Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông (Trang 107 - 119)

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.5. Đánh giá chung

Từ các cuộc trao đổi với GV về giáo án thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy GV đều đồng tình với các biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS trong dạy học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ mà luận văn đề cập. Từ đó GV cũng bày tỏ mong muốn có nhiều thơng tin, tài liệu tham khảo nhằm mục đích thay đổi các PPDH Ngữ văn để phát huy được tính tích cực, chủ động của HS một cách tối ưu nhất.

Nhìn vào kết quả đạt được kết hợp với việc chấm bài chúng tôi nhận thấy rằng khả năng tiếp nhận của HS khi học bài Phong cách ngôn ngữ sinh

hoạt theo giáo án thực nghiệm đã tốt lên rất nhiều. Ngoài việc HS đạt được

những yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng, các em đã hiểu được thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt và phân tích được các đặc trưng cơ bản và lấy được ví dụ minh họa. Quan trọng hơn trong giờ học thực nghiệm khơng khí lớp học diễn ra rất sôi nổi và hào hứng, HS được hoạt động liên tục, tham gia vào các hoạt động GV mà yêu cầu một cách tích cực chứ khơng cịn chỉ là ngồi nghe giảng rồi ghi chép thụ động. Tất cả các đối tượng HS từ trung bình, khá, giỏi đều có điều kiện tham gia vào các hoạt động học tập. Tuy kết quả tiếp nhận của mỗi đối tượng HS là khác nhau, trong giờ HS cịn gặp phải một số khó khăn nhất định nhưng tất cả các em đã được hoạt động theo đúng nghĩa “hoạt động hóa” hay “tích cực hóa”. Thơng qua tiết học các kĩ năng của HS cũng được rèn luyện và phát triển các kĩ năng như: kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc

nhóm, giải quyết vấn đề,…

Tuy nhiên trong tiết dạy thực nghiệm vẫn cịn gặp phải vấn đề chưa thế khắc phục đó là thời gian 45p/một tiết học quy định trong nhà trường vẫn cịn khá gị bó khiến cho GV cịn hơi lúng túng trong việc điều phối thời gian cho phù hợp. Để khắc phục hạn chế, chúng tôi sẽ cố gắng, nỗ lực hơn nữa để tìm ra các giải pháp trong thời gian tới.

Tiểu kết chƣơng 3

Ở chương 3 chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS trong dạy học cụm bài về Phong cách ngơn ngữ. Vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việc thực nghiệm chưa được tiến hành với số lượng bài học và HS đa dạng, chưa đủ chắc chắn để khẳng định thành công của đề tài. Song với những kết quả đạt được bước đầu chúng tơi có thể đánh giá:

- Những PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS đã phát huy được khả năng nhận thức, sự chủ động, sáng tạo, tự tin của HS trong quá trình học tập. HS nhận thấy mình được rèn luyện các kĩ năng cần thiết và tăng sự đoàn kết tương tác với bạn bè. Tuy nhiên các em cịn gặp phải một số khó khăn trong q trình học nhưng những khó khăn ấy hồn tồn có thể khắc phục được trong những giờ học sau.

- Để giờ học đạt hiệu quả, GV cần đầu tư thời gian, tham khảo tài liệu để chuẩn bị giáo án một cách chu đáo, thiết kế được những hoạt động dạy học để khuyến khích HS tích cực tham gia, phát huy được những năng lực vốn có của HS. Khi đánh giá HS, GV cần hướng đến phát triển trí tuệ, óc sáng tạo của HS và khuyến khích vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế đời sống một cách linh hoạt, hiệu quả.

KẾT LUẬN

Đề tài đã thực hiện được đầy đủ các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, cụ thể như sau:

- Đề tài đã nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về tích cực hóa hoạt động của học sinh trong dạy học nói chung và trong dạy học tiếng Việt nói riêng.

- Tìm hiểu thực trạng dạy học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ ở trường THPT thông qua tiến hành điều tra và đánh giá thực trạng.

- Đề xuất những biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ ở trường THPT nhằm kích thích được hứng thú học tập, phát huy được vai trò chủ động, tích cực của HS.

- Tiến hành thực nghiệm thông qua việc thiết kế giáo án bài “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt” theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập cho HS. Sau đó xử lí, phân tích kết quả thu được và cuối cùng đưa ra được đánh giá nhận xét chung với kết quả khả quan.

Thông qua thực tế dạy học và kết quả thực nghiệm về việc tích cực hóa hoạt động học tập của HS trong dạy học cụm bài về Phong cách ngôn ngữ, chúng tôi rút ra được kết luận như sau:

Thứ nhất, đứng trước thực trạng dạy và học bộ mơn Ngữ văn nói chung và cụm bài về Phong cách ngơn ngữ nói riêng cịn nhiều bất cập như hiện nay thì việc đổi mới các PPDH là việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ thực trạng đó luận văn muốn tìm ra các biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của HS để khơi dậy niềm yêu thích, đam mê cũng như tăng cường khả năng tiếp thu và vận dụng của các em khi học môn học này. Luận văn khẳng định cụm bài về Phong cách ngôn ngữ rất thuận lợi cho việc tổ chức các biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Mỗi PCNN có những đặc trưng riêng và hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, hiểu rõ và phân biệt được các PCNN

HS mới có khả năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với với từng PCNN trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Thứ hai, việc dạy học cụm bài về Phong cách ngơn ngữ theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS đã đem lại hiệu quả nhất định. Vận dụng các PPDH tích cực đã làm cho học sinh thực sự thích thú, sôi nổi trong tiết học. Không chỉ vậy các em đã biết chủ động chiếm lĩnh tri thức, phát huy được những năng lực vốn có của bản thân, có thêm được sự tự tin để khẳng định bản thân.

Thứ ba, muốn phát huy tính tích cực, chủ động của HS thì GV là người đóng vai trị quan trọng nhất. GV phải thay đổi tư duy để hiểu rõ được bản chất của việc đổi mới các PPDH, GV phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, bắt kịp với xu thế dạy học hiện nay. Có như vậy chất lượng giáo dục mới được nâng cao và đạt được hiệu quả tốt nhất.

Song do thời gian và trình độ của bản thân cịn hạn chế, bởi vậy chúng tôi rất mong nhận được những lời góp ý của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2016), Phương pháp dạy học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội

2. Hoàng Hữu Bội, Nguyễn Huy Quát (2001), Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Cường (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

4. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lý học dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Hữu Đạt (2011), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 7. Phạm Văn Đồng (1994), Một phương pháp cực kì quý báu, Tạp chí

nghiên cứu giáo dục (12), tr.1.

8. Bùi Thị Thanh Hòa (2011), Những biện pháp tích cực hóa hoạt động của

học sinh trong giờ học văn học sử ở trung học phổ thông, luận văn thạc

sĩ sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

9. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Thiết kế dạy học Văn – tiếng Việt trung học

phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

10. Trần Bá Hoành (1994), Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, Tạp chí

nghiên cứu giáo dục (1).

11. Trần Bá Hoành (1996), Phương pháp tích cực, Tạp chí nghiên cứu giáo

dục (3).

12. Trần Bá Hoành (2002), Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích

13. Nguyễn Thúy Hồng (2008), Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ

văn của học sinh THCS, THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Sái Công Hồng, Lê Thái Hưng, Lê Thị Hoàng Hà, Lê Đức Ngọc (2017),

Giáo trình kiểm tra đánh giá trong dạy học, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.

15. Đỗ Thị Huyền (2010), Tích cực hóa hoạt động tiếp nhận thơ Đường cho

học sinh lớp 7, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường đại học Sư

phạm Hà Nội, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Thu Hương (chủ biên) (2017), Giáo trình thực hành dạy học

Ngữ văn ở trường THPT, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

17. Kharlamop (1978), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào

(tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực, lấy người học làm

trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2016), Phong cách học Tiếng Việt,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Lê Mỹ Linh (2013), Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong

dạy học thơ mới ở trung học phổ thông, luận văn thạc sĩ sư phạm Ngữ

văn, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 21. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2006), Ngữ văn 10 (tập 1-2), Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

22. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2006), Ngữ văn 11( tập 1-2), Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

23. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2006), Ngữ văn 12 (tập 1-2), Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

24. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

mới, sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới, Tạp chí nghiên cứu giáo

dục (1).

26. Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn trung học phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

27. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

29. V. Ơ Kơn (1983), Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục,

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH HỌC CỤM BÀI VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CỦA HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT

Câu 1: Em hãy cho biết cụm bài PCNN thuộc phân mơn nào trong chương

trình Ngữ văn THPT?

Văn học Tiếng Việt Làm văn Câu 2: Kể tên các PCNN mà em đã được học?

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Câu 3: Nêu các đặc trưng của từng loại PCNN mà em đã được học? …………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………… Câu 4: Trên lớp thầy/cô giảng dạy (môn Ngữ văn) của em thường sử dụng những phương pháp dạy học nào khi dạy cụm bài về PCNN?

Phương pháp dạy học Thuyết trình

Vấn đáp

Thảo luận nhóm

Phương pháp/ hình thức dạy học khác: dự án, dạy học giải quyết vấn đề, sơ đồ tư duy,…

Câu 5: Sau khi học xong về cụm bài PCNN thấy/cố thường kiểm tra, đánh giá

bằng những phương pháp nào?

Phương pháp kiểm tra đánh giá Kiểm tra miệng đầu giờ

Kiểm tra 15 phút

Lồng ghép vào bài kiểm tra định kì (giữa kì, cuối kì)

Đánh giá năng lực HS trong quá trình tham gia các nhiệm vụ học tập HS đánh giá các bạn và tự đánh giá bản thân

Câu 6: Em có mong muốn được thay đổi cách học để một giờ học về PCNN

được sơi nổi, tích cực và đạt hiệu quả hơn khơng?

Mong muốn Phân vân Không mong muốn

Câu 7: Em hãy cho biết đoạn văn bản sau thuộc PCNN nào?

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hồng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.

Đất tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn…

( Tổ Quốc nhìn từ Biển (Nguyễn Việt Chiến) - Tạp chí Văn nghệ quân đội số 5-2009) PCNN Sinh hoạt PCNNBáo chí PCNN Nghệ thuật

Phụ lục 2

PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DẠY HỌC CỤM BÀI VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ Ở TRƢỜNG THPT

Câu 1: Thầy/cơ có biết đến các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa

hoạt động học tập của HS khơng?

Có Khơng

Câu 2: Thầy cơ có hay áp dụng những phương pháp dạy học theo hướng tích

cực trong giờ dạy văn nói chung và các giờ dạy về cụm bài PCNN không?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm hoi Không bao giờ Câu 3: Trước mỗi tiết dạy về cụm bài PCNN thầy/ cô thường yêu cầu HS thực

hiện những công việc nào?

Công việc yêu cầu Đọc trước bài

Soạn bài theo các câu hỏi trong SGK

Đọc thêm các nguồn tài liệu khác liên quan

Tìm và phân tích những tư liệu thuộc từng loại PCNN Công việc khác

Câu 4: Thầy/cô thường dạy cụm bài về PCNN theo những PPDH nào là chủ yếu? Phương pháp dạy học

Thuyết trình Vấn đáp

Thảo luận nhóm

Phương pháp dạy học khác: dự án, dạy học giải quyết vấn đề, sơ đồ tư duy,…

Câu 5: Thầy cô thường kiểm tra/đánh giá nhận thức của HS khi dạy học về

cụm bài PCNN theo những hình thức nào?

Phương pháp KT-ĐG Kiểm tra miệng đầu giờ

Kiểm tra 15 phút

Lồng ghép vào bài kiểm tra định kì (giữa kì, cuối kì)

Đánh giá năng lực HS trong quá trình tham gia các nhiệm vụ học tập HS đánh giá các bạn và tự đánh giá bản thân

Câu 6: Theo thầy /cơ những khó khăn khi áp dụng PPDH theo hướng tích cực

vào dạy học cụm bài PCNN mà thầy/cơ gặp phải là gì?

Khó khăn

Mức độ khó khăn giảm dần

1 2 3 4 5

Tốn thời gian, công sức để đầu tư thiết kế HS lười tư duy, trình độ hạn chế

Tâm lí quen với cách dạy truyền thống, ngại thay đổi

Bản thân lúng túng khi chọn những PPDH để phát huy tính tích cực của HS

Nội dung bài học cần dạy nhanh để kịp chương trình/ tiết dạy

Cơ sở vật chất thiếu thốn không đáp ứng được yêu cầu đổi mới

Phụ lục 3

PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH SAU KHI THỰC NGHIỆM

Câu 1: Em có cảm nhận như thế nào sau tiết học?

Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Khơng hứng thú Câu 2: Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động

học tập giúp em nhận được điều gì sau khi học xong?

Nội dung Hiểu bài, nắm chắc kiến thức

Rèn luyện thêm được nhiều kĩ năng Tăng sự đoàn kết giữa các thành viên Tăng thêm sự tự tin

Câu 3: Những khó khăn gặp phải trong q trình học? Khó khăn

Tốn cơng sức và thời gian

Một số thành viên chưa hoạt động tích cực Thành viên trong nhóm cịn chưa hiểu ý nhau Vấn đề, nhiệm vụ GV yêu cầu quá khó

Kiến thức quá sâu rộng khơng thể lĩnh hội được

Câu 4: Em có muốn thầy/cô áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích

cực hóa hoạt động học tập trong các bài học, môn học khác không?

Rất muốn Muốn Bình thường Khơng muốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học cụm bài về phong cách ngôn ngữ ở trường trung học phổ thông (Trang 107 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)