1.4. Quảnlý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non theo
1.4.3. Chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng
Chỉ đạo là quá trình liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức, tập hợp, động viên và hướng dẫn điều hành họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu tổ chức.
Khi kế hoạch đã được thiết lập, cơ cấu bộ máy đã hình thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có ai đó đứng ra lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức. Chỉ đạo là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến các đối tượng bị quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung. Người quản lý bằng mệnh lệnh, gợi ý, hướng dẫn, kích thích, động viên hoặc bằng các thủ thuật khác tác động vào đối tượng quản lý để bộ máy hoạt động nhịp nhàng, đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra. Lãnh đạo làm sao để mọi người tuân thủ, nếu khéo vận dụng thì tạo được thời cơ, tận dụng được cơ hội để rút ngắn thời gian đạt mục tieu với chất lượng và kết quả tốt.
Chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN tập trung vào các việc chính sau:
- Chỉ đạo thực hiện và khuyến khích được kết quả thực hiện việc dạy của từng giảng viên và việc phục vụ của bộ phận phục vụ khoá bồi dưỡng.
- Thúc đẩy, khuyến khích học viên phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập rèn luyện cao trong khóa bồi dưỡng.
- Điều hành sự phối hợp giữa người dạy, người học, người phục vụ vì sự tiến bộ của học viên và hồn thành tốt mục tiêu khố bồi dưỡng.
Qua những vai trò chủ yếu của chức năng chỉ đạo cho thấy, nếu chỉ làm tốt chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức mà bng lỏng chức năng chỉ đạo thì khó có thể đạt được mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ HT trường đáp ứng Chuẩn. Chủ thể quản lý có phát huy tối đa vai trị của mình hay khơng? Năng lực quản lý bồi dưỡng của chủ thể như thế nào? Trách nhiệm của chủ thể quản lý với hoạt động bồi dưỡng HT trường MN đáp ứng Chuẩn như thế nào? Sự nhạy bén cũng như nghệ thuật quản lý của chủ thể ra sao?... được thể hiện rất rõ qua việc thực hiện chức năng chỉ đạo.
Từ những nội dung trên, có thể xác định nội dung chính trong hoạt động
chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn gồm: xác định các phương thức, cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng; ra các quyết định chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng; quyết định phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng.
1.4.3.1. Phương thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng
Bồi dưỡng theo hướng tích cực tương tác, thiết thực hiệu quả; lấy đơn vị huyện, thành phố làm cơ sở bồi dưỡng; chú trọng bồi dưỡng thường xuyên trong năm học; kết hợp tự học, tự nghiên cứu tài liệu của HT. Hình thức bồi dưỡng phải đa dạng, giúp HT tiếp cận được với nhiều hình thức bồi dưỡng, phù hợp với điều kiện học tập của mỗi đơn vị; chú trọng các hình thức bồi dưỡng thường như: bồi dưỡng các modun thông qua các lớp tập huấn do Sở GD&ĐT, Phịng GD&ĐT tổ chức; bồi dưỡng thơng qua hội thảo, hội thi; bồi dưỡng từ xa; bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu.
1.4.3.2. Quyết định chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng
Để điều khiển hệ thống, người lãnh đạo phải ra những quyết định. Quyết định chính là cơng cụ chính yếu để điều khiển hệ thống. Ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn phương án hành động trong số những phương án khác nhau.
Trong quản lý có các loại quyết định khác nhau, dựa vào các tiêu chí khác nhau, ví dụ như quyết định chiến lược, quyết định chiến thuật, quyết định tác nghiệp, quyết định dài hạn, quyết định ngắn hạn, quyết định cá nhân, quyết định tập thể, quyết định lệ thường, quyết định thích nghi... Các loại quyết định này đều có yếu tố “trực giác” và “lí giải” tham gia.
Quyết định “trực giác” là quyết định mà người lãnh đạo khơng cần lí giải hay phân tích. Những quyết định này thường dựa vào thành công của các quyết định trước đó.
Quyết định “lí giải” là quyết định ban hành phải dựa trên cơ sở nghiên cứu và phân tích hệ thống vấn đề. Các giải pháp thực hiện quyết định được đưa ra trên cơ sở so sánh có căn cứ khoa học. Do đó phương án quyết định là phương án hợp lí và có hiệu quả nhất.
“Việc ra quyết định phải đảm bảo tính khách quan, khoa học; có tính định hướng; có tính hệ thống, nhất qn; có tính pháp lí và đúng thẩm quyền; có tính khả thi và hiệu quả; có tính cơ đọng, dễ hiểu, cụ thể và chuẩn xác”[22 ]
Trong quá trình chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng cần lưu ý:
- Chỉ đạo một cách thường xuyên và sát sao là một trong những yếu tố thúc đẩy mọi người làm nhiệm vụ bồi dưỡng HT đúng tiến độ và yêu cầu;
- Chỉ đạo bồi dưỡng HT một cách toàn diện trên hai phương diện: nhận thức và hành vi;
- Luôn coi trọng động cơ và nhu cầu của các tác nhân bồi dưỡng trong quá trình chỉ đạo;
- Quan tâm động viên, khích lệ đội ngũ giảng viên bằng vật chất và tinh thần để họ phát huy hết khả năng của mình trong quá trình làm nhiệm vụ bồi dưỡng;
- Vận dụng khả năng lãnh đạo một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình địa phương.