Kết quả thăm dị về tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh nam định đáp ứng chuẩn hiệu trưởng (Trang 97)

3.4.1. Đối tượng khảo nghiệm

Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đã đề xuất, trên cơ sở thực nghiệm tại thực tiễn địa phương về quản lý bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT. Tôi lựa chọn đối tượng khảo nghiệm là CBQL cấp Sở, Phịng và HT trường MN có kinh nghiệm quản lý 5 năm trở lên để khảo nghiệm và trưng cầu ý kiến về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Tổng số CBQL, hiệu trưởng tham gia khảo nghiệm: 55 người (trong đó: 25 cán bộ quản lý là lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT Nam Định, lãnh đạo và chuyên viên của 10 Phòng GD&ĐT huyện, thành phố; 30 HT trường MN trên địa bàn tỉnh Nam Định.

3.4.2. Cách đánh giá những kết quả của khảo nghiệm

- Trên cơ sở mẫu phiếu đã xây dựng xin ý kiến một cách độc lập gồm 2 khía cạnh:

+ Đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất ở 3 mức độ khác nhau: rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.

+ Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở 3 mức độ khác nhau: rất khả thi, khả thi, không khả thi.

- Xử lý kết quả:

+ Thang điểm đánh giá

Rất cần thiết/Rất khả thi: 3 Cần thiết/Khả thi: 2 Không cần thiết/Không khả thi: 1

+ Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học. Rất cần thiết/Rất khả thi nếu: X̅ ≥ 2,5

Cần thiết/Khả thi nếu: 1,5 ≤ X̅ < 2,5 Không cần thiết/Không khả thi nếu: X̅ < 1,5

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

* Về mức độ cần thiết:

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp đã đề xuất

Các biện pháp Mức độ cần thiết Σ Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của bồi dưỡng đội ngũ HT trường mầm non đáp ứng Chuẩn HT

cho cán bộ quản lý cấp Phòng, cấp trường 2. Tổ chức đánh giá thực trạng và nhu cầu bồi dưỡng của hiệu trưởng theo Chuẩn HT

36 65,5 19 34,4 0 0 146 2,65 2

3. Chỉ đạo xây dựng nội dung cần bồi dưỡng

theo mức độ ưu tiên 31 56,4 24 43,6 0 0 141 2,56 4 4. Kiểm tra, đánh giá

công tác tổ chức bồi dưỡng

39 70,9 16 29,0 0 0 149 2,7 1

5. Đảm bảo các điều kiện thực hiện bồi dưỡng

35 63,6 20 36,4 0 0 145 2,63 3

Điểm trung bình chung X̅ 2,6

Kết quả bảng 3.1 cho thấy: Tất cả 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá bởi mức độ cần thiết cao, thể hiện ở giá trị trung bình X̅ = 2,6 và có 5/5 biện pháp đề xuất (100%) có điểm trung bình X̅ > 2,0, trong đó có 4/5 biện pháp đề xuất (83%) có điểm trung bình X̅ > 2,5. Đặc biệt có 02 biện pháp được đánh giá ở mức độ cần thiết cao nhất là:

Biện pháp 4: Kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức bồi dưỡng với điểm

trung bình là X̅ = 2,7 xếp bậc 1/5.

Biện pháp 2: Tổ chức đánh giá thực trạng và nhu cầu bồi dưỡng của HT

theo Chuẩn HT với điểm trung bình là X̅ = 2,65 xếp bậc 2/5. Điều đó là phù hợp

với yêu cầu chung của việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ HT trường MN theo Chuẩn HT của tỉnh Nam Định hiện nay, vì việc đánh giá được nhu cầu được bồi dưỡng của người HT, cũng như lựa chọn nội dung ưu

2 cấp Sở, Phòng và chú trọng đến chất lượng của đội ngũ giảng viên thì sẽ thực hiện tốt kế hoạch bồi dưỡng đề ra, nâng cao chất lượng của công tác bồi dưỡng HT. Điều này sẽ quyết định chất lượng của đội ngũ nhà giáo, đảm bảo việc thực hiện tốt trọng trách của đội ngũ này, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.

* Về mức độ khả thi:

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Các biện pháp Tính khả thi Σ Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT cho CBQL cấp Phòng, cấp trường

21 38,2 33 60,0 1 1,8 130 2,36 4

2. Tổ chức đánh giá thực trạng và nhu cầu bồi dưỡng của HT trường MN theo Chuẩn HT

26 47,3 29 52,7 0 0 139 2,52 1

3. Chỉ đạo xây dựng nội dung cần bồi dưỡng theo mức độ ưu tiên

23 41,8 31 56,4 1 1,8 132 2,40 3

4. Kiểm tra, đánh giá công

tác tổ chức bồi dưỡng 25 45,4 29 52,8 1 1,8 134 2,43 2 5. Đảm bảo các điều

Điểm trung bình chung X̅ 2,4

Kết quả khảo nghiệm cho thấy tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN theo Chuẩn HT của tỉnh Nam Định được tác giả đề xuất là rất khả thi, thể hiện ở giá trị trung bình là X̅ = 2,4 có 5/5 biện pháp đề xuất (100%) có điểm trung bình X̅ >2,0, trong đó có 1/5 biện pháp đề xuất có điểm trung bình X̅ > 2,5. Đó là biện pháp có tính khả thi cao nhất “Tổ chức đánh giá thực trạng và nhu cầu bồi dưỡng của HT theo Chuẩn HT” (X̅ =2,52); đánh giá tính khả thi cao thứ hai là biện pháp “Kiểm tra, đánh giá công

tác tổ chức bồi dưỡng” (X̅=2,43).

Hai biện pháp: “Chỉ đạo xây dựng nội dung cần bồi dưỡng theo mức độ ưu tiên” và “Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT cho cán bộ quản lý cấp Phịng, cấp trường” có mức độ đánh

giá tương đương nhau.

“Đảm bảo các điều kiện thực hiện bồi dưỡng” là biện pháp được đánh giá

ít khả thi nhất. Lý do khiến biện pháp này đánh giá mức độ khả thi thấp bởi vì: - Chất lượng của đội ngũ giảng viên thực hiện bồi dưỡng có được đảm bảo hay khơng phụ thuộc vào cơ quan quản lý giáo dục cấp Sở và Phịng có làm tốt cơng tác “Kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức bồi dưỡng” không? Đội ngũ giảng viên tại cơ sở chưa chuyên nghiệp, còn thiếu và yếu không thể khắc phục được trong thời gian ngắn. Phần nào phụ thuộc vào cơng tác tham mưu của Sở, Phịng GD&ĐT với UBND cấp tỉnh, cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN.

Kết quả nghiên cứu trên đây khẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được thể hiện trong bảng 3.3

Bảng 3.3:Tương quan giữa mức độ cần thiết tính khả thi của các biện pháp Các biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi Điểm trung bình Thứ bậc Điểm trung bình Thứ bậc

1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT cho cán bộ quản lý cấp Phòng, cấp trường

2,49 5 2,36 4

2. Tổ chức đánh giá thực trạng và nhu cầu

bồi dưỡng của HT theo Chuẩn HT 2,65 2 2,52 1 3. Chỉ đạo xây dựng nội dung cần bồi

dưỡng theo mức độ ưu tiên 2,56 4 2,40 3 4. Kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức bồi

dưỡng 2,7 1 2,43 2

5. Đảm bảo các điều kiện thực hiện bồi

dưỡng 2,63 3 2,27 5

Điểm trung bình chung X̅ 2,6 2,4

Kết quả bảng 3.3 cho thấy: tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất là khá phù hợp nhau khi so sánh, đối chiếu về tổng điểm trung bình và thứ bậc.

* Ví dụ:

- Biện pháp 1: “Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận

thức về vai trò, tầm quan trọng của bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT cho cán bộ quản lý cấp Phòng, cấp trường” mức độ cần thiết xếp bậc

5/5 và tính khả thi 4/5. Tuy nhiên điểm trung bình của mức độ cần thiết và tính khả thi vẫn nằm trong ngưỡng đánh giá: biện pháp có tính cần thiết và khả thi.

- Biện pháp 2: “Tổ chức đánh giá thực trạng và nhu cầu bồi dưỡng của HT theo Chuẩn HT” mức độ cần thiết X̅ = 2,65 xếp bậc 2/5 thì tính khả thi

cũng được đánh giá X̅ = 2,52 xếp bậc 1/5

- Biện pháp 4: “Kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức bồi dưỡng” mức độ cần thiết X̅ = 2,7 xếp bậc 1/5 thì tính khả thi cũng được đánh giá X̅ = 2,43 xếp bậc 2/5.

Riêng biện pháp 5: “Đảm bảo các điều kiện thực hiện bồi dưỡng” mức

độ cần thiết X̅ = 2,63 xếp bậc 3/5 thì tính khả thi đánh giá X̅ = 2,27 xếp bậc 5/5. Sự không tương quan này lại cho thấy sự phản ánh đúng thực tế công tác bồi dưỡng HT trường MN tỉnh Nam Định hiện nay: chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng được đánh giá cao trong quá trình bồi dưỡng tuy nhiên việc đảm bảo chất lượng đội ngũ này không thể thực hiện một sớm một chiều, ngồi ra cịn cần sự chỉ đạo và phối hợp của các cấp các ngành.

Qua việc đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 5 biện pháp mà tác giả đưa ra, có thể thấy các biện pháp “Tổ chức đánh giá thực trạng và nhu

cầu bồi dưỡng của HT theo Chuẩn HT” và “Kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức bồi dưỡng” quyết định, mấu chốt của việc đổi mới công tác bồi dưỡng.

Việc tổ chức tốt và đồng bộ 5 biện pháp sẽ nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng của tỉnh. Điều đó, bước đầu cho phép khẳng định: những biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT của tỉnh Nam Định được đề xuất trong luận văn này là cần thiết và có tính khả thi cao.

Tổng kết Chƣơng 3

(1) - Trước yêu cầu của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII: “... Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo” [16]. Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo thì phải bắt đầu từ

việc nâng cao công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo theo chuẩn. Nhằm đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp thì cơng tác quản lý của Sở GD&ĐT, Phịng GD&ĐT đóng vai trị hết sức quan trọng. Công tác quản lý phải được đổi mới từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến khâu kiểm tra đánh giá bồi dưỡng.

(2) - Xuất phát từ cơ sở lí luận về quản lý bồi dưỡng HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT, thực trạng đội ngũ HT trường MN, tôi đã đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT ở tỉnh Nam Định. 5 biện pháp cơ bản và trọng tâm được đề xuất gồm:

Biện pháp 1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT cho cán bộ quản lý cấp Phòng, cấp trường;

Biện pháp 2. Tổ chức đánh giá thực trạng và nhu cầu bồi dưỡng của HT theo Chuẩn HT;

Biện pháp 3. Chỉ đạo xây dựng nội dung cần bồi dưỡng theo mức độ ưu tiên;

Biện pháp 4. Kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức bồi dưỡng; Biện pháp 5. Đảm bảo các điều kiện thực hiện bồi dưỡng.

(3) - Trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý là lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT Nam Định, lãnh đạo và chuyên viên của 10 Phòng GD&ĐT huyện, thành phố, một số HT trường MN trên địa bàn tỉnh Nam Định đều đánh giá cao mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý của Sở, Phòng GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT (cụ thể: mức độ cần thiết X̅ =2,6, tính khả thi X̅ =2,4). Tuy nhiên, mức độ cần thiết và mức độ khả thi của từng biện pháp có khác nhau, nếu triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp thì sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động bồi dưỡng và nâng cao được chất lượng đội ngũ HT trường MN, đáp ứng yêu cầu chuẩn HT trường MN.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở mầm non, góp phần thực hiện thành cơng mục tiêu đổi mới giáo dục thì việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực quản lý nhà trường của HT theo Chuẩn là nhiệm vụ trọng tâm của cán bộ QLGD.

Với mục đích trên, Đề tài đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN tỉnh Nam Định theo Chuẩn HT, đó là: - Xác định cơ sở lí luận về quản lý bồi dưỡng đội ngũ HT đáp ứng Chuẩn được Bộ GD&ĐT quy định, cụ thể: Quản lý hoạt động bồi dưỡng HT theo Chuẩn HT là việc thực hiện các chức năng quản lý tác động vào quá trình tổ chức bồi dưỡng HT, từ chức năng lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển đến khâu kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng HT để đạt được yêu cầu của các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định trong Chuẩn HT. Chuẩn HT gồm 4 tiêu chuẩn với 19 tiêu chí. Đây là cơ sở, phương pháp luận giúp cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp của Đề tài một cách khách quan, khoa học và phù hợp với thực tiễn.

- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN tỉnh Nam Định, tác giả nhận thấy cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh, phong trào giáo dục của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Trong đó, cấp học MN cũng có những thành tựu đáng kể, quy mô trường lớp được củng cố và phát triển; công tác phổ cập cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi được duy trì bền vững; cơng tác xây dựng đội ngũ nhà giáo đã được coi trọng. Công tác triển khai bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Hình thức bồi dưỡng đa dạng, đã có sự đổi mới. Tuy nhiên, mức độ đạt được của mục tiêu bồi dưỡng còn chưa cao do nội dung bồi dưỡng chưa phong phú, chưa phù hợp với từng nhóm đối tượng. Cơng tác tự bồi dưỡng của HT chưa thực sự được quan tâm. Công tác quản lý, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT của

tỉnh Nam Định còn gặp nhiều khó khăn và bộc lộ những hạn chế. Việc xây dựng chương trình bồi dưỡng cịn chưa có trọng tâm, chưa đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng của HT, công tác tổ chức bồi dưỡng tại cấp Sở, Phịng cịn thiếu tính liên kết. Đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng ở cấp huyện cịn thiếu tính chun nghiệp; nguồn kinh phí dành cho cơng tác bồi dưỡng đội ngũ HT cịn hạn hẹp... từ đó nêu ra được những điểm mạnh, điểm yếu và các nguyên nhân của thực trạng quản lý bồi dưỡng HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT của tỉnh Nam Định.

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn của tỉnh Nam Định, minh chứng được mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Các biện pháp đó là:

Biện pháp 1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT cho cán bộ quản lý cấp Phòng, cấp trường;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh nam định đáp ứng chuẩn hiệu trưởng (Trang 97)