CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bà
2.2.2. Tích cực hóa hoạt động học tập của HS trong khâu tổ chức các hoạt động dạy
động dạy học
2.2.2.1. Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm
Để đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực cho HS, GV cần đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS. Nhiệm vụ của GV là người tổ chức các hoạt động học tập cho HS, rèn luyện cho HS năng lực tự học và phối hợp giữa dạy học cá thể và dạy học hợp tác.
Thảo luận nhóm là một trong những PPDH tích cực đã và đang được GV sử dụng thường xuyên trong quá trình đổi mới PPDH. Theo tác giả Nguyễn Văn Cường: “Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.” [3, tr.98]. Tác giả Phan Trọng Ngọ cũng chỉ ra rằng:“Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó.” [24, tr.223]. Từ cách định nghĩa của hai tác giả, ta có thể rút ra khái niệm chung về phương pháp thảo luận nhóm: Đó là PPDH hiện đại lấy HS làm trung tâm.Với phương pháp này, HS được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ (hoặc lớn) và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập trong một khoảng thời gian nhất định dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên.
Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm chính là cách để HS có điều kiện được bộc lộ, phát triển khả năng của mình. GV cần đặt HS vào môi trường học tập hợp tác trong các mối quan hệ GV– HS, HS – HS. Trong mối quan hệ tương tác ấy HS không chỉ được học qua GV mà còn được học hỏi qua bạn, sự chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm học tập sẽ kích thích được tính tích cực, chủ động ở mỗi cá nhân. Đồng thời phương pháp này cũng hình thành, phát triển ở HS năng lực tổ chức, điều khiển, lãnh đạo và những kĩ năng cần thiết như hợp tác, giao tiếp, trình bày, giải quyết vấn đề… và giúp tạo được môi trường học tập thân thiện. Phương pháp thảo luận nhóm cũng tạo điều kiện đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá trong nhóm, từ đó năng lực đánh giá và tự đánh giá của HS cũng dần được hình thành và phát triển.
- Có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực: Kết quả thảo luận của cả nhóm chỉ có được khi có sự hợp tác làm việc, chia sẻ của tất cả các thành viên.
- Thể hiện trách nhiệm cá nhân: Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực để góp sức vào kết quả chung chứ khơng thể ỷ lại vào nhóm trưởng và một số thành viên khác.
- Khuyến khích sự tương tác: Trong q trình thảo luận cần có sự trao đổi, chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm để cuối cùng thống nhất tạo thành ý kiến chung của cả nhóm. Các thành viên giúp đỡ nhau cùng tìm hiểu vấn đề với khơng khí thi đua với các nhóm khác.
- Rèn luyện các kĩ năng xã hội: Tất cả các thành viên đều có cơ hội để rèn luyện các kĩ năng như: kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đặt câu hỏi, thuyết phục, đưa ra quyết định,…
- Kĩ năng đánh giá: HS có thể đưa ra ý kiến đánh giá đúng hoặc sai, tốt hoặc chưa tốt để góp phần hoàn thiện nhiệm vụ được giao của nhóm mình hoặc nhóm khác.
* Cách thực hiện:
- GV phân cơng nhóm học tập và bố trí hoạt động theo nhóm phù hợp bao gồm: Nhóm trưởng, thư kí và các thành viên. Tùy theo nhiệm vụ cụ thể mà GV phân chia số HS vào mỗi nhóm cho phù hợp. Khi hoạt động nhóm, GV yêu cầu HS ngồi đối diện với nhau để tạo sự tương tác tốt hơn.
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS: Có thể giao cho mỗi nhóm HS một nhiệm vụ riêng hoặc tất cả các nhóm đều thực hiện cùng một nhiệm vụ. GV cần yêu cầu rõ thời gian thực hiện và sản phẩm của mỗi nhóm.
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm: Nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm, thư kí ghi lại ý kiến của từng thành viên sau đó tổng hợp lại, phân cơng một hoặc một số đại diện trình bày kết quả của nhóm trước lớp.
- GV theo dõi, điều khiển, hỗ trợ các nhóm: Khi HS hoạt động nhóm có thể gặp nhiều khúc mắc do đó GV cần quan sát bao quát lớp, đi tới từng nhóm
để hướng dẫn, hỗ trợ HS.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và đánh giá: GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện của nhóm mình lên trình bày, đánh giá, nhận xét, chia sẻ kinh nghiệm với nhóm khác. GV hướng dẫn HS lắng nghe và yêu cầu nhận xét, phản hồi tích cực.
- Sau khi nhận xét, phản hồi, GV cần chốt lại những kiến thức cơ bản trọng tâm, tránh tình trạng GV giảng lại tồn bộ vấn đề mà HS đã trình bày làm mất thời gian tiết học.
* Vận dụng trong dạy học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ
- Bài “PCNN sinh hoạt”
GV có thể chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm 10/12 HS), sau đó giao nhiệm vụ theo câu hỏi trong SGK hoặc chọn 4 ngữ liệu mà các em thu thập được trong quá trình chuẩn bị bài để tìm hiểu về khái niệm ngơn ngữ sinh hoạt:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu khơng gian, thời gian, mục đích cuộc giao tiếp + Nhóm 2: Tìm hiểu hình thức, nội dung cuộc giao tiếp
+ Nhóm 3: Tìm trong cuộc hội thoại những từ ngữ quen thuộc, gần gũi trong đời sống sinh hoạt hằng ngày
+ Nhóm 4: Cuộc hội thoại sử dụng những kiểu câu nào? Phương tiện hỗ trợ?
- Bài “PCNN nghệ thuật”
Khi tìm hiểu về Tính hình tượng của PCNN nghệ thuật, GV chia lớp
thành 4 nhóm, sau đó đưa ra 4 ngữ liệu mà HS tìm được trong quá trình chuẩn bị rồi yêu cầu HS:
+ Phân tích các biện pháp tu từ có trong các ngữ liệu tìm được.
+ Biện pháp tu từ đã tạo nên tính hình tượng cho câu văn/thơ đó như thế nào?
- Bài “PCNN báo chí”
nhóm tìm hiểu một thể loại báo chí theo nhiệm vụ GV đưa ra:
+ Nhóm 1: Viết một bản tin về tình hình nhà trường trong tháng vừa qua để đăng trên webside của nhà trường.
+ Nhóm 2: Phỏng vấn thầy cơ/ bạn bè về những phương pháp học tập hiệu quả.
+ Nhóm 3: Quảng cáo về một đặc sản ở quê hương em
+ Nhóm 4: Viết một tiểu phẩm nói về vấn nạn của học sinh trong nhà trường hiện nay.
- Bài “PCNN chính luận”
Khi tìm hiểu về mục Văn bản chính luận GV chia lớp thành 3 nhóm và đưa ra nhiệm vụ: Nhóm 1: văn bản 1, nhóm 2: văn bản 2, nhóm 3: văn bản 3
Sau khi đọc xong văn bản, mỗi nhóm hãy cho biết: + Văn bản thuộc thể loại nào?
+ Mục đích viết văn bản để làm gì?
+ Thái độ của người viết được bộc lộ như thế nào?
- Bài “PCNN khoa học”
Khi tìm hiểu mục Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học GV chia
lớp thành 4 nhóm. GV chọn 4 đoạn văn bản mà HS đã chuẩn bị và u cầu các nhóm tìm hiểu đoạn văn bản đó trên các phương diện:
+ Nội dung thơng tin của đoạn văn bản đó.
+ Văn bản tìm được thuộc loại văn bản khoa học nào? + Tìm các thuật ngữ trong văn bản
+ Nhận xét về cách lập luận của người viết.
- Bài “PCNN hành chính”:
+ Với hoạt động khởi động: GV có thể chia lớp thành 4 nhóm để chơi trị chơi. GV u cầu các nhóm liệt kê các văn bản hành chính liên quan đến cơng việc học tập của em trong nhà trường. Các nhóm thực hiện trong 3 phút, nhóm nào liệt kê được đúng và nhiều nhất là nhóm chiến thắng.
+ Sau khi tìm hiểu mục Văn bản hành chính GV có thể chia lớp thành 3 nhóm, GV chọn 3 văn bản hành chính bất kì mà HS chuẩn bị và yêu cầu: Đọc văn bản và nhận xét về kết cấu của văn bản, phạm vi sử dụng của văn bản, từ ngữ và câu văn được sử dụng trong văn bản.
Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học cụm bài về
Phong cách ngôn ngữ làm giờ học trở nên sôi nổi, đạt hiệu quả cao hơn, phát
huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, giúp các em độc lập trong suy nghĩ, rèn luyện khả năng hợp tác, tương tác khi làm việc nhóm, rèn luyện sự tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể.
2.2.2.2. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề hay còn gọi là nêu và giải quyết vấn đề, phát hiện và giải quyết vấn đề,…Theo tác giả Nguyễn Văn Khôi dạy học giải quyết vấn đề là “Dạy học dựa trên các vấn đề thực tiễn có liên quan đến HS là liên quan đến nội dung học tập đã được quy định trong “chuẩn kiến thức kĩ năng”. Trên cơ sở đó, HS tự chiếm lĩnh tri thức và phát triển các năng lực như lập kế hoạch, tự định hướng học tập, hợp tác, các kĩ năng bậc cao, kĩ năng sống”.
Dạy học giải quyết vấn đề là PPDH mà ở đó GV là người nêu ra tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện ra vấn đề, hoạt động một cách tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề; thơng qua đó nhằm kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được mục đích học tập. Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lý xuất hiện khi con người gặp tình huống khó khăn khơng thể giải quyết bằng tri thức đã có và cách thức đã biết, đòi hỏi cần phải lĩnh hội tri thức mới hoặc cách thức hành động mới.
Đặc trưng của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề :
- HS được đặt vào tình huống có vấn đề chứ khơng phải dưới dạng tri thức đã có sẵn.
- HS hoạt động một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, huy động tất cả tri thức và khả năng để phát hiện và giải quyết vấn đề chứ không chỉ ngồi
nghe GV giảng một cách thụ động như trước.
- Điều quan trọng là HS phải chỉ ra được điều chưa biết cần tìm hiểu, thấy được mối quan hệ giữa cái chưa biết và cái đã biết. Điều chưa biết là yếu tố trung tâm của tình huống có vấn đề và cần được khám phá trong quá trình giải quyết vấn đề.
- Tình huống có vấn đề phải kích thích được hứng thú nhận thức của HS, kích thích sự khám phá, ham hiểu biết của HS.
- Tình huống có vấn đề phải phù hợp với khả năng nhận thức, tư duy của HS để HS có thể tự phát hiện và giải quyết vấn đề. Vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi phải chứa đựng được sự mâu thuẫn nhận thức, đòi hỏi HS phải tư duy, vận dụng kiến thức đã có (câu hỏi phải chứa đựng mâu thuẫn giữa điều chưa biết và điều đã biết). Câu hỏi cần phải thu hẹp phạm vi tìm kiếm câu trả lời, tạo điều kiện xuất hiện giả thuyết và tìm ra con đường để giải quyết vấn đề.
* Cách thực hiện
+ GV nêu ra vấn đề, HS được đưa vào tình huống có vấn đề + HS xác định, nhận dạng, phân tích vấn đề được đặt ra.
+ HS tìm các phương án giải quyết vấn đề (Có thể thực hiện cá nhân hoặc thảo luận nhóm).
+ HS đưa ra ý kiến trình bày phương án để giải quyết vấn đề. + GV nhận xét, đánh giá, chốt lại phương án giải quyết vấn đề. * Vận dụng trong dạy học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ - Bài “PCNN sinh hoạt”:
+ Trong hoạt động tìm hiểu các dạng biểu hiện của ngơn ngữ sinh hoạt GV có thể đưa ra vấn đề để HS giải quyết: “Giữa lời thoại tự nhiên hằng ngày và lời nói tái hiện trong tác phẩm văn chương có điểm gì giống và khác nhau”. Để giúp HS có định hướng để giải quyết vấn đề GV có thể gợi mở
phẩm văn học và lời thoại trong sinh hoạt hằng ngày để HS phát hiện.
+ Sau khi cho HS tìm hiểu và luyện tập xong về phần ngôn ngữ sinh hoạt GV có thể đặt ra vấn đề cho HS giải quyết: “Em có suy nghĩ gì trước thực trạng giới trẻ hiện nay thường xuyên sử dụng tiếng lóng, nói tục, chửi bậy trong giao tiếp hằng ngày. Theo em, chúng ta cần phải làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?”. GV để HS tích cực phát biểu, nêu ý kiến và đưa
ra những giải pháp để khắc phục. Sau đó GV sẽ nhận xét, ủng hộ những ý kiến, giải pháp đúng đắn và định hướng, điều chỉnh lại những ý kiến, suy nghĩ lệch lạc. Cuối cùng GV có thể chốt lại vấn đề cho HS như sau:
- Việc thường xuyên sử dụng tiếng lóng, nói tục chửi bậy trong giao tiếp hằng ngày là việc làm khơng nên bởi nó làm xấu đi những ý nghĩa tốt đẹp của tiếng Việt.
- Hậu quả của việc sử dụng ngôn ngữ một cách tùy tiện của giới trẻ hiện nay:
+ Dần dần làm mất đi sự trong sáng vốn có của tiếng Việt
+ Gây ảnh hưởng nguy hại đến văn hóa ứng xử của con người khi mà nói tục chửi bậy đang bị lạm dụng đến mức báo động ở lứa tuổi học sinh
+ Việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực trong giao tiếp làm nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến bạo lưc xã hội
Giải pháp:
+ Nhà trường và gia đình kết hơp giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
+ HS phải biết tự trau dồi và rèn luyện tiếng Việt, không chạy theo lối giao tiếp lệch lạc với chuẩn mực văn hóa, thuần phong mĩ tục.
- Bài “PCNN nghệ thuật”:
+ Trong hoạt động tìm hiểu chức năng ngơn ngữ nghệ thuật GV có thể đưa ra tình huống có vấn đề để HS giải quyết:
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chỉ được dùng trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật
Ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ dùng trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật mà còn được dùng trong đời sống hằng ngày .
Quan điểm của em về 2 ý kiến trên, em đồng tình với ý kiến nào?
Để giải quyết vấn đề trên HS có thể trình bày quan điểm của mình, đồng tình với ý kiến nào trong hai ý kiến trên và lấy được dẫn chứng, ví dụ cụ thể để chứng minh quan điểm của mình là đúng. Sau khi để HS trình bày các phương án đưa ra, GV nhận xét về từng ý kiến sau đó định hướng HS, chốt lại vấn đề: Ý kiến chuẩn xác là ý kiến thứ hai vì ngơn ngữ nghệ thuật mang chức năng thẩm mĩ nhưng phải thể hiện được chức năng thông tin. Và nếu cho rằng ngôn ngữ nghệ thuật chỉ dùng trong tác phẩm nghệ thuật tức là đang phủ nhận chất liệu để tạo nên được tác phẩm văn học chính là từ ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày.
+ Trước khi tìm hiểu về đặc trưng thứ ba của PCNN nghệ thuật Tính cá
thể hóa, GV có thể đưa ra vấn đề để HS giải quyết: Trong truyện ngắn Đời thừa nhà văn Nam Cao có viết : “Văn chương khơng cần đến những người