Nội dung và tiến trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông (Trang 90 - 91)

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm

3.3.1. Nội dung thực nghiệm

Do sự hạn hẹp về điều kiện thời gian, chúng tôi không thể triển khai thực nghiệm tất cả 6 phong cách ngơn ngữ trong chương trình Ngữ văn THPT; vậy nên chúng tôi chỉ tiến hành dạy thực nghiệm hai tiết bài “Phong cách ngơn ngữ sinh hoạt” theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS.

Từ mục tiêu, nội dung bài học chúng tôi đã thiết kế bài giảng theo định hướng ba phần:

+ Phần II: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt + Phần III: Luyện tập

Sau khi dạy thực nghiệm chúng tôi tiến hành so sánh giữa lớp thực nghiệm với lớp đối chứng để bước đầu đánh giá hiệu quả và tính khả thi của việc dạy học bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS căn cứ dựa trên trên kết quả chúng tôi kiểm tra và khảo sát HS sau giờ dạy.

3.3.2. Tiến trình thực nghiệm

- Bước 1: Lựa chọn lớp thực nghiệm, lớp đối chứng

- Bước 2: Chọn bài thực nghiệm: Bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” - Bước 3: GV tiến hành trao đổi

+ Đối với lớp thực nghiệm: GV sử dụng PPDH theo hướng tích cực + Đối với lớp đối chứng: GV sử dụng PPDH truyền thống, không sử dụng PPDH truyền thống mà chúng tôi đang nghiên cứu.

- Bước 4: Tiến hành dạy bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

- Bước 5: Kiểm tra và chấm điểm

- Bước 6: Xử lý số liệu, phân loại kết quả học tập

- Bước 7: Phát phiếu khảo sát về tính hiệu quả của dạy học theo hướng tích cực đối với HS và xử lý số liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)