Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong khâu chuẩn bị bài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông (Trang 50 - 55)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bà

2.2.1. Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong khâu chuẩn bị bài

2.2.1.1. Hướng dẫn học sinh sưu tầm và tìm hiểu tư liệu liên quan đến bài học

Từ trước đến nay sau mỗi tiết học/ bài học GV thường chỉ yêu cầu HS soạn bài theo hình thức trả lời các câu hỏi có sẵn trong SGK vào vở soạn bài sau đó GV thu vở soạn để chấm điểm. Tuy nhiên yêu cầu này của GV rất dễ xảy ra tình trạng HS chép đối phó, làm cho đủ mà không hề hiểu được bản chất của vấn đề, không thể vận dụng trong những trường hợp khác nhau. Vì thế để nâng cao chất lượng chuẩn bị bài, GV cần yêu cầu HS sưu tầm và tìm hiểu thêm những tư liệu có liên quan đến bài học.

Sưu tầm và tìm hiểu tư liệu liên quan đến bài học tức là GV yêu cầu, hướng dẫn HS thu thập, tìm kiếm những thơng tin, tư liệu có liên quan trực tiếp đến bài học để trong q trình học HS có thể liên hệ, vận dụng, phân tích, đối chiếu với những nội dung, kiến thức trong SGK.

Việc sưu tầm những tư liệu liên quan đến cụm bài PCNN có thể khơi gợi sự hứng thú cho HS bởi những tư liệu mà HS sưu tầm được sẽ chính là những ví dụ được lấy từ thực tiễn đời sống, từ những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể của các em. Từ việc tìm hiểu những ví dụ đó các em sẽ hiểu được đặc trưng của từng phong cách ngơn ngữ và hồn cảnh sử dụng của chúng.

* Cách thực hiện:

- Sau tiết học trước, ngồi việc dặn dị HS soạn bài và chuẩn bị bài ở nhà, GV yêu cầu HS (có thể làm việc cá nhân hoặc nhóm) tìm hiểu thêm những tư liệu liên quan đến bài học sau theo dự hướng dẫn của mình.

- HS sẽ thực hiện sưu tầm tư liệu trong thời gian ngoài giờ lên lớp, HS có thể trao đổi, hỏi các bạn trong lớp hoặc nhờ tới sự trợ giúp của GV.

- Sau khi tìm hiểu, thu thập xong HS có thể ghi lại vào giấy hoặc trực tiếp mang sản phẩm theo yêu cầu của GV để phục vụ cho tiết học trên lớp.

* Vận dụng trong dạy học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ

Với mỗi bài Phong cách ngôn ngữ, GV sẽ yêu cầu HS thu tập và tìm kiếm những nguồn tư liệu khác nhau tùy vào đặc trưng của mỗi loại PCNN .

- Bài “PCNN sinh hoạt”

GV yêu cầu HS chuẩn bị:

+ Ghi lại cuộc phỏng vấn giữa em và một người bạn về đề tài “ Việc sử dụng túi nilon ở nơi bạn sinh sống”

+ Tìm một đoạn hội thoại bất kì của các nhân vật trong một truyện mà em đã được học/ đọc.

+ Trích một đoạn trong một bức thư hoặc nhật kí của em hoặc em sưu tầm được.

+ Tìm một số từ ngữ địa phương chỉ được sử dụng ở nơi em sinh sống.

- Bài “PCNN nghệ thuật”

GV yêu cầu HS chuẩn bị:

+ Tìm và viết lại một bài thơ hoặc bài ca dao em đã được học/ đọc mà em u thích nhất.

+ Tìm 2 tác phẩm cùng thể loại (thơ, truyện,…), cùng viết về một chủ đề của hai tác giả khác nhau mà em biết.

- Bài “PCNN báo chí”

GV yêu cầu HS chuẩn bị: tìm hiểu và thu thập một số bài báo thuộc các thể loại báo chí khác nhau.

- Bài “PCNN chính luận”

GV yêu cầu HS chuẩn bị: tìm hiểu và thu thập những văn bản mang tính chất trọng đại của một quốc gia trong hai thơi kì văn học: văn học trung đại và văn học hiện đại.

- Bài “PCNN khoa học”

GV yêu cầu HS chuẩn bị: tìm hiểu và ghi lại một số khái niệm, định lý hoặc

1 đoạn văn bản trong các mơn học như Tốn, Lý, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Địa lý,… - Bài “PCNN hành chính”

GV yêu cầu HS chuẩn bị:

+ Tìm hiểu và thu thập một văn bản là giấy chứng nhận của một cơ quan nhà nước.

+ Tìm hiểu và thu thập một văn bản là đơn của một công dân gửi đến cơ quan nhà nước.

Có thể nói việc thu thập và tìm hiểu những tư liệu liên quan đến bài học sẽ giúp HS có thể liên hệ bài học của mình với nhiều nguồn thông tin ở các kênh thông tin khác nhau. HS sẽ được tiếp cận với bài học một cách chủ động, qua đó HS cũng nhận thấy được sự liên hệ giữa kiến thức trong bài học của mình với những kiến thức khác trong sách vở và những kiến thức trong đời sống thực tiễn.

2.2.1.2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài bằng hệ thống câu hỏi

Việc xây dựng hệ thống câu hỏi có vai trị rất quan trọng trong quá trình dạy học. Việc đưa ra những câu hỏi là cách tốt nhất để HS rèn luyện tư duy, lôi cuốn HS tham gia vào bài học. Hơn nữa việc đặt câu hỏi còn là cách để GV khơi gợi, dẫn dắt vào vấn đề và có thể kiểm tra về trình độ nhận thức của HS. Câu hỏi mà GV yêu cầu có thể kết hợp với việc tìm hiểu tư liệu liên quan đến bài học trước đó.

Câu hỏi có thể ở nhiều dạng như: câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, câu hỏi liên tưởng, câu hỏi bình luận, câu hỏi liên hệ,… Hệ thống câu hỏi phải giúp HS đạt dần tới mục tiêu chung của bài học, không quá dễ để HS buộc phải suy nghĩ và khơng q khó để HS có thể trả lời được.

* Cách thực hiện:

- Ngoài việc yêu cầu HS trả lời các câu hỏi có sẵn trong SGK để tìm hiểu bài học, GV cần lựa chọn và xây dựng thêm một số câu hỏi có liên quan đến bài học và có liên quan đến những tư liệu mà GV yêu cầu HS tìm hiểu.

- HS trả lời theo các câu hỏi trong SGK và trả lời thêm những câu hỏi mà GV yêu cầu để việc chuẩn bị bài không chỉ là chép đối phó mà để kích thích tư duy của HS, mở rộng kiến thức, hiểu sâu hơn bài học.

* Vận dụng trong dạy học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ

- Bài “PCNN sinh hoạt”

GV có thể đặt ra các câu hỏi sau để HS chuẩn bị:

+ Xác định thời gian, không gian, nhân vật trong đoạn hội thoại mà em vừa tìm được.

+ Xác định thời gian, khơng gian, nhân vật trong bức thư/ đoạn nhật kí mà em tìm được.

+ Cảm xúc của người nói được thể hiện như thế nào trong đoạn trích đó? Căn cứ vào từ ngữ nào mà em có thể khẳng định được điều đó?

+ Với vốn hiểu biết của mình em hãy giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Vẫn câu tục ngữ ấy em hãy nhờ một người khác giải thích và ghi lại lời giải thích câu tục ngữ ấy.

- Bài “PCNN nghệ thuật”

GV có thể đặt ra các câu hỏi sau để HS chuẩn bị:

+ Phân tích hình tượng trong bài thơ/ bài ca dao mà em tìm được. Ý nghĩa của hình tượng ấy.

+ Cùng viết về 1 chủ đề nhưng 2 tác phẩm em thu thập được của 2 tác giả có sự khác biệt như thế nào? Phân tích để chỉ ra được sự khác biệt ấy?

- Bài “PCNN báo chí”

GV có thể đặt ra các câu hỏi sau để HS chuẩn bị:

+ Chỉ ra những đặc điểm của thể loại báo chí mà em tìm hiểu được. +Theo em làm cách nào để một bài báo có thể hấp dẫn, thu hút được người đọc?

- Bài “PCNN chính luận”

GV có thể đặt ra các câu hỏi sau để HS chuẩn bị:

+ Sau khi thu thập các tác phẩm, em hãy cho biết tác giả đã đặt ra những vấn đề nào trong những tác phẩm ấy??

những quan điểm, ý kiến của mình?

- Bài “PCNN khoa học”

GV có thể đặt ra những câu hỏi sau để HS chuẩn bị:

+ Nội dung thông tin của đoạn văn bản mà em thu thập được. + Văn bản em thu thập thuộc loại văn bản khoa học nào? + Tìm các thuật ngữ khoa học có trong văn bản.

- Bài “PCNN hành chính”

GV có thể đặt ra các câu hỏi sau để HS chuẩn bị:

+ Tìm sự giống và khác nhau giữa các văn bản em tìm được.

+ Theo em, văn bản hành chính thường được sử dụng bởi những kiểu câu nào? Vì sao người viết thường sử dụng những kiểu câu ấy?

+ Em hãy tự viết một lá đơn xin nghỉ học.

Việc GV xây dựng thêm những câu hỏi để HS chuẩn bị bài giúp cho việc thu thập những tài liệu liên quan đến cụm bài PCNN trở nên có ý nghĩa hơn. HS khơng chỉ dừng lại ở việc phát hiện mà còn được định hướng chiều sâu vào những nội dung then chốt của bài học. Để trả lời được những câu hỏi ấy bắt buộc HS phải đọc, tìm hiểu kĩ nội dung bài để từ đó liên hệ với câu hỏi mà GV yêu cầu. Những nhiệm vụ, câu hỏi mà GV yêu cầu giúp hình thành năng lực tự học cho HS thể hiện qua việc HS tự tìm tịi những tài liệu liên quan đến bài học để có sự so sánh, đối chiếu, tự biết vận dụng chuyển hóa kiến thức bài học dưới sự định hướng và dẫn dắt của GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)