2.6.1. Những thành công
Qua kết quả nghiên cứu thực trạng công tác bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT của tỉnh Nam Định, tác giả rút ra một số nhận định về những thành công cơ bản sau:
Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng được Sở GD&ĐT thực hiện và chỉ đạo bám sát mục tiêu giáo dục và bám sát yêu cầu của Bộ GD&ĐT, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh. Sở đã làm tốt công tác chỉ đạo đến các Phòng GD&ĐT huyện (thành phố) trong việc đánh giá HT theo Chuẩn, công tác này thực hiện có nề nếp, phản ánh cơ bản chất lượng đội ngũ HT trường MN. Qua đó có cơ sở để làm công tác bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn đạt hiệu quả.
Công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn được chủ thể quản lý (Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT) thực hiện theo các chức năng quản lý, đảm bảo khoa học, có hiệu quả. Qua đó việc bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN tại Sở, Phòng đã bám sát kế hoạch, nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng đã đề ra nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng HT trường MN theo Chuẩn. Việc định hướng công tác bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN được Sở, Phòng xác định cụ thể, được coi là giải pháp trọng tâm trong việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường và của địa phương trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo.
Công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý nhà trường cho đội ngũ HT được tổ chức chặt chẽ theo các hình thức phù hợp. Trong đó quan tâm tới các con đường như: tổ chức các lớp tập hấn chuyên đề, các hội thảo, hội thi, các lớp tập huấn kỹ năng quản lý nhà trường , tập huấn qua các modun quản lý, bồi dưỡng từ xa để nâng chuẩn đào tạo, bồi dưỡng dài hạn để đạt trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý theo quy định. Hiện tại, đội ngũ HT trường MN tỉnh Nam Định đạt 100% trình độ đào tạo trên chuẩn; Đội ngũ này hầu hết có trình độ trung cấp lý luận chính trị, chun mơn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao. Thâm niên quản lý của
đội ngũ HT đạt cao (92% có thâm niên quản lý từ 5 năm trở lên), điều này thể hiện bề dày của kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm tham mưu.
2.6.2. Những hạn chế
Việc thực hiện các chức năng quản lý bồi dưỡng còn bộc lộ một số điểm chưa phù hợp, đôi khi chưa bám sát theo kết quả đánh giá Chuẩn HT để bồi dưỡng. Việc xây dựng kế hoạch của Sở tuy đã thể hiện được nội dung bồi dưỡng nhưng kế hoạch chưa thể hiện được sự phối hợp giữa các cấp quảnlý. Kế hoạch giáo dục cấp Phịng cịn mang tính chung chung, chưa đề cập sâu tới đặc điểm, điều kiện của huyện và nhu cầu bồi dưỡng của mỗi HT, mỗi thời điểm.
Nội dung bồi dưỡng tuy được triển khai đầy đủ nhưng chưa có trọng tâm, chủ yếu nội dung bồi dưỡng cập nhật được những kiến thức mới về chuyên mơn, cịn kiến thức về quản lý tính cập nhật chưa cao.
Hình thức bồi dưỡng được triển khai khá phong phú, tuy nhiên còn chưa quan tâm thỏa đáng đến một số hình thức bồi dưỡng: bồi dưỡng đón đầu, tự bồi dưỡng. Vì thế chưa giúp đội ngũ HT có được sự chủ động, tích cực khi thực hiện hoạt động bồi dưỡng.
Các biện pháp quản lý bồi dưỡng đội ngũ HT cấp Phòng còn thiếu đồng bộ và linh hoạt nên hiệu quả chưa cao. Hoạt động quản lý bồi dưỡng tại cấp Phòng chưa phát huy hết vai trò của CBQL giáo dục.
Đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng của tại cấp huyện chưa mang tính chun nghiệp, đơi khi cịn thiếu giảng viên liên ngành mời phối hợp tại huyện (y tế, tài chính...), dẫn đến chất lượng bồi dưỡng tại cấp huyện chưa cao. Trong đó số HT được bồi dưỡng tại huyện lại có số lượng lớn, chiếm khoảng 80% tổng số HT trường MN toàn tỉnh. Đây là một bất cập sẽ được tác giả đề suất như một giải pháp then chốt ở chương 3 của luận văn.
2.6.3. Nguyên nhân
Đảng và Chính phủ ln quan tâm, có những chủ trương đúng đắn về GD&ĐT; chính sách phát triển GD&ĐT gắn liền với sự nghiệp cơng nghiệp
hóa-hiện đại hóa đất nước. Tất cả những điều đó được chuyển tải đến cấp ủy chính quyền các cấp của tỉnh Nam Định. Nhờ có sự quan tâm sâu sát và kịp thời chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, của các Đảng bộ huyện, UBND huyện mà GD&ĐT của tỉnh Nam Định đã có được sự phát triển vượt bậc, trên 20 năm liên tục GD&ĐT Nam Định nằm trong tốp dẫn đầu về GD&ĐT của tồn quốc. Trong đó có sự lớn mạnh của đội ngũ HT các trường thuộc các cấp học nói chung, đội ngũ HT trường MN nói riêng.
Trong thời đại hội nhập, hợp tác, phát triển mang tính tồn cầu thì u cầu thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ cá nhân càng trở lên cần thiết. Đối với người lãnh đạo, người quản lý thì việc bồi dưỡng thường xuyên lại là vấn đề cấp thiết. Bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN là trách nhiệm của Sở, Phịng GD&ĐT. Trong những năm qua, đã có bước nhảy vọt về số lượng HT được bồi dưỡng đạt trình độ lý luận chính trị, đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo. Tuy nhiên về trình độ quản lý thì HT trường MN mới chỉ ở mức độ bồi dưỡng 03 tháng ở trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh, chưa có HT trường MN được đào tạo về nghiệp vụ quản lý ở mức cao hơn.
Nam Định là tỉnh có kinh tế chậm phát triển, nguồn thu của tỉnh khơng đủ chi vẫn cịn phải nhận ngân sách hỗ trợ của Trung ương. Do đó, ngành GD&ĐT cũng năm trong tình trạng khó khăn chung. Nguồn kinh phí dành cho cơng tác bồi dưỡng đội ngũ HT hiện nay còn hạn hẹp; việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ và thúc đẩy cơng tác bồi dưỡng cịn hạn chế .
Tổng kết Chƣơng 2
Chương 2 trình bày khái quát chung về kinh tế - xã hội, GD&ĐT; thực trạng đội ngũ HT trường MN, hoạt động bồi dưỡng đội ngũ HT, quản lý hoạt động bồi dưỡng HT trường MN đáp ứng Chuẩn và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý. Nghiên cứu đã làm rõ một số nội dung sau:
(1) Thực trạng đội ngũ HT trường MN: Đội ngũ HT ít lực lượng trẻ (độ tuổi từ 50 trở lên chiếm 33,6% so với tổng số), đa số có thâm niên quản lý trên 5 năm (chiếm 92%), 100% có trình độ đào tạo trên chuẩn. Phần lớn đội ngũ HT đáp ứng được Chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên còn một số bộ phận HT chưa mạnh trong năng lực quản lý nhà trường, hạn chế về khả năng tổ chức phối hợp giữa gia đình trẻ và xã hội.
(2) Thực trạng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT: Công tác triển khai bồi dưỡng đội ngũ Ht trường MN tỉnh Nam Định cơ bản đảm bảm các nội dung theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Hình thức bồi dưỡng đa dạng, đã có sự đổi mới. Tuy nhiên, mức độ đạt được của mục tiêu bồi dưỡng còn chưa cao do nội dung bồi dưỡng chưa phong phú, chưa phù hợp với từng nhóm đối tượng. Cơng tác tự bồi dưỡng của HT chưa thực sự được quan tâm.
(3) Thực trạng quản lý bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT: cơng tác quản lý của Sở GD&ĐT, các Phịng GD&ĐT huyện, thành phố đã đạt được những kết quả quan trọng; cơ quan quản lý GD&ĐT đã thực hiện khá tốt công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng: việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, mức độ thực hiện của cơng tác quản lý cịn thấp (lập kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng), chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác quản lý trong giai đoạn hiện nay.
(4) Công tác quản lý bồi dưỡng HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đặc biệt là của các cấp quản lý giáo dục; các cơ sở pháp lý của cơng tác bồi dưỡng tương đối hồn thiện, có đầy đủ thơng tư, cơng văn hướng dẫn. Bên cạnh đó cịn có những khó khăn. Đó là đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng ở cấp huyện cịn thiếu tính chun nghiệp; nguồn kinh phí dành cho cơng tác bồi dưỡng đội ngũ HT hiện nay còn hạn hẹp.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƢỠNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG MẦM NON TỈNH NAM ĐỊNH ĐÁP ỨNG CHUẨN HIỆU TRƢỞNG 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển
- Để phát huy những kết quả đã đạt được, các biện pháp đề xuất phải dựa trên cơ sở xem xét, kế thừa những thành tựu đã có. Mặt khác nội dung của các biện pháp có thể có được trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, hệ thống hóa lại các ý tưởng sáng tạo, thậm chí đã được áp dụng của các CBQL tại cơ sở, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục ở các cấp...
- Các biện pháp quản lý phải dựa trên sự kế thừa những mặt làm được trong hoạt động bồi dưỡng đội ngũ nó chung và hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng mầm non theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng.
- Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HT theo Chuẩn nghề nghiệp được đề xuất mang tính kế thừa theo hướng:
+ Đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu trúc của chu trình bồi dưỡng HT trường MN theo Chuẩn HT;
+ Đảm bảo tính liên tục trong tổ chức và kế hoạch bồi dưỡng HT;
+ Phát huy mặt tích cực của hoạt động bồi dưỡng HT trường MN trong giai đoạn vừa qua, bổ sung, thay đổi những yếu tố chưa hợp lý nhằm phát huy hơn nữa vai trò quản lý hoạt động bồi dưỡng của Sở, Phòng GD&ĐT với yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục trên địa bàn tỉnh Nam Định.
+ Các biện pháp cũng phải phát huy tiềm năng của xã hội, trước hết là phải phát huy được ý thức tự giác, năng lực của đội ngũ HT để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục; đảm bảo sự phát triển bền vững của đội ngũ cán bộ quản lý.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống
- Các biện pháp được đề xuất phải có tính hệ thống, được xác định trên cơ sở trục lõi chung là bồi dưỡng HT trường MN theo Chuẩn HT.
- Các biện pháp phải đảm bảo nhất quán từ việc điều tra, đánh giá thực trạng đội ngũ hiệu trưởng trường MN, hoạt động bồi dưỡng HT trường MN, quản lý hoạt động bồi dưỡng HT trường MN đáp ứng Chuẩn HT của Sở, Phòng GD&ĐT theo từng giai đoạn cụ thể.
- Các biện pháp phải đảm bảo thực hiện những tác động đồng bộ đến các cấu trúc khác nhau của hoạt động này, như từ khâu lập kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo đến khâu kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng HT.
- Có thể có nhiều biện pháp trong hệ thống các biện pháp tổng thể, nhưng vì điều kiện và khn khổ nghiên cứu, luận văn chỉ lựa chọn một số biện pháp có tính then chốt và đột phá trong hệ thống các biện pháp tổng thể. Các biện pháp phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để tổng hợp nên các tác động đồng bộ đến quá trình quản lý.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
- Biện pháp lựa chọn phải phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội nước ta trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế nói chung và điều kiện cụ thể của tỉnh Nam Định nói riêng (điều kiện sống, cơ sở vật chất, tài chính, phong tục tập quán, tâm lý....) để đảm bảo thực hiện hiệu quả.
- Các biện pháp đề xuất phải có cơ sở khoa học và được sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo Đảng, lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo Ngành, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng của đa số CBQL cấp Sở, Phòng, HT trường MN.
- Các biện pháp phải phù hợp với thực trạng đội ngũ HT trường MN tỉnh Nam Định (điều kiện sống, mức độ đáp ứng Chuẩn HT).
- Các biện pháp phải phù hợp với các Thông tư, các quy định về nội dung chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về công tác bồi dưỡng CBQL giáo dục nói chung và bồi dưỡng HT theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
- Các biện pháp phải phản ánh đúng hiện thực khách quan, phù hợp với thực trạng của đội ngũ hiệu trưởng trường MN tỉnh Nam Định.
- Các biện pháp xây dựng phải đảm bảo đầy đủ thành phần từ Sở GD&ĐT đến Phòng GD&ĐT để chỉ đạo và thực hiện hoặc kiểm tra việc thực hiện, xử lý các hành vi vi phạm và có đủ ngân sách, kinh phí để thực hiện.
- Các biện pháp phải đảm bảo tính hiệu quả, ít tốn kém nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Những biện pháp phải xuất phát từ điều kiện thực tế của từng đơn vị, nhưng trên cơ sở thực hiện mục tiêu cụ thể của địa phương, của Ngành dựa vào chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020.
3.2. Biện pháp quản lý bồi dƣỡng đội ngũ hiệu trƣởng trƣờng mầm non tỉnh Nam Định đáp ứng Chuẩn hiệu trƣởng
Trên cơ sở thực trạng về đội ngũ HT trường MN tỉnh Nam Định; vận dụng lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất các biện pháp về quản lý bồi dưỡng đội ngũ HT trường MN tỉnh Nam Định như sau:
3.2.1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non đáp ứng Chuẩn cho cán bộ quản lý cấp Phòng, cấp trường
Theo số liệu khảo sát, phần lớn CBQL cấp phòng và cấp trường của tỉnh Nam Định đều nhận thức cao về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HT theo Chuẩn HT. Tuy nhiên, theo cơ chế của quá trình nhận thức đã được V.I. Lênin nêu lên trong một công thức nổi tiếng “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức thế giới khách quan”.
Đây là một phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người, không đơn giản thụ động mà là q trình biện chứng mang tính năng động sáng tạo, tích cực có chọn lọc, có mục đích trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể. Nhận thức có vai trị quyết định trong việc định hướng cho hành động, trình độ nhận thức của mỗi người tùy thuộc nhiều vào yếu tố bên trong bao gồm trình độ hiểu biết, tình cảm, niềm tin vào ý nghĩa của vấn đề. Nhận thức có đầy đủ, sâu sắc thì hành động mới đúng hướng và hiệu quả.
“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trước hết phải do chính bản thân từng người cán bộ quyết định” đây chính là tư tưởng chỉ đạo việc nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đổi mới, do Tổng Bí thư, PGS,TS. Nguyễn Phú Trọng viết trong cuốn “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [21].
Để đội ngũ CBQL có nhận thức đầy đủ và sâu sắc về tầm quan trọng của cơng tác bồi dưỡng, địi hỏi Sở GD&ĐT phải có những giải pháp tối ưu để nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL cấp phòng và cấp trường và làm cho nhận thức đó có sức mạnh và biến thành hành động cụ thể.
Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của mọi CBQL về chủ trương “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” là những biện pháp chiến lược nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Chuẩn hóa nhà trường về mọi mặt là điều kiện cho giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc vận dụng Chuẩn HT trong phát triển CBQL là bước chuẩn hóa đội ngũ của nhà trường.
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Làm cho CBQL cấp phịng và cấp trường nhận thức đầy đủ về vai trò và