Các rào cản thương mại của Nhật Bản trong nhập khẩu các

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng rau quả của việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 43 - 44)

2.1. Thị trường nhập khẩu hàng rau quả của Nhật Bản

2.1.4. Các rào cản thương mại của Nhật Bản trong nhập khẩu các

rau quả

Việc nắm vững các chính sách quản lý nhập khẩu như: Hệ thống thuế áp dụng phổ cập, hệ thống thuế áp dụng đối với các quốc gia thành viên WTO, hệ thống thuế áp dụng cho các đối tượng được hưởng ưu đãi thuế, áp dụng tạm thời để có thể đưa sản phẩm rau quả vào thị trường là điều quan trong các quốc gia xuất khẩu cần để tâm đến (Ngô Thị Mỹ, 2016). Đặc biệt là đối với một nước nổi tiếng về các tiêu chuẩn vệ sinh ATTP vô cùng khắt khe như Nhật Bản. Khi thực hiện nhập khẩu rau quả vào Nhật Bản, các đơn vị nhập khẩu phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định của Nhật Bản như Khai báo nhập khẩu; Giấy chứng nhận an toàn sức khỏe; Kết quả xét nghiệm; Các tài liệu chứng minh các thành phần nguyên liệu, phụ gia và quy trình sản xuất (Chứng nhận nhà sản xuất).

Không chỉ vậy, khi nhập khẩu sản phẩm vào Nhật Bản còn liên quan đến nhiều cơ quan chức năng và các quy định khác của Nhật như Luật Thương mại Quốc tế và Trao đổi Ngoại hối; Luật Vệ sinh thực phẩm; Luật Thuế quan và Hải quan, Luật Tiêu chuẩn hóa và Dán nhãn các sản phẩm Nông và Ngư nghiệp; Luật Đo lường; Luật Bảo vệ sức khỏe; Luật Chống lại việc Đánh giá cao sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm; Luật về Trách nhiệm đối với sản phẩm; Luật về các Giao dịch Thương mại Đặc biệt; Luật Khuyến khích phân loại rác thải và tái chế container và bao gói/Luật Khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên; Luật Chống Cạnh tranh Không lành mạnh/Luật Thương hiệu.

Ngoài ra các hàng rào phi thuế quan nhập khẩu vào Nhật Bản bao gồm: Quota, giá tính thuế, các biện pháp hạn chế định lượng, các biện pháp tương đương thuế quan, các rào cản kỹ thuật, các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngồi, các biện pháp quản lý hành chính, các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời. Trong đó: Rào cản kỹ thuật (Technical Bariers to International Trade – TBT) như tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách sản phẩm; tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và an tồn cho người sử dụng, tiêu chuẩn về mơi trường của các quốc gia phát triển rất khắt khe (Dương Hồng Nhung & Trần Thu Cúc, 2005).

37

2.2. Tiềm năng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng rau quả của việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)