Thực trạng việc học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông (Trang 37 - 48)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Thực trạng việc dạy học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ ở trƣờng trung học phổ

1.4.1. Thực trạng việc học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ

học phổ thông

1.4.1. Thực trạng việc học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông phổ thông

 Đối tượng khảo sát

Chúng tôi đã đưa ra phiếu điều tra tình hình học cụm bài về PCNN của HS theo hướng tích cực tại các trường THPT. Chúng tơi tiến hành phát 160 phiếu cho 160 HS (HS ban cơ bản) thuộc 4 lớp tại 2 trường THPT gồm:

+ 80 HS lớp 11a1 và 11a12 tại trường THPT Hồng Thái – huyện Đan Phượng – Hà Nội

+ 80 HS lớp 11a1 và 11a12 tại trường THPT Đan Phượng – huyện Đan Phượng – Hà Nội

 Nội dung khảo sát:

- Khảo sát tình hình học tập và nhận thức của HS khi học cụm bài về PCNN - Hình thức: Phát phiếu điều tra HS

Câu 1: Em hãy cho biết cụm bài PCNN thuộc phân môn nào trong chương trình Ngữ văn THPT?

Bảng 1.2. Khảo sát mức độ nhận biết của học sinh về cụm bài Phong cách ngôn ngữ

Phân môn Số lượng HS Tỉ lệ

Văn học 0 0%

Tiếng Việt 148 92,5%

Làm văn 12 7,5%

Câu 2: Em có thể kể tên các PCNN mà em đã được học?

Bảng 1.3. Khảo sát mức độ nhớ của học sinh về các phong cách ngôn ngữ đã học

HS làm được HS không làm được

Số lượng HS Tỉ lệ Số lượng HS Tỉ lệ

137 85,6% 23 14,3%

Câu 3: Em có thể nêu được các đặc trưng của từng loại PCNN mà em đã được học?

Bảng 1.4. Khảo sát mức độ nhớ của học sinh về các đặc trưng của từng loại phong cách ngôn ngữ

HS làm được HS không làm được

Số lượng HS Tỉ lệ (%) Số lượng HS Tỉ lệ (%) 17 10,6% 143 89,4%

Câu 4: Trên lớp thầy/cô giảng dạy (môn Ngữ văn) của em thường sử dụng những phương pháp dạy học nào khi dạy cụm bài về PCNN?

Bảng 1.5. Khảo sát học sinh về các phương pháp dạy học mà các thầy/cô đã áp dụng

Phương pháp dạy học Số lượng

HS Tỉ lệ (%) Thuyết trình 160/160 100% Vấn đáp 160/160 100% Thảo luận nhóm 76/160 47,5%

Phương pháp/ hình thức dạy học khác: dự án, dạy học

giải quyết vấn đề, sơ đồ tư duy,… 00/160 0%

Câu 5: Sau khi học xong về cụm bài PCNN thấy/cố thường kiểm tra, đánh giá bằng những phương pháp nào?

Bảng 1.6. Khảo sát học sinh về các phương pháp kiểm tra đánh giá mà thầy/cô áp dụng

Phương pháp kiểm tra, đánh giá Số lượng HS

Tỉ lệ (%)

Kiểm tra miệng đầu giờ 152/160 95%

Kiểm tra 15 phút 121/160 75,6%

Lồng ghép vào bài kiểm tra định kì (giữa kì, cuối kì) 157/160 98,1% Đánh giá năng lực HS trong quá trình tham gia các

nhiệm vụ học tập 16/160 10%

HS đánh giá các bạn và tự đánh giá bản thân 29/160 18,1% Câu 6: Em có mong muốn được thay đổi cách học để một giờ học về PCNN được sơi nổi, tích cực và đạt hiệu quả hơn không?

Bảng 1.7. Khảo sát mức độ mong muốn được thay đổi cách học của học sinh

Mong muốn Phân vân Không mong muốn

131 81,9% 25 15,6% 4 2.5% Câu 7: Kiểm tra mức độ nhận biết về PCNN của HS qua một bài tập:

Bảng 1.8. Khảo sát mức độ nhận biết của học sinh qua bài tập

HS làm đúng với đáp án HS làm sai với đáp án Số lượng HS Tỉ lệ (%) Số lượng HS Tỉ lệ (%)

68 42,5 92 57,

1.4.2. Thực trạng việc dạy cụm bài về Phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông hiện nay

 Đối tượng khảo sát

Chúng tôi đã đưa ra phiếu điều tra để khảo sát tình hình dạy học cụm bài PCNN của GV theo hướng tích cực tại các trường THPT. Chúng tôi tiến hành phát 19 phiếu cho 19 GV dạy Ngữ văn tại 2 trường THPT gồm:

+9 GV tại trường THPT Hồng Thái - Huyện Đan Phượng – Hà Nội + 10 GV trường THPT Đan Phượng – Huyện Đan Phượng – Hà Nội  Nội dung khảo sát

- Khảo sát thầy/cơ về tình hình áp dụng các PPDH theo hướng tích cực và việc giảng dạy cụm bài về PCNN

- Hình thức: Phát phiếu điều tra, xem giáo án trao đổi phỏng vấn với GV  Kết quả sau khi khảo sát:

Câu 1: Mức độ hiểu biết của thầy/cơ về PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS?

Bảng 1.9. Khảo sát mức độ hiểu biết của giáo viên về phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh

Có Khơng

Số lượng GV Tỉ lệ (%) Số lượng GV Tỉ lệ (%)

19 100% 0 0%

giờ dạy văn nói chung và các giờ dạy về cụm bài PCNN

Bảng 1.10. Khảo sát mức độ áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của giáo viên

Mức độ Thường

xuyên Thỉnh thoảng Hiếm hoi

Không bao giờ

Số lượng GV 0 12 7 0

Tỉ lệ (%) 0% 63,2% 36,8% 0%

Câu 3: Trước mỗi tiết dạy về cụm bài PCNN thầy/ cô thường yêu cầu HS thực hiện những công việc nào?

Bảng 1.11. Khảo sát giáo viên về việc yêu cầu học sinh chuẩn bị bài

Công việc yêu cầu Số lượng

GV

Tỉ lệ (%)

Đọc trước bài 19/19 100%

Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK 19/19 100% Đọc thêm các nguồn tài liệu khác liên quan 05/19 26,3% Tìm và phân tích những tư liệu thuộc từng loại PCNN 03/19 15,8%

Công việc khác 0/19 0%

Câu 4: Thầy/cô thường dạy cụm bài về PCNN theo những PPDH nào là chủ yếu?

Bảng 1.12. Khảo sát những phương pháp dạy học mà giáo viên thường áp dụng PPDH Số lượng GV Tỉ lệ (%) Thuyết trình 19/19 100% Vấn đáp 19/19 100% Thảo luận nhóm 07/19 36,8%

vấn đề, sơ đồ tư duy,…

Câu 5: Thầy cô thường kiểm tra/đánh giá nhận thức của HS khi dạy học về cụm bài PCNN theo những phương pháp nào?

Bảng 1.13. Khảo sát những phương pháp kiểm tra đánh giá mà giáo viên thường áp dụng

Phương pháp KT-ĐG Số lượng GV Tỉ lệ (%)

Kiểm tra miệng đầu giờ 15/19 78,9%

Kiểm tra 15 phút 19/19 100%

Lồng ghép vào bài kiểm tra định kì (giữa kì, cuối

kì) 19/19 100%

Đánh giá năng lực HS trong quá trình tham gia các

nhiệm vụ học tập 5/19 26,3%

HS đánh giá các bạn và tự đánh giá bản thân 4/19 21,1%

Câu 6: Theo thầy /cơ những khó khăn khi áp dụng PPDH theo hướng tích cực vào dạy học cụm bài PCNN mà thầy/cơ gặp phải là gì?

Bảng 1.14. Khảo sát giáo viên về những khó khăn khi áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực

Khó khăn

Mức độ khó khăn giảm dần (Số lượng phiếu)

1 2 3 4 5

Tốn thời gian, công sức để đầu tư thiết kế 15 2 2 0 0 HS lười tư duy, trình độ hạn chế 3 4 9 3 0 Tâm lí quen với cách dạy truyền thống, ngại 2 5 11 2 0

thay đổi

Bản thân lúng túng khi chọn những PPDH để

phát huy tính tích cực của HS 7 6 2 1 3

Nội dung bài học cần dạy nhanh để kịp

chương trình/ tiết dạy 9 5 4 1 0

Cơ sở vật chất thiếu thốn không đáp ứng

được yêu cầu đổi mới 7 7 4 1 0

* Kết luận a. Về phía HS

Qua kết quả điều tra khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, mức độ nhận biết kiến thức cơ bản của HS ở 2 trường THPT Hồng Thái và Đan Phượng về cụm bài PCNN đều rất tốt khi hầu hết số HS được khảo sát đều biết được cụm bài PCNN thuộc phân môn Tiếng Việt (92,5%) và phạm vi sử dụng của từng loại PCNN (85,6%).

Tuy nhiên khi hỏi đến đặc trưng của từng loại PCNN thì đa phần HS lại khơng nhớ được (chiếm 89,4%). Điều đó cho thấy rằng nhận thức của HS về cụm bài PCNN mới dừng lại ở mức độ cơ bản, còn đi sâu vào kiến thức trọng tâm của bài thì hầu như các em lại không nhớ được. Việc không nhớ được những đặc trưng của từng PCNN có ảnh hưởng rất lớn đến việc phân biệt và sử dụng từng PCNN trong từng hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.

Theo như kết quả, tất cả HS cho rằng GV vẫn sử dụng những PPDH thông thường như thuyết trình, vấn đáp (100%) trong quá trình dạy học. Điều này cho thấy rằng GV vẫn chưa áp dụng thường xuyên việc đổi mới PPDH và sử dụng linh hoạt các PPDH trong tiết dạy của mình. Do vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho HS thụ động, có sức ì rất lớn, khả năng sáng tạo cũng bị hạn chế. Về các phương pháp kiểm tra – đánh giá thì các em cho rằng hầu hết các thầy cô vẫn áp dụng kiểm tra lý thuyết khi kiểm tra

miệng đầu giờ và đánh giá kết quả HS qua những bài kiểm tra viết thông qua điểm số; việc đánh giá quá trình tham gia hoạt động học tập của HS và HS tự đánh giá vẫn chưa được thực hiện một cách thường xuyên, tích cực.

Khi được hỏi về mong muốn được thay đổi cách học để một giờ học sơi nổi, tích cực, đạt hiệu quả cao hơn thì phần đơng HS (81,9%) mong muốn được thay đổi. Vì theo như tâm lý lứa tuổi, các em đang ở độ tuổi ham học hỏi,thích khám phá, muốn khằng định mình nên việc thay đổi cách học theo hướng tích cực, chủ động là một việc làm hết sức cần thiết, tạo được động lực, hứng thú học tập từ chính HS.

Chúng tơi có đưa ra một bài tập, và yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để nhận biết về PCNN của văn bản mà chúng tôi đưa ra. Tuy nhiên kết quả cho thấy chỉ có 42,5% HS là xác định được đúng PCNN so với đáp án cịn lại có tới 57,8% HS xác định sai. Phần lớn HS làm sai có thể do áp lực về mặt thời gian nên các em có thể nhầm lẫn nhưng phần đơng các em làm sai là vì các em chưa nhớ và hiểu được các đặc trưng của từng PCNN nên việc vận dụng để làm bài tập vẫn cịn gặp phải nhiều lúng túng.

b. Về phía GV

Qua kết quả điều tra, khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, ở hai trường THPT mà chúng tôi khảo sát tất cả GV dạy học môn Ngữ văn đều biết đến việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Tuy nhiên việc dạy học theo hướng tích cực vẫn chưa được thực hiện một cách thường xuyên và đồng bộ.

Trước mỗi tiết học/bài học hầu như GV chỉ giao cho HS những công việc cơ bản như đọc bài, soạn bài theo những câu hỏi có sẵn trong SGK rồi sau đó kiểm tra vở soạn bài của HS. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở việc soạn bài sẽ rất dễ nảy sinh tâm lý ở HS đó là chỉ là soạn chống chế, chép cho đủ chứ không hiểu được bản chất của vấn đề bởi vậy mỗi khi vận dụng trong tiết luyện tập HS vẫn còn rất lúng túng.

Về các phương pháp dạy học, hầu như các GV chỉ áp dụng đổi mới PPDH trong các giờ thao giảng, còn lại vẫn sử dụng các phương pháp truyền thống như thuyết trình, vấn đáp. Phương pháp vấn đáp thường cũng vẫn chỉ là việc GV nêu những câu hỏi có sẵn trong SGK sau đó gọi HS trả lời và sau cùng vẫn định hướng HS theo đáp án của mình. GV vẫn chưa thực sự chú trọng đến việc tiếp nhận, vận dụng kiến thức của HS cũng như việc chỉ ra cho HS phương pháp tích cực, chủ động để thu nhận kiến thức. Do vậy HS vẫn tiếp thụ một chiều, thụ động, không phát huy được tư duy sáng tạo và tính tích cực. Giờ học văn nói chung và các giờ học về cụm bài PCNN nói riêng vì thế vẫn chưa thực sự thu hút được sự chú ý, quan tâm của HS.

Phương pháp kiểm tra, đánh giá HS chủ yếu vẫn một chiều từ phía GV và hình thức chủ yếu vẫn là đánh giá qua điểm số. Điều này dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh vẫn duy trì lối dạy - học theo lối theo thành tích. Việc chạy theo thành tích làm cho giáo dục thiên về dạy kiến thức, không chú trọng đến việc dạy HS các kĩ năng cần thiết, phát triển tư duy sáng tạo, tích cực. Bởi vậy HS chỉ cần đạt điểm cao là đạt mục tiêu nhưng nhiều HS vì để đạt điểm cao mà chép bài, quay bài, chép sách giải…, kết quả vì thế khơng phải là kết quả thực chất, tiêu cực trong thi cử vẫn còn là vấn nạn rất đáng quan ngại. Hơn nữa việc đánh giá HS qua những điểm số chưa đánh giá được những năng lực mà HS cần hình thành và phát triển trong quá trình học tập.

Trong số các nguyên nhân gây khó khăn trong việc áp dụng PPDH theo hướng tích cực thì các thầy cơ cho rằng hai nguyên nhân chủ yếu, chiếm phần trăm cao hơn các nguyên nhân khác đó là “Tốn nhiều thời gian và công sức để đầu tư” và “Nội dung học dài, cần dạy nhanh để kịp tiến độ chương trình/ tiết học”. Hai nguyên nhân này có thể khắc phục được vì nó có liên quan tới việc áp dụng PPDH theo hướng tích cực. Bên cạnh đó ngun nhân “Bản thân GV vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp để phát huy tính tích cực cho HS” cũng chiếm % khá cao. Điều này cho thấy nhiều GV vẫn chưa thực

sự hiểu rõ quan điểm về việc đổi mới các PPDH, vẫn còn tâm lý ngại thay đổi nên vẫn sinh ra tâm lí lúng túng khi thực hiện.

c. Về mặt cơ sở vật chất

Phần lớn cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng, hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động học tập. Việc thiếu các thiết bị hỗ trợ như máy chiếu, loa,… nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc tích cực hóa hoạt động học tập cho HS. Mỗi khi GV muốn sử dụng máy chiếu, HS lại phải di chuyển xuống các phòng chức năng khiến cho việc ổn định tổ chức đầu giờ của GV gặp phải nhiều khó khăn. Do vậy tình trạng dạy “chay” vẫn diễn ra khá phổ biến mặc dù GV khơng hề muốn. Ngồi ra phịng thư viện của 2 trường THPT Hồng Thái và trường THPT Đan Phượng vẫn còn hạn chế các đầu sách khiến cho công tác tự nghiên cứu của GV và HS vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao.

Tiểu kết chƣơng 1

Vận dụng những PPDH thẹo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS về cụm bài Phong cách ngôn ngữ là một vấn đề rất quan trọng. Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn chúng ta thấy rằng HS chính là đối tượng trung tâm của quá trình dạy học, vì thế cần khai thác khả năng, năng lực tiềm ẩn của HS, coi trọng PPDH giúp HS phát triển năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực tự học để tự chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện những kĩ năng cần thiết.

Thực hiện đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS địi hỏi nhiều yếu tố, điều kiện trong đó GV là yếu tố quan trọng quyết định hàng đầu. GV cần cập nhật, đổi mới các PPDH, phát triển năng lực chuyên môn, tu dưỡng đạo đức, tác phong nghề nghiệp và cố gắng vận dụng những điều mình học hỏi được từ thực tế vào bài giảng hằng ngày,

làm sao để truyền tải kiến thức một cách dễ hiểu nhất, đồng thời xây dựng được niềm tin đối với học trò. Điều quan trọng là vai trị của các thầy cơ hiện nay khơng cịn là người truyền thụ kiến thức mà là người hướng dẫn, chỉ đạo HS tham gia, thực hiện các nhiệm vụ học tập nhằm tích cực hóa hoạt động, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh, tăng cường học tập cá nhân, phối hợp nhóm; kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của từng học sinh.

Trên đây là những cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài làm tiền đề để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)