3.2. Biện pháp quảnlý bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh
3.2.2. Tổ chức đánh giá thực trạng và nhu cầu bồi dưỡng của hiệu trưởng
Xác định được thực năng lực chuyên môn, năng lực quản lý nhà trường của HT theo Chuẩn. Từ đó tạo tiền đề cho việc xác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện bồi dưỡng HT một cách phù hợp, thiết thực, hiệu quả.
Thông qua việc đánh giá các năng lực hiện tại của người HT so với yêu cầu của Chuẩn nhằm nâng cao nhận thức của HT về tầm quan trọng của việc học tập và; làm việc theo chuẩn. HT được định hướng và tự định hướng về những yêu cầu đạt được ở từng mức điểm cụ thể của mỗi tiêu chí.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
- Nhà quản lý xác định cụ thể công cụ đánh giá năng lực hiện tại của HT theo Chuẩn, việc đánh giá bao gồm các thành phần kiến thức cơ bản thuộc các lĩnh vực: đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước (đặc biệt các nội dung quan điểm, định hướng về giáo dục), năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường.
- Đánh giá lại nội dung đã tiến hành bồi dưỡng, nhất là những nội dung bồi dưỡng HT theo Chuẩn, những nội dung người HT còn yếu hoặc các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp quản lý nhà trường, viết sáng kiến kinh nghiệm.
- Quan tâm đánh giá nội dung, hình thức thực hiện công cụ tự bồi dưỡng HT trong nhà trường, yêu cầu HT chia các nội dung bồi dưỡng thành ba khối kiến thức: kiến thức cơ bản và cơ sở; kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành; kiến thức bổ trợ.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
- Phịng GD&ĐT huyện, thành phố cần có một chiến lược bồi dưỡng HT với các hành động cụ thể, thiết thực, đưa vào nghị quyết, phương hướng, nhiệm vụ hàng năm; có các quy định cụ thể, rõ ràng về yêu cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của HT bám sát các yêu cầu của Chuẩn HT.
- Cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải được đầu tư để đáp ứng các yêu cầu cho việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng: tủ sách dùng chung của
nhà trường được trang bị đầy đủ sách tham khảo, sách tra cứu cần thiết; trường có máy tính nối mạng internet, báo, tạp chí GDMN.
- Có kỹ năng tự bồi dưỡng: người HT cần biết biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng, xác định được đặc trưng, phân tích được hệ thống của kỹ năng tự bồi dưỡng, rút ra được các bài học kinh nghiệm từ thực tế quản lý.