Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong khâu kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông (Trang 79 - 89)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bà

2.2.3. Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong khâu kiểm tra, đánh giá

đánh giá

Việc kiểm tra đánh giá không chỉ là động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học của GV mà cịn góp phần vào sự đổi mới phương pháp học tập, tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Do vậy, GV cần sử dụng đa dạng, linh

hoạt nhiều phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá: GV đánh giá HS, HS tự đánh giá mình dựa trên những tiêu chí nhất định; kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng), kiểm tra viết… nhằm phát triển năng lực của HS.

2.2.3.1. Kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng)

Vấn đáp là phương pháp GV đặt ra những câu hỏi để HS trả lời hoặc ngược lại nhằm rút ra những kết luận về tri thức mới hoặc tổng kết, củng cố, kiểm tra, mở rộng những tri thức mà HS đã học. Đối với phương pháp kiểm tra vấn đáp, GV không nhất thiết chỉ kiểm tra HS đầu giờ và kiểm tra những kiến thức trong bài vừa học mà có thể sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học, cho mọi đối tượng HS với những yêu cầu và mục đích khác nhau.

Khi kiểm tra vấn đáp, GV phải xác định rõ: yêu cầu, mục đích hỏi và xác định rõ từng đối tượng hướng đến của mỗi câu hỏi như: loại câu hỏi yêu cầu thấp (tái hiện, nhắc lại kiến thức đã học) cho HS yếu/trung bình, loại câu hỏi yêu cầu cao hơn (thơng hiểu, giải thích, phân tích, vận dụng) cho HS khá/giỏi.

Trong khi kiểm tra vấn đáp, GV không chỉ chú trọng đến kiến thức mà cần phải rèn luyện thêm kĩ năng nói và trình bày lưu lốt, diễn cảm cho HS. Đặc biệt GV cần chú ý sửa những lỗi về chính tả, cách diễn đạt,…cho HS.

Ví dụ trong bài “PCNN sinh hoạt” GV có thể đưa ra những câu hỏi vấn đáp HS ở nhiều mức độ như:

- Mức độ nhớ:

+ Ngôn ngữ sinh hoạt là gì?

+ Ngơn ngữ sinh hoạt được tồn tại ở những dạng nào?

+ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt gồm những đặc trưng chủ yếu nào?

- Mức độ hiểu:

+ Vì sao trong giao tiếp ngơn ngữ sinh hoạt cần phải cụ thể?

văn học.

+ Vì sao trong những tác phẩm thơ, văn các tác giả vẫn sử dụng những từ ngữ địa phương thuộc ngôn ngữ sinh hoạt?

- Mức độ vận dụng:

+ Vậy văn bản hoặc trích đoạn văn bản ở những dạng nào sẽ thuộc phong cách ngơn ngữ sinh hoạt?

+ Phân tích tính cụ thể và tính cảm xúc trong một câu ca dao:

2.2.3.2. Kiểm tra viết

Là hình thức kiểm tra phổ biến với môn Ngữ văn, được dùng để kiểm tra nhiều học sinh trong một thời điểm giúp học sinh rèn luyện năng lực biểu đạt bằng ngôn ngữ viết. Có hai dạng kiểm tra viết cơ bản: Kiểm tra viết dạng tự luận (trả lời ngắn; trả lời dài) và kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan.

* Dạng trắc nghiệm khách quan: - Khái niệm:

Là hình thức kiểm tra yêu cầu HS lựa chọn đáp án đúng hoặc đúng nhất từ những câu trả lời có sẵn cho mỗi câu hỏi hoặc đưa ra một phương án trả lời đúng nhất cho câu hỏi. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan gồm có 5 kiểu cơ bản: Câu hỏi điền khuyết, câu hỏi đúng – sai, câu hỏi ghép đôi, câu hỏi nhiều lựa chọn và câu hỏi trả lời ngắn.

- Yêu cầu đối với dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan:

+ Câu hỏi phải đánh giá được những nội dung trọng tâm, quan trọng + Câu dẫn phải đưa ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể + Khơng nên trích ngun văn những câu đã có sẵn trong sách giáo khoa. + Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập, không liên quan tới đáp án đúng của những câu hỏi khác trong bài kiểm tra.

+ Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý, có thể đánh lừa đối với những HS chưa nắm vững kiến thức.

+ Mỗi câu hỏi chỉ có 1 đáp án chính xác nhất.

+ Các câu hỏi đưa ra ở nhiều mức độ: nhớ, hiểu, vận dụng,…

- Vận dụng trong cụm bài về Phong cách ngơn ngữ:

GV có thể vận dụng kiểm tra đánh giá HS về cụm bài Phong cách ngôn ngữ dưới dạng trắc nghiệm khách quan thông qua các phiếu học tập như đã nêu ở mục 2.4.2.5. GV cũng có thể vận dụng kiểu câu hỏi trả lời ngắn để yêu cầu HS nhận biết, phân tích phong cách ngơn ngữ của văn bản nêu ra ở phần Đọc – hiểu trong đề kiểm tra cuối kì hoặc trong kì thi THPT Quốc gia.

* Dạng trắc nghiệm tự luận - Khái niệm:

Là hình thức kiểm tra buộc HS phải tự trình bày ý kiến để giải đáp yêu cầu mà câu hỏi nêu ra. Câu trả lời có thể là một đoạn văn, một bài văn ngắn hoặc một bài tiểu luận. Câu hỏi tự luận cho phép HS có một khoảng tự do tương đối khi trả lời nhưng đồng thời đòi hỏi HS phải đào sâu suy nghĩ, phải biết sắp xếp, diễn đạt ý của mình một cách chính xác, sáng sủa.

Có hai kiểu bài tự luận: Bài luận ngắn (câu hỏi hạn chế nội dung câu trả lời đồng thời hạn chế hình thức trả lời) và bài luận dài (câu hỏi để HS tự do thể hiện suy nghĩ của mình, cách hành văn riêng của mình).

- Yêu cầu đối với dạng câu hỏi tự luận: + Câu hỏi đánh giá nội dung trọng tâm

+ Câu hỏi yêu cầu HS vận dụng kiến thức vào những tình huống mới + Câu hỏi thể hiện được nội dung và cấp độ tư duy cần đo của HS + Câu hỏi phù hợp với trình độ nhận thức với từng đối tượng HS

+ Câu hỏi yêu cầu HS phải hiểu chứ không chỉ là ghi nhớ những khái niệm, thông tin

+ Câu hỏi nên gợi ý rõ về độ dài của bài luận hoặc là các tiêu chí cần đạt. - Vận dụng trong cụm bài về Phong cách ngôn ngữ:

luận ngắn để GV kiểm tra đánh giá mức độ thông hiểu, vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ mà HS đã được học. Ngồi ra GV cũng có thể kiểm tra cách diễn đạt, lối hành văn, cách sử dụng từ ngữ của HS trong bài làm.

+ Bài “Phong cách ngơn ngữ nghệ thuật” GV có thể đưa ra câu hỏi tự luận:

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) phân tích những hình tượng thể hiện tâm trạng của người chinh phụ trong 8 câu thơ đầu đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Đặng Trần Côn)

+ Bài “Phong cách ngơn ngữ báo chí” GV có thể đưa ra câu hỏi tự luận:

Hãy viết bài phóng sự ngắn mang tính thời sự về hiện tượng nghiện facebook của học sinh trường em.

+ Bài “Phong cách ngơn ngữ chính luận” GV có thể đưa ra câu hỏi tự luận:

Vấn đề độc lập dân tộc là vấn đề sống còn của một quốc gia. Tuy nhiên bàn về vấn đề này lại có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng vấn đề chủ quyền dân tộc là chuyện của Đảng và Chính phủ. Lại có ý kiến cho rằng đó là vấn đề riêng của thanh niên, những người được coi là thế hệ gánh vác trọng trách của Tổ quốc.

Anh/chị có đồng tình với những quan điểm trên hay không? Hãy viết một bài văn trình bày quan điểm của anh/chị về vấn đề chủ quyền dân tộc. 2.2.3.3. Kiểm tra đánh giá hoạt động và sản phẩm học tập

Đánh giá hoạt động là một thuật ngữ chung được sử dụng để chỉ những đánh giá mà trong đó HS được yêu cầu thực hiện những kiến thức và kĩ năng của mình để tạo ra một sản phẩm hay một hoạt động đã định. Đánh giá hoạt động có thể được sử dụng để thay thế các bài kiểm tra. Thay vì việc yêu cầu HS thể hiện kiến thức và kĩ năng của mình thơng qua việc trả lời một số câu hỏi cụ thể, đánh giá hoạt động yêu cầu HS thực hiện những thao tác để tạo ra một sản phẩm hoặc chuẩn bị cho một hoạt động mà HS phải thực hiện trong một khoảng thời gian mở. Không giống như bài kiểm tra, câu hỏi thường chỉ tập trung vào một mục tiêu dạy học/ tiêu chí đánh giá đơn lẻ, việc giao nhiệm

vụ để HS tạo ra một sản phẩm thể hiện HS đã làm chủ được nhiều mục tiêu khác nhau một cách liên tục.

Hoạt động và sản phẩm ở đây không phải là tất cả các hoạt động mà HS thực hiện ở trên lớp, trong q trình học tập. Đó là những hoạt động và sản phẩm đã được GV lên kế hoạch từ trước, nằm trong mục tiêu dạy học và GV cũng đóng vai trị trợ giúp trong q trình trợ giúp đồng thời tiến hành đánh giá. GV theo dõi, đánh giá khả năng nhận thức, thái độ học tập thông qua các hoạt động như: tiếp nhận nhiệm vụ, tự học cá nhân, trao đổi thảo luận, tư duy sáng tạo học tập và trình bày sản phẩm học tập, các kỹ năng thao tác thực hành,… Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn. Ngồi ra GV cũng nên chuẩn bị các tiêu chí đánh giá, phân tích hướng dẫn cho HS cách tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau; thường xuyên tổ chức cho HS tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau thông qua tổ chức trò chơi học tập, đánh giá sản phẩm học tập.

* Vận dụng trong cụm bài về Phong cách ngôn ngữ:

Cách kiểm tra đánh giá hoạt động và sản phẩm của HS phù hợp với phương pháp dạy học theo dự án, bởi vậy khi vận dụng dạy học dự án bài

“Phong cách ngơn ngữ báo chí”, GV có thể xây dựng các tiêu chí để đánh

giá HS và HS tự đánh giá lẫn nhau như bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Điểm của GV Điểm của nhóm khác Nội dung

Nghiên cứu đầy đủ nội dung yêu cầu 20 Minh họa nội dung đầy đủ trong bài

trình chiếu 10

học Điểm 40 Bố cục trình bày Bố cục hợp lý, dễ theo dõi 10 Hình ảnh, clip sinh động 5 Lỗi chính tả, lỗi về cách diễn đạt 5

Điểm 20

Nhóm thuyết trình

Phong cách thuyết trình tự tin, cuốn

hút 5

Sự phối hợp của các thành viên trong

nhóm 5

Trình bày nội dung trọng tâm, rõ ràng,

dễ hiểu 10

Hiểu được nội dung thuyết báo cáo, trả lời thuyết phục các câu hỏi chất vấn

10

Điểm 30

Tính hiệu quả

Thu hút được người nghe 5

Vấn đề được làm sáng tỏ 5

Điểm 10

Tổng điểm 100

2.3. Một số lƣu ý khi thực hiện các biện pháp

* Lưu ý chung

Khi vận dụng các biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động của HS trong dạy học nói chung và dạy học cụm bài về Phong cách ngơn ngữ nói riêng, GV cần lưu ý một vài điều sau:

- Tích cực hóa hoạt động học tập của HS nhưng vẫn phải bám sát với mục tiêu, chương trình, nội dung theo quy định của Bộ giáo dục.

hợp với các đối tượng HS.

- Cân đối thời gian hợp lí giữa các hoạt động trong quá trình dạy học. - Các biện pháp phải được thực hiện một cách nghiêm túc, tránh khuynh hướng hình thức, đối phó sẽ khơng mang lại hiệu quả tối ưu mà các PPDH tích cực mang lại.

- Không áp dụng các biện pháp một cách máy móc mà cần phối hợp một cách linh hoạt,hài hòa, phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học và điều kiện cụ thể của từng nthà trường.

- Chú trọng phát triển năng lực tự học, phát huy được tính chủ động và

tích cực của HS.

* Lưu ý khi tích cực hóa hoạt động học tập của HS trong dạy học cụm bài

về Phong cách ngôn ngữ

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Những PPDH tích cực mà GV áp dụng

phải rèn kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo PCNN sinh hoạt cho HS. Qua đó hình thành và nâng cao năng lực giao tiêp hằng ngày cho HS trong việc dùng từ, biểu hiện tình cảm, thái độ.

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Những PPDH tích cực mà GV áp dụng

phải rèn kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo PCNN nghệ thuật cho HS. Ngoài ra GV hướng dẫn HS nhận biết được ngồi chức năng để thơng tin cần nhấn mạnh đến chức năng thẩm mỹ của PCNN nghệ thuật. Bởi đặc trưng chủ yếu của PCNN nghệ thuật là tính hình tượng do vậy các hoạt động học tập cũng như các bài tập có liên quan cần phải lưu ý đến đặc điểm này.

- Phong cách ngơn ngữ báo chí: Những PPDH tích cực mà GV áp dụng phải hướng dẫn cho HS tự nhận biết và phân biệt được các thể loại báo chí qua các ví dụ, hơn nữa GV cần nhấn mạnh đến tính ngắn gọn và tính chính xác của PCNN báo chí. Đặc biệt sau khi tìm hiểu lí thuyết GV có thể tích cực hóa hoạt động học tập của HS bằng cách yêu cầu HS tự viết một bài phóng sự hoặc

thực hiện một cuộc phỏng vấn,… để HS được thực hành, vận dụng vào thực tiễn.

- Phong cách ngơn ngữ chính luận: Những PPDH tích cực mà GV áp dụng

phải rèn được kĩ năng phân tích và sử dụng ngơn ngữ theo PCNN chính luận cho HS. GV hướng dẫn để HS chỉ ra được các mặt biểu hiện của PCNN chính luận trong đoạn văn (về từ ngữ, ngữ pháp, biện pháp tu từ), ngoài ra HS phân biệt được nghị luận và chính luận để không bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

- Phong cách ngôn ngữ khoa học: Những PPDH tích cực mà GV áp dụng

phải rèn kĩ năng phân tích và sử dụng ngơn ngữ theo PCNN khoa học cho HS. Sau khi tìm hiểu lí thuyết GV có thể tích cực hóa hoạt động học tập của HS bằng cách yêu cầu HS tự viết một bài báo cáo khoa học về một số sự vật, hiện tượng trong đời sống. Với bài báo cáo này HS có thể kết hợp, lồng ghép kiến thức với các môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên.

- Phong cách ngơn ngữ hành chính: Những PPDH tích cực mà GV áp dụng

phải hình thành được kĩ năng soạn thảo một số văn bản hành chính cho HS. Qua những PPDH, HS nhận biết được một số loại văn bản hành chính thơng thường như đơn từ, thơng báo, biên bản,… sau đó HS được thực hành, luyện tập viết văn bản hành chính theo mẫu mà GV cung cấp.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên đây là một số biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong cụm bài về Phong cách ngôn ngữ. Khi vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực chúng ta cần chú ý khai thác khả năng tiềm ẩn của HS trong dạy học, coi trọng các phương pháp nhằm phát triển các năng lực như: năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực tư duy,năng lực sáng tạo,

năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề,… và rèn luyện các kĩ năng cần thiết. Dạy học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ theo hướng này, GV cần nghiên cứu, hiểu rõ các dấu hiệu đặc trưng và mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý: hứng thú, tự giác và tích cực.

Thực hiện đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong nội dung chương trình SGK Ngữ văn THPT. Những biện pháp này cơ bản đã giải quyết được một số khó khăn trong giờ dạy - học cụm bài về Phong cách ngơn ngữ, giúp HS nâng cao tính chủ động trong học tập. Những biện pháp này chỉ có thể đạt được hiệu quả khi tích cực hóa hoạt động học tập của HS, HS thực sự là chủ thể sáng tạo, năng động trong các hoạt động, nhiệm vụ học tập do GV hướng dẫn.

Để vận dụng những PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS đòi hỏi bản thân người dạy phải có tri thức chuyên môn sâu rộng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)