Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về va

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh nam định đáp ứng chuẩn hiệu trưởng (Trang 84 - 87)

3.2. Biện pháp quảnlý bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh

3.2.1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về va

vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non đáp ứng Chuẩn cho cán bộ quản lý cấp Phòng, cấp trường

Theo số liệu khảo sát, phần lớn CBQL cấp phòng và cấp trường của tỉnh Nam Định đều nhận thức cao về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HT theo Chuẩn HT. Tuy nhiên, theo cơ chế của quá trình nhận thức đã được V.I. Lênin nêu lên trong một công thức nổi tiếng “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức thế giới khách quan”.

Đây là một phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người, không đơn giản thụ động mà là quá trình biện chứng mang tính năng động sáng tạo, tích cực có chọn lọc, có mục đích trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể. Nhận thức có vai trị quyết định trong việc định hướng cho hành động, trình độ nhận thức của mỗi người tùy thuộc nhiều vào yếu tố bên trong bao gồm trình độ hiểu biết, tình cảm, niềm tin vào ý nghĩa của vấn đề. Nhận thức có đầy đủ, sâu sắc thì hành động mới đúng hướng và hiệu quả.

“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trước hết phải do chính bản thân từng người cán bộ quyết định” đây chính là tư tưởng chỉ đạo việc nâng cao

chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đổi mới, do Tổng Bí thư, PGS,TS. Nguyễn Phú Trọng viết trong cuốn “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [21].

Để đội ngũ CBQL có nhận thức đầy đủ và sâu sắc về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng, địi hỏi Sở GD&ĐT phải có những giải pháp tối ưu để nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL cấp phòng và cấp trường và làm cho nhận thức đó có sức mạnh và biến thành hành động cụ thể.

Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của mọi CBQL về chủ trương “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” là những biện pháp chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Chuẩn hóa nhà trường về mọi mặt là điều kiện cho giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc vận dụng Chuẩn HT trong phát triển CBQL là bước chuẩn hóa đội ngũ của nhà trường.

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Làm cho CBQL cấp phòng và cấp trường nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HT theo Chuẩn nghề nghiệp, cụ thể:

- Hiểu được “Chuẩn HT trường MN” là văn bản quy định các yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực đối với người CBQL, nhằm đáp ứng được các mục tiêu của GDMN. Việc hướng dẫn rõ ràng, cụ thể quy định về Chuẩn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Giúp người tham gia đánh giá nhận thức đầy đủ việc tự đánh giá và được đánh giá HT theo Chuẩn là việc làm thường xuyên và tất yếu. Do vậy, phải nắm vững các quy trình đánh giá, ý kiến đánh giá phải khách quan, cụ thể, chính xác và mang tính xây dựng. Giúp người HT tự đánh giá, nhìn nhận, soi lại bản thân mình để có biện pháp tự bồi dưỡng, uốn nắn, điều chỉnh phù hợp.

- Từ nhận thức đó, các cán bộ quản lý có trách nhiệm cao trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng tại địa phương. Người CBQL cấp Phòng, HT dựa vào kết quả đánh giá mà có những khuyến nghị trong việc xây dựng chương trình, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng... nhằm nâng cao năng lực cho HT.

- Đội ngũ HT nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng, hoàn thiện và nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; cập nhật những tri thức mới của khoa học giáo dục, khoa học quản lý, đáp ứng mục tiêu giáo dục, đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

* Phối hợp với UBND các huyện chỉ đạo cơ sở Phòng GD&ĐT, trường MN đưa ra những nội dung và kế hoạch thực hiện “đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT” (Nghị quyết số 29-NQ/TW) phù hợp với sứ mệnh của đơn vị mình.

* Tổ chức cho các CBQL cấp Phòng, cấp trường học tập chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT, các Nghị quyết của Quốc hội; các Chỉ thị, Thơng tư của Chính phủ, Bộ GD&ĐT; các quyết định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về công tác bồi dưỡng cán bộ QLGD (Văn bản số 5516/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 19/8/2011 hướng dẫn nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,...)[8].

* Giúp CBQL, HT hiểu được mục đích của việc đánh giá theo Chuẩn: - Xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực quản lý của HT theo các tiêu chí trong Chuẩn ở thời điểm đánh giá. Từ đó đưa ra những khuyến nghị cho các nhà quản lý giáo dục trong việc xây dựng chương trình, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng... nhằm nâng cao năng lực cho HT.

- Cung cấp những thông tin xác đáng cho các nhà quản lý giáo dục để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện các chế độ, chính sách.

* Hoạt động bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT là trách nhiệm của CBQL giáo dục, của HT

- Đây là hoạt động của người CBQL giáo dục và của HT nhằm bồi dưỡng, tựu bồi dưỡng về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý trường MN; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ em, xã hội.

* Tổ chức các hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về các giải pháp nhằm nâng cao cơng tác quản lý của Phịng GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng CBQL cấp trường đáp ứng Chuẩn HT và hoạt động tự bồi dưỡng của đội ngũ này.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Muốn thực hiện được các nội dung trên, điều kiện cần phải có là:

- Trước hết, trong kế hoạch bồi dưỡng cần có nội dung: nâng cao nhận thức về hoạt động bồi dưỡng CBQL cấp trường cho đội ngũ cán bộ Phòng GD&ĐT và bản thân HT;

- Mời các giảng viên giỏi, có sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực giáo dục để nói chuyện, thuyết trình về các vấn đề liên quan đến GD&ĐT: các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT, các Nghị quyết của Quốc hội; các Chỉ thị, Thơng tư của Chính phủ, Bộ GD&ĐT; các quyết định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về công tác bồi dưỡng cán bộ QLGD.

- Hội đồng thi đua khen thưởng của ngành cần có văn bản hướng dẫn cho các Phòng GD&ĐT, các nhà trường đăng ký viết các đề tại sáng kiến kinh nghiệm về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HT, phó HT và vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ này.

- Phịng Chính trị tư tưởng của Sở GD&ĐT cần sưu tầm, tổng hợp những sáng kiến kinh nghiệm hay về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQL cấp trường; một số tấm gương tiêu biểu về tinh thần tự học tự bồi dưỡng của CBQL cấp trường, thông qua trang webside của Sở GD&ĐT, tạp chí của Ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh nam định đáp ứng chuẩn hiệu trưởng (Trang 84 - 87)