Lợi thế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng rau quả của việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 44 - 46)

2.1. Thị trường nhập khẩu hàng rau quả của Nhật Bản

2.2.1. Lợi thế của Việt Nam

Là quốc gia thuộc Đông Nam Á với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tốt và diện tích trồng rau quả khoảng 1,6 triệu ha, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn trong việc phát triển xuất khẩu rau quả. Rau quả là ngành trồng trọt quan trọng trong nông nghiệp Việt Nam từ xưa tới nay với các sản phẩm nhiệt đới, ngon, quý hiếm và rất đa dạng với thế mạnh của Việt Nam là các loại quả như thanh long, sầu riêng, măng cụt, xoài, vú sữa, nhãn, chôm chôm…và một số loại rau củ khác.

Với điều kiện khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, có nhiều loại cây ăn quả, có tiềm năng, lợi thế về năng suất, chất lượng thì Việt Nam cần có chính sách khuyến khích phát triển để kích thích phát triển sản phẩm hàng rau quả an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và các biện pháp bảo hộ, sơ chế, chế biến... Từ đó tạo điều kiện xuất khẩu mặt đang khá phát triển như dứa, sầu riêng, thanh long, chuối, xoài, chanh leo, nhãn, vải… ra thị trường quốc tế.

Theo Bộ NN& PTNT, diện tích cây ăn quả cả nước năm 2021 đạt 1,18 triệu héc ta, tăng 448.000ha so với năm 2020; sản lượng và chất lượng các loại cây ăn quả đều tăng, một số cây ăn quả chủ lực như: Nhãn, xoài, thanh long... tăng 5-19% về diện tích so với năm 2020. Sản lượng một số cây ăn quả chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2021 có sự phát triển khá ổn định.

Bảng 2.3 : Sản lượng một số cây ăn quả chủ lực xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017-2021 Chỉ tiêu Sản lượng 2017 2018 2019 2020 2021 Xoài 788,2 788,5 839,0 984,8 938,2 Dứa 610,7 674,0 707,9 712,0 737,3 Sầu riêng 402,1 478,7 564,5 588 693,8 Cam, quýt 948,0 1055,0 1246,0 1160,8 1545,9 Bưởi 571,3 642,9 818,9 932,0 1006,9 Nhãn 497,4 541,4 527,6 568,2 602,8 Vải 293,5 380,6 329,6 315,4 386,6

Nguồn: Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn (2022)

Nói chung, sản xuất rau qủa Việt Nam hiện nay cùng với thế mạnh về khí hậu là tiền đề để phát triển cây ăn quả hướng đến xuất khẩu từ đó nắm bắt cơ

38

hội hội nhập kinh tế thế giới, tăng xuất khẩu và nâng cao giá trị sản xuất trong lĩnh vực nơng nghiệp. Bên cạnh đó, cơng nghệ sơ chế, chế biến rau quả phát triển đã từng bước nâng cao giá trị sản xuất của ngành rau quả Việt Nam. Cả nước có khoảng 145 nhà máy chế biến rau quả công nghiệp với tổng công suất sản xuất hàng năm là 800.000 tấn. Có 71 nhà máy chế biến chỉ riêng ở miền Nam. Ngồi ra, có hàng nghìn nhà máy chế biến nhỏ. Điều này tạo điều kiện cho ngành rau quả Việt Nam phát triển, từng bước thâm nhập vào các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Các chủng loại rau quả của Việt Nam xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn, gần đây cịn có sự gia tăng về sản lượng xuất khẩu của một số loại rau quả. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là rau tươi, rau quả đóng hộp, sấy khơ, hoặc muối, đơng lạnh, rau gia vị và nước quả cô đặc.

Bảng 2.4 : Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2017-2021

ĐVT: triệu USD Quốc gia 2017 2018 2019 2020 2021 Trung Quốc 2650,1 2783,77 2429,16 1839,85 1907,46 Hàn Quốc 85,62 113,90 131,04 142,98 157,41 Hoa Kỳ 102,14 139,94 150,02 168,82 222,90 Nhật Bản 127,21 105,14 122,34 127,67 153,22 Các nước khác 534,90 377,25 914,50 500,40 502,62 Tổng 3501,10 3523,01 3747,61 2799,73 2943,61 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2022)

Hiện nay Nhật Bản là đối tác xuất khẩu lớn thứ 4 và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam. Dựa vào hình 2.4 có thể thấy so với thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất từ Việt Nam là Trung Quốc thì kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản vẫn còn chiếm 1 con số rất nhỏ. Tuy nhiên những năm gần đây, do tình hình kiểm sốt chặt dịch Covid-19 của Trung Quốc ảnh hưởng đến xuất khẩu. Yêu cầu chất lượng, truy xuất nguồn gốc của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt thị trường Trung Quốc tăng biện pháp kiểm dịch bệnh, đã làm chậm tiến độ xuất khẩu, gây ùn ứ tại cửa khẩu, ảnh hưởng đến tiêu thụ trong nước. Không chỉ vậy, giá vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc liên tục tăng và tăng mạnh nhất so với giá cước vận chuyển sang các quốc gia khác như Nhật, Hàn Quốc... Chính vì vậy mà việc tận dụng những lợi thế sẵn có với tiềm năng của ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ đó thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường tiềm năng mới là Nhật Bản là điều thiết yếu.

39

Hình 2.4: Cơ cấu thị phần của Nhật Bản và các nước khác nhập khẩu hàng rau quả từ Việt Nam năm 2021

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2021, số liệu xuất nhập khẩu các tháng năm 2021

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, Việt Nam đã ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu và hướng đến các thị trường tiềm năng như EU. Các kỹ thuật tiên tiến đã và đang được áp dụng có thể kể đến như hệ thống quản lý tổng thể dịch hại (IPM), tiêu chuẩn GlobalGap Masu...trong việc trồng hoa quả từ quả không hạt, quả hữu cơ, trái cây thuốc và các giống nhập nội. Ngoài ra, nhiều nhà máy chế biến rau quả trang bị công nghệ cao nhập khẩu từ EU, Mỹ và Nhật Bản đã được xây dựng để nâng cao năng suất.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng rau quả của việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)