Lập kế hoạch bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh nam định đáp ứng chuẩn hiệu trưởng (Trang 37 - 40)

1.4. Quảnlý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non theo

1.4.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng

Việc lập kế hoạch là quyết định trước hết cần phải làm gì, làm như thế nào, làm khi nào và ai làm. Lập kế hoạch còn là hoạt động suy tính, dự báo từ trước cho mọi cơng việc, địi hỏi phải có sự bàn bạc, cân nhắc thảo luận thống nhất của nhiều người. Việc lập kế hoạch sẽ thay thế cho sự hoạt động rời rạc, manh mún, tuỳ tiện và nó là cơ sở để đảm bảo cho quá trình quản lý đạt hiệu quả.

Những nội dung cụ thể của lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đạt Chuẩn HT gồm:

- Trên cơ sở của kết quả đánh giá HT trường MN theo chuẩn, nhà quản lý thành lập tổ chuyên gia tiến hành phân tích nhu cầu đào tạo và thiết kế chương trình bồi dưỡng.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng bao gồm: mục tiêu bồi dưỡng; lực lượng tham gia bồi dưỡng và đối tượng được bồi dưỡng (theo các chuyên đề chung và cụ thể); thời gian, địa điểm và các điều kiện để thực hiện bồi dưỡng; phương thức đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Do vậy có thể ví việc lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN theo Chuẩn như việc thiết kế ngôi nhà trong xây dựng. Thiết kế hợp lí, logic, khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế về các nguồn lực và các tác động

từ bên ngoài là cơ sở ban đầu rất quan trọng, mang tính định hướng cho việc xây dựng kế hoạch đạt kết quả mong muốn. Vì vậy khi quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN theo Chuẩn, nhiệm vụ khởi đầu mang tính quyết định của chủ thể quản lý (Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT) cần làm là lập kế hoạch bồi dưỡng, nhằm giúp cho các lực lượng tham gia bồi dưỡng biết được cái đích cần đạt tới trong bồi dưỡng HT trường MN theo Chuẩn; nhìn thấy những điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ HT của từng huyện (thành phố) cũng như các cơ hội, những thách thức từ bên ngoài đối với nhiệm vụ bồi dưỡng; biết được nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng HT của từng Phịng GD&ĐT. Từ đó, đưa ra định hướng và xác định được các biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu xác định.

1.4.1.1. Thiết lập mục tiêu bồi dưỡng

Mục tiêu là cái đích phải đạt tới, là trạng thái mong muốn, khả thi và cần thiết trong tương lai của bồi dưỡng HT trường MN đáp ứng Chuẩn. Trong quá trình bồi dưỡng, mục tiêu cuối cùng phải đạt được là các phẩm chất năng lực chuyên môn, năng lực quản lý của người HT được phát triển.

Trước hết cần xác định mục tiêu chung của bồi dưỡng HT trường MN đáp ứng Chuẩn. Mục tiêu chung là điểm xuất phát, định hướng, chi phối vận động của tồn bộ q trình quản lý hoạt động bồi dưỡng HT; là cơ sở để xác định mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ cụ thể, các nguồn lực và các biện pháp tiến hành bồi dưỡng HT. Có thể nói, xác định mục tiêu chung cho hoạt động

bồi dưỡng HT trường MN đáp ứng Chuẩn là tiền đề quan trọng nhất để tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng HT đạt hiệu quả.

- Mục tiêu bồi dưỡng HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT cần đảm bảo 7 nguyên tắc sau:

+ Mục tiêu phải cụ thể: mục tiêu là cái đích phải đạt tới nên cần phải rõ ràng, cụ thể giúp người thực hiện thấy rõ được kết quả cần đạt được sau sau quá trình bồi dưỡng HT;

+ Mục tiêu phải đo lường được: mục tiêu phải thể hiện rõ mức độ cần đạt qua bồi dưỡng HT để thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá sau này;

+ Mục tiêu phải phù hợp: mục tiêu phải phù hợp với khả năng thực hiện trong bối cảnh nhất định và đem lại hiệu quả hữu ích cho HT, nhà trường và xã hội;

+ Mục tiêu phải khả thi, vừa sức: nhằm đảm bảo cho chủ thể quản lý và đối tượng quản lý thực hiện được mục tiêu;

+ Mục tiêu phải có thời hạn: mục tiêu phải chỉ ra được thời hạn thực hiện;

+ Mục tiêu phải hiệu quả: mục tiêu phải chỉ ra được kết quả và hiệu quả cần đạt được của việc bồi dưỡng HT;

+ Mục tiêu phải thực tế: mục tiêu phải sát với tình hình thực tế và đáp ứng nhu cầu thực tế.

1.4.1.2. Xây dựng nội dung bồi dưỡng

Để đạt được mục tiêu bồi dưỡng HT trường MN đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, phải xây dựng được nôi dung bồi dưỡng theo Chuẩn; cần sử dụng Chuẩn làm “hệ quy chiếu”, theo đó căn cứ hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn, cùng với yêu cầu đặc trưng lao động nghề nghiệp của người HT trường MN để xác định phẩm chất, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý cần tập trung trong thời gian bồi dưỡng. Vì thế, xây dựng nội dung theo định hướng của Chuẩn cần thực hiện đầy đủ khối kiến thức chung cơ sở và khối kiến bổ trợ theo quy định của Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL và giáo viên cấp học MN. Ngoài ra, cần lựa chọn các tiêu chuẩn, tiêu chí mà qua khảo sát thấy đội ngũ HT cịn yếu để bồi dưỡng.

1.4.1.3. Xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung bồi dưỡng

Tổ chức hoạt động bồi dưỡng HT trường MN theo phương thức khác nhau có kế hoạch thực hiện các nội dung bồi dưỡng khác nhau. Tuy nhiên sự khác nhau chủ yếu là các quy định về thời gian và các yêu cầu về nội dung

bồi dưỡng, về cơ bản để xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung bồi dưỡng cần thực hiện một số yêu cầu cơ bản sau:

- Xác định những nhiệm vụ với kết quả cụ thể cần đạt được;

- Lập kế hoạch thực hiện cho từng nhiệm vụ với thời gian rõ ràng; - Tính tốn nguồn lực cần thiết cho từng nhiệm vụ;

- Phân công trách nhiệm cho từng bộ phận;

- Quy định cơ chế hỗ trợ, phối hợp giữa các tác nhân bồi dưỡng HT; - Xác định các chuẩn đo đạc/tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng HT trường MN đáp ứng Chuẩn;

- Quy định chế độ báo cáo kết quả thực hiện công việc của từng nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh nam định đáp ứng chuẩn hiệu trưởng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)