Tích cực hóa hoạt động của học sinh trong dạy học tiếng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông (Trang 26 - 27)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Những vấn đề chung về tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

1.1.6. Tích cực hóa hoạt động của học sinh trong dạy học tiếng Việt

Nội dung dạy học tiếng Việt trong chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn nhằm hình thành cho HS những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung và về tiếng Việt nói riêng. Thơng qua những đơn vị kiến thức này, HS được rèn luyện các kĩ năng về sử dụng ngôn ngữ.

Để rèn luyện kĩ năng về sử dụng ngôn ngữ cho HS trong dạy và học tiếng Việt trước hết GV phải lựa chọn được một hệ thống ngữ liệu có khả năng đáp ứng các yêu cầu rèn luyện, đồng thời GV cũng phải chuẩn bị tốt hệ thống các câu hỏi cho HS tìm hiểu với các cấp độ từ thấp đến cao gồm: câu hỏi định hướng, câu hỏi phân tích, câu hỏi so sánh đối chiếu, câu hỏi tổng hợp, câu hỏi khái quát hoá... Hệ thống câu hỏi và bài tập cũng nên gắn với tình huống giao tiếp thực của đời sống để tạo tính hấp dẫn, hứng thú đối với HS. Từ đó HS mới thấy được giá trị của các đơn vị ngôn ngữ trong hệ thống tiếng Việt, hiểu được ý nghĩa của chúng, gắn chúng với nội dung hiện thực được phản ánh; ngồi ra HS cịn biết vận dụng các phương pháp, các thao tác tư duy để đưa các đơn vị này vào trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, thực hiện những hoạt động giao tiếp một cách hữu hiệu.

GV cần phải đưa ra các nhiệm vụ học tập để HS học một cách chủ động, tự học, tự nghiên cứu. Các nhiệm vụ cần bám sát nhu cầu của HS như trải nghiệm của bản thân, khám phá kiến thức mới, thực hành để hiểu rõ hơn kiến thức mới trong những tình huống quen thuộc, vận dụng kiến thức mới vào giải quyết những vấn đề trong tình huống mới,… thơng qua những hình thức học tập như học tập cá nhân, học tập hợp tác, học ở trường, học ở bối cảnh thực của đời sống nhằm tích cực hóa hoạt động HS, phát triển tư duy

sáng tạo thể hiện khả năng tư duy độc lập của cá nhân.

Trong khâu kiểm tra, đánh giá HS trong q trình học, GV cần sử dụng các cơng cụ đánh giá để hỗ trợ việc học của HS (đánh giá vì việc học) để HS thấy được những kết quả đã đạt được hoặc những kiến thức cịn thiếu hổng chứ khơng đơn thuần chỉ nhìn vào điểm số để đánh giá. Đối tượng đánh giá cũng khơng chỉ bó hẹp theo cách truyền thống là chỉ GV mới được đánh giá HS mà nên tăng cường cơ hội để HS tự đánh giá bản thân và đánh giá những bạn cùng lớp.

Nhìn chung, việc dạy học Tiếng Việt theo hướng tích cực hóa hoạt động HS tức là GV cần biết sử dụng linh hoạt các PPDH và công cụ hỗ trợ để qua đó thiết kế các hoạt động học tập hướng dẫn HS tiếp nhận và chiếm lĩnh tri thức, tạo sự hứng thú, tích cực trong q trình học tập của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)