Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông

1.2.1. Về nhận thức

Tâm lý lứa tuổi chia các giai đoạn tâm lý của học sinh ra làm ba thời kì: Thời kì tuổi nhi đồng từ 6 – 11, 12 tuổi; thời kì tuổi thiếu niên từ 11 – 12 tuổi đến 14,15 tuổi; thời kì đầu tuổi thanh niên từ 14,15 tuổi đến 16,17 tuổi. Mỗi thời kì có sự phát triển tâm lí đặc trưng riêng. Dựa trên sự phân chia tâm lý lứa tuổi, HS ở THPT là độ tuổi đầu thanh niên, trong độ tuổi này các em có sự thay đổi rõ rệt về thể xác và tâm hồn. Bên cạnh sự phát triển về thể chất và nhận thức và ý thức về quyền lợi của bản thân thì sự phát triển trí tuệ của HS cũng dần dần được nâng cao.

Cùng với mối quan hệ ngày càng được mở rộng, HS tích lũy thêm được những kinh nghiệm sống, khả năng giao tiếp ửng xử xã hội cũng trở nên phong phú, nhạy cảm hơn. Vì vậy thái độ, ý thức của các em đối với việc học tập và rèn luyện nhân cách ngày càng sâu sắc hơn. Tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi đã nghiên cứu cho thấy sự phát triển và hoàn thiện dần hệ thần kinh ở học sinh THPT còn diễn ra những thay đổi lớn về đặc điểm phát triển của trí tuệ. HS đã biết lắng nghe, biết bảo vệ ý kiến đúng và phản bác lại ý kiến mình cho là

khơng đúng, thẳng thắn thể hiện quan điểm của mình. Nhận thức của các em khơng chỉ cịn ở mức cảm tính mà phát triển lên một bậc cao hơn. HS tự tạo sự phân hóa trong trí nhớ, biết lựa chọn những thơng tin quan trọng cần nhớ, cần hiểu. Vì thế hoạt động tư duy trong học tập của HS cũng có những thay đổi quan trọng, các em có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng sáng tạo, độc lập. Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho HS THPT thực hiện các thao tác lôgic, tư duy phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của các khái niệm trừu tượng và nhận thức được các mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội. Ngồi ra, HS địi hỏi những vấn đề phải có lập luận, căn cứ xác thực, lôgic chặt chẽ hơn để từ đó phát triển năng lực phân tích, đánh giá, kết quả của vấn đề.

Đối với môn Ngữ văn, sự phát triển về trí tuệ, vốn sống cùng với thái độ, ý thức về nhân cách phong phú hơn là một điều kiện thuân lợi giúp HS toàn diện. Sự phát triển về năng lực văn học, phát triển tư duy và năng lực sử dụng ngôn ngữ của các em cũng được nâng lên một cấp độ mới. Ở lứa tuổi này HS có nhu cầu khẳng định mình rất cao, các em có sự nhanh nhạy trước những cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn chương hay một sự vật, hiện tượng trong đời sống. Các em muốn khám phá thể giới quan vượt ra ngoài khả năng và sự hiểu biết của mình, muốn tìm hiểu và lí giải những vấn đề trong cuộc sống bằng những kinh nghiệm của mình.

1.2.2. Về thái độ học tập

Thái độ của HS THPT đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt. Kinh nghiệm của HS THPT dần dần được tích lũy, các em ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc sống tự lập. Do vậy, thái độ của các em đối với việc học tập được tăng lên mạnh mẽ. Các em đã ý thức rõ ràng được kiến thức, kĩ năng hiện có được hình thành trong nhà trường phổ thông để từ những điều đã tri nhận được tham gia vào cuộc sống lao động của xã hội một cách hiệu quả. Điều này đã làm cho học sinh THPT bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm tương lai của mình. Do vậy, GV phải

làm cho các HS hiểu được ý nghĩa và chức năng giáo dục phổ thông đối với giáo dục nghề nghiệp và sự phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.

Mặt khác, ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đã được xác định và thể hiện rõ ràng hơn. Các em bắt đầu có sự chú ý, hứng thú ổn định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt động nào đó. Chính nhứng điều này đã khiến các em có nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu tri thức trong các lĩnh vực tương ứng. Điều đó rất thuận lợi cho việc tích cực hóa hoạt động học tập của HS.

Nhận xét: Với những đặc điểm của tâm lý học lứa tuổi, ta có thể nhận

thấy học sinh THPT có nhu cầu nhận thức, khả năng về trí tuệ và thái độ học tập của các em ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên hiện nay số HS đạt được mức tư duy theo đặc trưng lứa tuổi còn hạn chế. Điều đó cho thấy khơng phải HS do khơng có khả năng phát triển mà cái chính do là các em chưa có điều kiện để phát huy hết khả năng vốn có và năng lực của bản thân mình, làm cho quá trình học tập và rèn luyện năng lực, phẩm chất của các em chưa đạt được kết quả như mong muốn.

HS vốn là chủ thể tích cực, năng động, sáng tạo và tự giác nên cần huy động vậy nên HS khơng chỉ nhận thức mà cịn biết đánh giá, thưởng thức văn học và sử dụng ngôn ngữ phù hợpvới tư cách là một cá thể độc lập, sáng tạo. Đó chính là đích đến của việc đổi mới phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy và học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)