Khái quát tình hình kinh tế xã hội và giáo dục tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh nam định đáp ứng chuẩn hiệu trưởng (Trang 51)

2.1.1. Về kinh tế - xã hội

Nam Định là một tỉnh duyên hải, nằm ở phía Nam Đồng Bằng Bắc Bộ, với diện tích 1.669,36 km2, 72 km bờ biển, phía Đơng giáp với tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam.

Tỉnh Nam Định có 9 huyện và 01 thành phố (đô thị loại 1 trực

thuộc tỉnh), với 229 xã, phường, thị trấn. Sản xuất chính là nơng nghiệp,

cơng nghiệp dịch vụ chưa phát triển mạnh, phần lớn tập trung ở thành phố Nam Định, dệt may là ngành cơng nghiệp chủ yếu của địa phương. Tình hình an ninh chính trị, quốc phịng được giữ vững và ổn định.

Nam Định là đất học, vùng địa linh nhân kiệt, quê hương của rất nhiều vị trạng nguyên, khoa bảng nổi tiếng của đất nước. Trong suốt bề dày lịch sử, Nam Định luôn phát huy được truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của cha ông.

2.1.2. Về giáo dục và đào tạo

Cùng với sự phát triển giáo dục của đất nước, sự nghiệp GD&ĐT cuả tỉnh Nam Định ngày càng được phát triển vững chắc.

- Quy mô trường, lớp được phân bố rộng khắp trên địa bàn 10 huyện, thành phố. Năm học 2015 - 2016, tồn tỉnh có 871 trường, trong đó có 17 trường chất lượng cao.

Số lượng học sinh được duy trì và phát triển. Đã có 111.996 cháu đến trường, lớp MN. Học sinh tiểu học có 144.297 em. Học sinh trung học cơ sở có 99.262 em. Học sinh trung học phổ thơng có 48.182 em. Học sinh giáo dục thường xuyên: 3.964 em. Học sinh trường Cao đẳng và Trung cấp nghề: 2.130 em.

- Cơ sở vật chất trường, lớp đang tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa để thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường học và xây dựng trường chuẩn quốc gia đáp ứng tiêu chí nơng thơn mới của huyện, của tỉnh. Đến nay tồn tỉnh có số trường đạt chuẩn quốc gia: 615 trường (72,1%); có 286 trường được cơng nhâ ̣n đạt chuẩn Xanh - Sạch - Đe ̣p - An toàn.

Bảng 2.1: Quy mô, mạng lưới trường, lớp năm học 2015 - 2016

STT Cấp học Trƣờng Trong đó Lớp Trong đó Cơng lập Ngồi cơng lập Công lập Ngồi cơng lập 1 Mầm non 266 262 4 3.915 3.539 376 Nhóm trẻ 0 0 0 1.181 955 226 Lớp Mẫu giáo 0 0 0 2.734 2.584 150 2 Tiểu học 293 293 0 4.612 4.612 0 3 Trung học cơ sở 237 237 0 2.929 2.929 0 4 Trung học phổ thông 57 45 12 1.348 1.221 127 5 Giáo dục thƣờng xuyên 15 15 0 139 139 0 6 Trung cấp, Cao đẳng trực thuộc 3 3 0 42 42 0 Tổng cộng 871 855 16 12.996 12.493 503

(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định)

- Tổng số CBQL, giáo viên, nhân viên năm học 2015-2016: 27.411 người. Trong đó số CBQL là 2.183 người (cấp học MN có 644 CBQL).

Bảng 2.2: Thống kê đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên năm học 2015 - 2016

STT Cấp học Tình hình đội ngũ

CBQL Giáo viên Nhân viên

1 Mầm non 644 8.016 795 2 Tiểu học 646 6.844 1.481 3 Trung học cơ sở 588 3.345 787 4 Trung học phổ thông 164 3.146 287 5 Giáo dục thƣờng xuyên 32 255 75 6 Trung cấp, Cao đẳng 52 149 44 7 Sở 57 0 4 Tổng cộng 2.183 21.755 3.473

(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định)

* Cấp học Mầm non của tỉnh

- Toàn tỉnh hiện có 266 trường mầm non (trong đó có 4 trường MN tư thục); mỗi xã, phường, thị trấn đều có tối thiểu 01 trường, cá biệt có nơi có 03 trường MN;

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường huy động được 35.035 trẻ ra nhà trẻ, đạt 45,6% độ tuổi, tăng 1.091 trẻ, tăng 0,1% so với năm học trước; 92.948 trẻ ra lớp mẫu giáo, đạt 98,3% độ tuổi, tăng 7.738 cháu, tăng 0,2% so với năm học trước.

Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, 28.439 trẻ 5 tuổi đến trường trong diện phổ cập, đạt 100% độ tuổi.

- Trẻ đến trường được đảm bảo an toàn tuyệt đối. 93,5% trẻ nhà trẻ được nuôi ăn bán trú, tăng 0,7% so với năm học trước; 97,27% trẻ mẫu giáo được nuôi ăn bán trú, tăng 1,24% so với năm học trước. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm 1,2% ở nhà trẻ, giảm 1,4% ở mẫu giáo; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể

- Đến nay, tồn tỉnh có 147 trường MN đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ

55,3%); 39 trường MN được công nhâ ̣n đạt chuẩn Xanh - Sạch - Đe ̣p - An toàn.

2.2. Thực trạng đội ngũ hiệu trƣởng mầm non và mức độ đáp ứng so với Chuẩn hiệu trƣởng

Trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND, HĐND đã quan tâm, chú trọng cả về số lượng và chất lượng đội ngũ CBQL các cấp học đặc biệt ở cấp học MN. Sở GD&ĐT đã tích cực trong cơng tác tham mưu đưa ra các biện pháp để xây dựng và phát triển CBQL các trường MN nhằm đáp ứng yêu cầu tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục chung của tỉnh.

2.2.1. Số lượng, chất lượng của đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non

2.2.1.1. Số lượng, cơ cấu độ tuổi, thâm niên đội ngũ hiệu trưởng trường MN

* Về số lƣợng

Tổng số HT: 262 người (259 HT trường MN công lập, 03 HT trường MN tư thục). Trong đó: - Nam: 01 người

Số Đảng viên: 262 người, chiếm tỷ lệ 100%

* Về tuổi đời

Thống kê độ tuổi của HT trường MN có kết quả như sau: Từ 30 đến 39 tuổi: 47 người, từ 40 đến 49 tuổi: 127 người, từ 50 đến 55 tuổi: 88 người.

0 20 40 60 80 100 120 140 30-39 40-49 50-55

Tuổi đời của đội ngũ HT trường MN tỉnh Nam Định: 18% ở độ tuổi từ 30 đến 39, 48% có độ tuổi từ 40 đến 49 tuổi và 34% ở độ tuổi trên 50 tuổi. Như vậy đội ngũ hiệu trưởng ít lực lượng trẻ, tính năng động sáng tạo, khả năng tiếp cận nhanh bị hạn chế.

* Về thâm niên quản lý

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Dưới 5 năm 5-10 năm 11-15 năm 16-20 năm 21-25 năm Trên 25 năm

Biểu đồ 2.2: Thâm niên quản lý của HT trường MN tỉnh Nam Định năm học 2015 - 2016

Số HT có thâm niên làm cơng tác quản lý dưới 5 năm là 23 người, số người có thâm niên quản lý từ 5 đến 10 năm là 67 người, số người có thâm niên quản lý từ 11 đến 15 năm là 95 người, số người có thâm niên quản lý từ 16 đến 20 năm là 41 người, số người có thâm niên quản lý từ 21 đến 25 năm là 22 người. Số người có thâm niên quản lý trên 25 năm là 14 người. Như vậy, đa số có thâm niên quản lý trên 5 năm (chiếm 92%), đây là mặt thuận lợi khi có một đội ngũ HT giàu kinh nghiệm trong công tác quản lý, công tác tham mưu.

2.2.1.2. Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non

- Trình độ lý luận chính trị:

+ Trình độ cao cấp chính trị: 01 người

+ Trình độ trung cấp chính trị: 193 người, chiếm tỷ lệ 74% - Trình độ chun mơn

+ Đại học: 218 người + Cao đẳng: 43 người + Trung cấp: 0 - Trình độ quản lý:

+ Đã qua lớp bồi dưỡng CBQL (từ 3 tháng đến 1 năm): 252 người, chiếm tỷ lệ 96%.

+ Chưa qua lớp bồi dưỡng CBQL: 10 người, chiếm tỷ lệ 4%.

Bảng 2.3: Thống kê trình độ đào tạo, chun mơn nghiệp vụ của HT các trường MN năm học 2015 - 2016

Trình độ chính trị Trình độ chun mơn Trình độ quản lý

Cao cấp Trung cấp Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Đã qua bồi dƣỡng Chƣa qua bồi dƣỡng Số người 1 193 1 218 43 252 10 Tỷ lệ 0,4% 74% 0,4% 83,2% 16,4% 96% 4%

Qua số liệu thống kê ở bảng 2.3 chúng ta thấy HT các trường MN 100% trình độ đào tạo trên chuẩn, khơng có HT có trình độ đào tạo trung cấp; đã có 78% có trình độ từ trung cấp lý luận chính trị; 96% HT đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.

Như vậy, qua số liệu trên cho thấy HT các trường MN đều có lập trường tư tưởng vững vàng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2.2.2. Mức độ đáp ứng của đội ngũ hiệu trưởng mầm non so với Chuẩn hiệu trưởng hiệu trưởng

2.2.2.1. Kết quả đánh giá, xếp loại theo mức độ đạt Chuẩn hiệu trưởng

Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại HT các trường MN tỉnh Nam Định (Tự đánh giá của các HT)

Loại xuất sắc Loại khá Loại trung bình Loại kém

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 230 87,8% 31 11,8% 1 0,4% 0

Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại HT các trường MN tỉnh Nam Định (Phòng GD&ĐT huyện, thành phố đánh giá)

Loại xuất sắc Loại khá Loại trung bình Loại kém

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 183 70% 76 29% 3 1% 0

Qua tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại HT trường MN theo mức độ đạt Chuẩn có thể nhận thấy 100% HT được đánh giá, xếp loại theo Chuẩn, trong đó tỷ lệ đạt loại xuất sắc đạt 70%. Kết quả trên cho thấy đa số các HT đáp ứng tốt 19 tiêu chí thuộc 4 tiêu chuẩn (Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý trường MN; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội) theo quy định tại Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Kết quả cũng cho thấy còn 76 HT (chiếm tỷ lệ 29%) được đánh giá xếp loại khá theo yêu cầu của Chuẩn HT. Lực lượng HT này nếu không được quan tâm bồi dưỡng sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Trong 262 HT được đánh giá, xếp loại còn 03 hiệu trưởng xếp loại trung bình theo yêu cầu Chuẩn. Số HT này đã có những tiêu chí khơng đạt điểm 5

phạm; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội) theo quy định tại Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; hoặc tất cả các tiêu chí đều đạt điểm 5. Những HT này cần được bồi dưỡng riêng và kịp thời những nội dung thuộc các tiêu chí cịn kém.

2.2.2.2. Mức độ đáp ứng của đội ngũ hiệu trường mầm non so với Chuẩn hiệu chuẩn

Theo các tiêu chuẩn: Thống kê theo số lượng HT đạt được điểm tương ứng với từng tiêu chí của các tiêu chuẩn như sau:

Để thuận lợi cho việc đánh giá, ở bảng dưới đây, tác giả có sự quy đổi như sau:

Điểm 9, 10 tương ứng với mức A Điểm 7, 8 tương ứng với mức B Điểm 5, 6 tương ứng với mức C Điểm 3, 4 tương ứng với mức D

Bảng 2.6. Thống kê kết quả cho điểm từng tiêu chí của các tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại HT trường MN theo chuẩn HT năm học 2015 - 2016

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp Tiêu chí

Số hiệu trƣởng đạt điểm tƣơng ứng mức

D C B A SL % SL % SL % SL % 1. Phẩm chất chính trị 38 14,5 24 85,5 2. Đạo đức nghề nghiệp 38 14,5 224 85,5 3. Lối sống, tác phong 56 21,4 206 78,6 4. Giao tiếp ứng xử 38 14,5 224 85,5 5. Học tập, bồi dưỡng 56 21,4 206 78,6 Tiêu chuẩn 17,3 82,7

Tiêu chuẩn 2. Năng lực chun mơn, nghiệp vụ sƣ phạm

6. Trình độ chun mơn 72 27,5 190 72,5

7. Nghiệp vụ sư phạm 72 27,5 190 72,5

khai chương trình GDMN

Tiêu chuẩn 29,8 70,2

Tiêu chuẩn 3. Năng lực quản lý trƣờng MN

9. Hiểu biết nghiệp vụ quản lý

10 3,8 76 29,0 176 67,2 10. Xây dựng, tổ chức thực

hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường 19 7,3 114 43,5 129 49,2 11. Quản lý tổ chức bộ máy, đội ngũ 78 29,7 184 70,3 12. Quản lý trẻ em 60 22,9 202 77,1

13. Quản lý hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, GD trẻ

65 24,8 197 75,2 14. Quản lý tài chính, tài

sản NT

100 38,2 162 61,8 15. Quản lý hành chính, hệ

thống thơng tin

10 3,8 100 38,2 152 58,0 16. Tổ chức kiểm tra, kiểm

định chất lượng GD

12 4,6 78 29,7 172 17.Thực hiện dân chủ trong

hoạt động của NT

60 22,9 202

Tiêu chuẩn 2,2 31,0 66,8

Tiêu chuẩn 4. Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội

18. Tổ chức phối hợp với gia đình trẻ

30 11,5 232 88,5 19. Phối hợp giữa nhà trường

và địa phương

38 14,5 224 85,5

Tiêu chuẩn 13,0 87,0

Qua kết quả thống kê ở trên, có thể nhận thấy 100% số HT đều được đánh giá, cho điểm ở tất cả 19 tiêu chí của 4 tiêu chuẩn. Điều đó cho thấy 100% HT đều đạt chuẩn theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trong đó:

* Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp có

* Tiêu chuẩn về năng lực chun mơn, nghiệp vụ sư phạm có:

70,2% số HT đạt mức A; 29,8% số HT đạt mức B.

* Tiêu chuẩn năng lực quản lý trường MN có:

66,8% số HT đạt mức A; 31,0% số HT đạt mức B; Còn 2,2 % số HT đạt mức C

Điều đó cho thấy để đáp ứng tốt hơn năng lực lãnh đạo quản lý trường MN hiện nay, số HT này rất cần được tăng cường bồi dưỡng. Trọng tâm của năng lực quản lý trường MN là các nội dung ở tiêu chí 9. Hiểu biết nghiệp vụ quản lý (b.Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản

lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường) và tiêu chí 10. Xây dựng và tổ chức

thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường (a. Dự báo được sự phát

triển của nhà trường...; b. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp; c. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học) và tiêu chí 15. Quản lý hành chính và hệ thống thơng tin; tiêu

chí 16. Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục.

* Tiêu chuẩn năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội có:

87% số HT đạt mức A; 13% số HT đạt mức B.

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng mầm non đáp ứng Chuẩn hiệu trƣởng tỉnh Nam Định

Để đánh giá khái quát về sự phù hợp của nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN, đồng thời tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn, tác giả tiến hành điều tra thực trạng với 25 HT các trường MN trọng điểm trong tỉnh (số HT cốt cán tham gia tất cả các lớp tập huấn, bồi dưỡng của Sở) và 25 cán bộ (lãnh đạo và chuyên viên phụ trách GDMN của Phòng GD&ĐT thuộc

10 huyện, thành phố; lãnh đạo và chuyên viên Phòng GDMN, Tổ chức cán bộ, Giáo dục chuyên nghiệp và Giáo dục thường xuyên - Sở GD&ĐT.

Kết quả điều tra thực trạng về hoạt động bồi dưỡng HT trường MN của tỉnh Nam Định được thể hiện qua các bảng từ 2.7 đến bảng 2.12

2.3.1. Nội dung bồi dưỡng

Công tác triển khai bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN tỉnh Nam Định cơ bản đảm bảo các nội dung theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT (Vụ GDMN, Cục Nhà giáo CBQL giáo dục) và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trong đó các nội dung được lựa chọn đều mang tính thiết thực, phù hợp với yêu cầu nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học của đội ngũ HT, đảm bảo theo yêu cầu định hướng chuẩn hiệu trưởng quy định.

Những nội dung đó bao gồm: - Bồi dưỡng lý luận chính trị;

- Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; - Bồi dưỡng năng lực quản lý trường MN;

- Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác;

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội.

Đánh giá về các nội dung bồi dƣỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh nam định đáp ứng chuẩn hiệu trưởng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)