Phân tích nội dung dạy học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông (Trang 31 - 37)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Về cụm bài Phong cách ngơn ngữ trong chƣơng trình Ngữ văn trung học phổ

1.3.2. Phân tích nội dung dạy học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ

1.3.2.1. Nội dung phân phối cụm bài về Phong cách ngơn ngữ trong chương trình Ngữ văn THPT năm học 2018 – 2019

Bảng 1.1. Nội dung phân phối cụm bài về Phong cách ngôn ngữ

Lớp Tên bài Số tiết Thứ tự tiết

10 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 2

Tiết 35 Tiết 36

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 1 Tiết 86

11 Phong cách ngôn ngữ báo chí 2

Tiết 47 Tiết 48

Tiết 106

12

Phong cách ngôn ngữ khoa học 2 Tiết 13 Tiết 14

Phong cách ngơn ngữ hành chính 2 Tiết 92 Tiết 93

Nhìn chung số lượng tiết của cụm bài phong cách ngôn ngữ là khá nhiều, chiếm 10 tiết trong tổng số 10 tiết tồn bộ chương trình phần tiếng Việt ở THPT. Trong đó phần lớn các bài đều chiếm hai tiết, ngoại trừ bài Phong

cách ngôn ngữ nghệ thuật. Đây là nhóm bài hình thành tri thức kĩ năng mới

cho HS vì vậy ngồi việc cung cấp những đơn vị kiến thức mới, GV còn phải củng cố cho HS qua hoạt động thực hành, luyện tập.

1.3.2.2. Phân tích nội dung dạy học cụm bài Phong cách ngôn ngữ a. Về nội dung dạy học cụm bài Phong cách ngơn ngữ

Theo chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT, các bài học tiếng Việt nói chung và cụm bài Phong cách ngơn ngữ nói chung được chia thành hai loại: bài hình thành kiến thức và bài luyện tập. Bài hình thành kiến thức thường có cấu tạo 3 phần: phân tích ngữ liệu được cung cấp, rút ra nhận xét/ ghi nhớ và luyện tập. Phần phân tích ngữ liệu được tổ chức với các nhiệm vụ cụ thể như đọc ngữ liệu, trả lời các câu hỏi nhằm hình thành kiến thức mới. Phần rút ra nhận xét, ghi nhớ là phần chốt lại những kiến thức quan trọng, HS đã hiểu rõ sau khi phân tích ngữ liệu. Phần luyện tập là những câu hỏi, bài tập nhằm củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức đã học.

Quy trình này có thể khái qt thành các hoạt động sau:

- Hoạt động khởi động: Mục đích của hoạt động này là giúp HS huy

động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm về mặt ngôn ngữ/ tiếng Việt mà HS đã được học để có thể kết nối với kiến thức mới trong bài học đồng thời tạo tâm lí tích cực giúp HS sẵn sàng các nhiệm vụ mới của bài học.

- Hoạt động hình thành kiến thức: Mục đích của hoạt động này là giúp HS từng bước chiếm lĩnh kiến thức mới dựa trên những kiến thức, kĩ năng kinh nghiệm đã có về ngơn ngữ tiếng Việt để đọc, phân tích, xử lí các ngữ liệu có liên quan. Hoạt động này gồm những nhiệm vụ cụ thể:

+ Phân tích ngữ liệu: GV hướng dẫn HS đọc và phân tích ngữ liệu theo yêu cầu của các câu hỏi và bài tập theo các hình thức học tập khác nhau (cá nhân, cặp đơi, nhóm).

+ HS báo cáo kết quả (có thể báo cáo trực tiếp với GV, báo cáo nhóm, báo cáo trước lớp hoặc làm vào phiếu học tập,…)

+ GV và HS cùng trao đổi nhận xét, sửa lỗi sau đó GV chốt lại những nội dung cần lưu ý là những đơn vị kiến thức mới cần hình thành.

- Hoạt động thực hành, luyện tập: Mục đích của hoạt động này là

giúp HS củng cố kiến thức đã hình thành thơng qua việc vận dụng kiến thức đó để giải quyết các câu hỏi, bài tập, tình huống cụ thể của từng phong cách ngôn ngữ.

b. Về đặc trưng cơ bản của các phong cách ngôn ngữ

Khái niệm phong cách ngôn ngữ

Phong cách ngơn ngữ là tồn bộ những đặc điểm về cách thức diễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt trong mỗi loại văn bản nhất định.

Phân loại các phong cách ngôn ngữ

Căn cứ vào lĩnh vực giao tiếp trong những hoạt động thực tiễn, người ta chia ra sáu loại phong cách ngôn ngữ sau:

Ngôn ngữ sinh hoạt

Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói hoặc có thể ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng lại ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.[21]

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ dùng chủ yếu trong các tác phẩm văn chương, khơng chỉ có chức năng thơng tin mà cịn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Ngôn ngữ nghệ thuật được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ cao.[21]

Ngơn ngữ báo chí

Ngơn ngữ báo chí là ngơn ngữ được dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Ngơn ngữ báo chí thường được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm…[22]

Ngơn ngữ chính luận

Ngơn ngữ chính luận là ngơn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo,…nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng…theo một quan điểm chính trị nhất định.[22]

Ngơn ngữ khoa học

Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong phạm vi giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.

- Dạng viết : sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, cơng thức, sơ đồ… - Dạng nói : yêu cầu về phát âm và diễn đạt trên cơ sở một đề cương. [23]

Ngơn ngữ hành chính

Ngơn ngữ hành chính là ngơn ngữ được dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế… hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lí. [23]

Đặc trưng cơ bản của các phong cách ngơn ngữ

-Tính cụ thể: Cụ thể về hoàn cảnh, con người và về cách diễn đạt, sử dụng từ ngữ,...

-Tính cảm xúc: Khơng lời nói nào nói ra lại khơng mang tính cảm xúc. -Tính cá thể: Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, ngồi giọng nói thì cách dùng từ ngữ, lựa chọn kiểu câu của mỗi người cũng thể hiện cá tính: mỗi người thường có vốn từ ngữ riêng, những cách nói riêng…Qua giọng nói, cách sử dụng từ ngữ và cách nói thường dùng, ta có thể biết được lời nói của ai, thậm chí đốn biết được tuổi tác, giới tính, cá tính, địa phương…của họ.[21]

Phong cách ngơn ngữ nghệ thuật

-Tính hình tượng: Là khả năng tạo ra những hình tượng nhờ cách diễn

đạt ngơn ngữ có hình ảnh, màu sắc, âm thanh,.. và người đọc dùng tri thức vốn sống của mình để liên tưởng và suy nghĩ.

-Tính truyền cảm: Thể hiện ở chỗ ngôn ngữ nghệ thuật làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn, u thích…như chính người nói (viết). Ngơn ngữ nghệ thuật là tạo ra sự hòa đồng, giao cảm, cuốn hút, gợi cảm xúc cho người đọc.

-Tính cá thể hóa: Ngơn ngữ là phương tiện diễn đạt chung của cộng đồng nhưng khi được các nhà văn nhà thơ sử dụng thì mỗi người lại có khả năng thể hiện một giọng riêng, một phong cách riêng. Sự khác nhau về ngôn ngữ là ở cách dùng từ, đặt câu và cách sử dụng hình ảnh, bắt nguồn từ cá tính sáng tạo của người viết. Tính cá thể hóa cịn được thể hiện ở trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật; ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, từng hình ảnh, từng tình huống trong tác phẩm.Tính cá thể hóa tạo cho ngơn ngữ nghệ thuật những sáng tạo mới lạ, không bị trùng lặp. [21]

Phong cách ngơn ngữ báo chí

- Tính thơng tin- thời sự: Ngơn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá những tin tức nóng hổi hằng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Để đảm bảo chất lượng thông tin, ngôn ngữ phải chính

xác, nhất là những thơng tin về thời gian, địa điểm, sự kiện, nhân vật.

-Tính ngắn gọn: Văn báo chí là lối văn ngắn gọn, lượng thơng tin đủ. -Tính sinh động, hấp dẫn: Muốn thu hút sự chú ý của người đọc, ngôn ngữ báo chí phải kích thích được sự tị mị, hiểu biết của họ. Điều đó thể hiện ở cách dùng từ và đặt câu, nhưng trước hết tính hấp dẫn phải được thể hiện ở tiêu đề của bài báo. [22]

Phong cách ngơn ngữ chính luận

-Tính cơng khai về quan điểm chính trị: Ngơn từ chính luận khơng chỉ

có chức năng thơng tin mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (hay người nói) một cách cơng khai, dứt khốt

-Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

-Tính truyền cảm, thuyết phục:Ngơn ngữ chính luận là cơng cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc(người nghe). [22]

Phong cách ngơn ngữ khoa học

- Tính khái qt, trừu tượng: Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ

khoa học. Đó là lớp từ chuyên dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học. Từ ngữ trong văn bản khoa học chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các phép tu từ. Kết hợp sử dụng các kí hiệu, chữ số, những sơ đồ, bảng biểu, cơng thức...

- Tính lí trí, lơgic: Tính lí trí, lơgíc của ngơn ngữ khoa học thể hiện ở nhiều phương tiện ngôn ngữ . Ngoài lớp từ ngữ thể hiện khái niệm và tư duy khoa học, thì câu văn khoa học là câu văn chặt chẽ, mạch lạc, là một đơn vị thơng tin có cú pháp chuẩn.Câu văn liên kết thành đoạn văn và phục vụ cho lập luận khoa học. Cả văn bản cũng được tổ chức mạch lạc để cho lập luận logic.

- Tính khách quan, phi cá thể: Ngơn ngữ khoa học không mang sắc thái cá nhân.Từ ngữ, câu văn, kết cấu văn bản trong ngôn ngữ khoa học thiên về tính khái qt, trí tuệ, lơgíc. [23]

- Tính khn mẫu: Kết cấu của văn bản hành chính có tính bắt buộc gồm 3 phần:

+ Phần đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ; tên cơ quan ban hành, số hiệu văn bản, địa điểm, thời gian ban hành văn bản

+ Phần chính: nội dung văn bản.

+ Phần cuối: chức vụ, chữ kí và họ tên của người kí văn bản, dấu cơ quan, nơi nhận…

- Tính minh xác: Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý, khơng dùng lối biểu đạt hàm ý hoặc các phép tu từ.

- Tính cơng vụ: Những biểu đạt tình cảm của cá nhân bị hạn chế ở mức tối đa. Các từ ngữ biểu cảm nếu dùng chỉ mang tính khn mẫu, ước lệ. [23]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)