương trình giảng dạy các bộ mơn như khung chương trình- quyết định chương trình giảng dạy của đơn vị, chú ý các nội dung được giảm tải, đặc biệt là khung chương trình của lớp 6 “trường học mới Việt Nam”
+ Căn cứ kế hoạch được duyệt, GV soạn bài theo phân phối chương trình, bài soạn phải đảm bảo các yêu cầu: Đảm bảo thực hiện được mục tiêu từng bài học, nội dung kiến thức khoa học chính xác, phù hợp với từng đối tượng HS, phương pháp truyền đạt từng nội dung hợp lý, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người học, chú ý sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học vào từng tiết dạy;
có kế hoạch chỉ đạo thường xuyên kiểm tra bài soạn của GV, đảm bảo trước khi lên lớp GV phải có giáo án. Giáo án phải được tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, duyệt từng tháng, từng tuần và tổ chức hoạt động dự giờ thăm lớp của các tổ chuyên môn theo kế hoạch hàng năm.
+ Có kế hoạch kiểm tra hàng tuần việc thực hiện chương trình thơng qua việc ghi sổ đầu bài, trước là GV chủ nhiệm kiểm tra việc thực hiện giảng dạy của giáo viên bộ mơn đối với lớp mình và báo cáo kịp thời cho Hiệu trưởng những trường hợp khơng thực hiện nghiệm túc chương trình theo quy định. Nếu phát hiện có sự sai sót hoặc thực hiện chưa đúng giáo viên chủ nhiệm lớp báo đến GV bộ môn và yêu cầu GV có biện pháp khắc phục hoặc báo với hiệu trưởng chấn chỉnh.
+ Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng cũng thường xuyên dự giờ của GV theo quy định của ngành để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chun mơn, nghiệp vụ của GV được thể hiện Trong việc thực hiện chương trình giảng dạy.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
- Để thực hiện tốt biện pháp trên, Hiệu trưởng nhà trường nên quan tâm đảm bảo các điều kiện thiết yếu sau: những nội dung mới bổ sung hoặc điều chỉnh trong chương trình giảng dạy.
- Phân công giảng dạy hợp lý, ổn định đối với mỗi năm học, tránh làm xáo trộn, thay đổi GV làm ảnh hưởng tới kế hoạch dạy học bộ môn của GV.
- Hiệu trưởng chỉ đạo kịp thời lập thời khóa biểu hợp lý, khoa học, đảm bảo quyền lợi học tập của HS và dùng thời khóa biểu QL giảng dạy hàng ngày qua đó nắm bắt việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV.