Kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh nam định đáp ứng chuẩn hiệu trưởng (Trang 91 - 94)

3.2. Biện pháp quảnlý bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh

3.2.4. Kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức bồi dưỡng

Công tác tổ chức bồi dưỡng với các nội hàm: xây dựng cơ cấu tổ chức bồi dưỡng; xác định nhiệm vụ của từng bộ phận bồi dưỡng; việc thiết lập cơ chế làm việc giữa các bộ phận bồi dưỡng;

Trong phần thực trạng Chương 2, các chuyên gia đánh giá công tác tổ chức bồi dưỡng HT các trường MN của tỉnh Nam Định ở mức trung bình. Trong đó chỉ có 2 tiêu chí dưới trung bình: “Xây dựng cơ cấu tổ chức bồi dưỡng”, “Thiết lập cơ chế làm việc giữa các bộ phận”. Một trong những nguyên nhân là việc chỉ đạo chưa kịp thời, chưa quyết liệt, còn nhiều bất cập như: chưa thành lập được Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng CBQL, giáo viên cấp huyện, do đó cơ chế làm việc giữa các bộ phận lỏng lẻo. Vì thế, chất lượng bồi dưỡng chưa cao, muốn hoạt động bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT vận hành theo đúng kế hoạch đã đề ra, việc kiểm tra, đánh giá cơng tác tổ chức bồi dưỡng có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp các cơ quan quản lý bồi dưỡng có hiệu quả.

Nội dung kiểm tra công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng HT đáp ứng Chuẩn HT là quá trình thu thập và trao đổi thông tin nhằm thẩm định, xác định, kiểm nghiệm với các đơn vị, nhóm, ban, tiểu ban trong việc thực hiện

nhiệm vụ; đồng thời thu thập những thông tin, những phản hồi về bất cập, hạn chế trong công tác quản lý, từ đó có những điều chỉnh cần thiết trong quản lý.

Từ những nội dung trên, có thể khái quát kiểm tra, đánh giá công tác tổ chức bồi dưỡng HT trường MN đáp ứng Chuẩn gồm những nội dung chính sau: kiểm tra, đánh giá quá trình bồi dưỡng (đo đạc mức độ thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, mục tiêu bồi dưỡng); tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng; kiểm tra các bộ phận thực hiện nhiệm vụ được giao; tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện những khiếm khuyết, điều chỉnh những vấn đề cần thiết.

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Thực hiện tốt chức năng tổ chức góp phần hồn thiện bộ máy quản lý và xây dựng được cơ chế vận hành, phối hợp giữa các bộ phận thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng HT một cách hợp lý, khoa học. Nhờ đó, phát huy cao nhất khả năng của các ban, tiểu ban, các nhà trường, các cá nhân trong bồi dưỡng HT, đồng thời tạo ra sự thống nhất và hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân, các bộ phận, các nguồn lực và các tác nhân vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ bồi dưỡng HT.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh những công việc sau: * Về cơ cấu bồi dưỡng

- Kiểm tra các bộ phận tham gia bồi dưỡng; xem xét, điều chỉnh mơ hình cơ cấu tổ chức tham gia bồi dưỡng.

- Kiểm tra việc thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện; các tiểu ban, tổ công tác, tổ thư ký, tổ giảng viên cốt cán, các ban giúp việc. Cơ cấu tổ chức đã có có tính chun mơn hóa, có quyền hạn và trách nhiệm, được bố trí hợp lí, phù hợp?

* Kiểm tra nhiệm vụ của từng bộ phận tham gia bồi dưỡng

- Kiểm tra xem đã có sự phân cơng trách nhiệm giữa các thành viên của ban chỉ đạo, các tiểu ban? Các bộ phận đã được giao quyền hạn cụ thể để thực hiện nhiệm vụ?

- Kiểm tra các công việc thuộc trách nhiệm của Sở GD&ĐT:

+ Việc tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh.

+ Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong hè và bồi dưỡng thường xuyên trong năm học trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Trong đó cần quan tâm xây dựng chi tiết nội dung bồi dưỡng thường xuyên trong năm học sát với thực trạng của đội ngũ HT.

+ Việc cung ứng tài liệu bồi dưỡng có kịp thời, đảm bảo chất lượng? + Có chỉ đạo các Phịng GD&ĐT lập kế hoạch bồi dưỡng hè, bồi dưỡng thường xuyên trong năm học?

+ Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cốt cán tại địa phương: bồi dưỡng tại chỗ, cử tham gia các lớp tập huấn của Bộ GD&ĐT, có thực hiện tốt không?

- Kiểm tra các cơng việc thuộc trách nhiệm của Phịng GD&ĐT:

+ Công tác tham mưu với UBND huyện, thành phố ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện.

+ Việc kiểm tra, giám sát công tác tổ chức đánh giá HT tại các nhà trường. + Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong hè và bồi dưỡng thường xuyên trong năm học trên cơ sở hướng dẫn của Sở GD&ĐT và thực trạng, nhu cầu của đội ngũ HT;

+ Việc xây dựng đội ngũ giảng viên cấp huyện.

+ Việc tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng tại huyện, thành phố;

+ Việc thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với HT tham gia bồi dưỡng.

* Kiểm tra, đánh giá cơ chế làm việc

Việc xây dựng cơ chế quản lý phối hợp giữa Sở với Phòng, đội ngũ giảng viên cốt cán.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Thực hiện kiểm tra dưới nhiều hình thức: kiểm tra đột xuất, kiểm tra có báo trước, kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp.

- Sở GD&ĐT có văn bản chỉ đạo về cơng tác tổ chức bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT đối với cấp Phòng, cấp trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh nam định đáp ứng chuẩn hiệu trưởng (Trang 91 - 94)