Phát triển khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng rau quả của việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 61 - 62)

3.1. Các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

3.1.2. Phát triển khoa học công nghệ

Phát triển khoa học công nghệ và đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, giá trị mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam với các biện pháp thực hiện như:

Thứ nhất là việc quy hoạch quản lý quy hoạch các vùng sản xuất, chế biến rau quả xuất khẩu. Cần quy hoạch và xác định tiêu chuẩn ngay từ khâu trồng trọt theo các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của Nhật Bản. Quy hoạch phải dựa trên các nghiên cứu thị trường, phân tích dựa trên yêu cầu sản xuất, yêu cầu của thị trường.

55

Vùng quy hoạch cần đáp ứng tập trung chuyên canh, áp dụng đúng yêu cầu về kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Và phải đảm bảo đươc điều kiện để sản xuất với quy mơ lớn, mang tính liên tục, quanh năm. Ở Việt Nam nên quy hoạch vùng trồng tập trung cao ở các tỉnh Tây Nguyên như: Lâm Đồng (Đà Lạt), Kon Tum, Gia Lai… Để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực cần ap dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất.

Với vấn đề mất cân đối cung cầu và tạo được các vùng, khu vực trồng trọt tập trung, quy mô lớn cần phải tăng cường công tác kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời. Từ đó tăng chất lượng và hạ giá thành nông sản xuất khẩu.

Thứ hai là, đẩu tư cho nghiên cứu khoa học, nâng cao và hiện đại hóa các trung tâm giống, viện nghiên cứu

Yếu tố quan trọng nhất là giống cây trồng. Vì vậy cần hình thành các trung tâm nghiên cứu, chọn giống quốc gia để nghiên cứu và nhân giống các loại cây có chất lượng tốt, năng suất cao, phù hợp với điều kiện thời tiết ba miền của Việt Nam. Các giống cây trồng phù hợp sẽ được chuyển giao cho các địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp. Những giống cây được thế giới và Nhật Bản ưa chuộng hiện nay cần được chú trọng phát triển là dứa MD2, xoài Alphonso là giống xồi rất có giá trị, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ngồi ra, để tận dụng cơ hội khi nhu cầu tiêu thụ thực phẩm theo mùa tăng cao trong khi khả năng cung ứng của thị trường nội địa Nhật Bản đang thấp cần nghiên cứu các giống sớm và trái vụ từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.

Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loại giống cây truyền thống, đặc chủng mà chỉ riêng có ở Việt Nam và xây dựng các loại rau quả đang có thể mạnh của Việt Nam xuất sang Nhật như vải thiều, xoài, dứa, thanh long…

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng rau quả của việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)