Phát triển hệ thống logistics

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng rau quả của việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 62 - 64)

3.1. Các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

3.1.3. Phát triển hệ thống logistics

Chi phí logistics của Việt Nam chiếm 1 phần khơng nhỏ trong giá thành xuất khẩu mặt hàng rau quả. Chính vì thế mà việc giảm chi phí và hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh thông qua phát triển hạ tầng cơ sở và logistics là vô cùng quan trọng.

56

Để quản lý, thống nhất được chất lượng sản phẩm và giảm thiểu được chi phí lưu thơng hàng hóa thì giải pháp tối ưu là thiết lập các trung tâm logistics sản phẩm nơng sản tại các vùng, địa phương có các điều kiện về cơ sở hạ tầng, đầu mối giao thông vận tải phát triển.

Bên cạnh đó cần phải đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn cung cấp điện, nước, hệ thống thủy lợi và kết nối hệ thống giao thông vận tải, bến bãi, kho chứa. Từ đó thu hút các nguồn lực xã hội vào việc đầu tư phát triển hệ thống logistics theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ rau quả.

Việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển chuỗi cung ứng lạnh để đảm bảo được hàng hóa ln tươi mới là điều cần thiết. Trước mắt là đầu tư xây dựng các kho lạnh lớn với công nghệ xếp dỡ tiên tiến tại các trung tâm phân phối, các chợ đầu mối rau quả và tại các cửa khẩu biên giới bến cảng và sân bay quốc tế. Tạo ra mạng lưới chuỗi cung ứng trên toàn quốc.

Ngoài ra cần phải chú trọng đến việc phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành rau quả. Để phù hợp với quy mô doanh nhiệp chế biến lớn, vừa và nhỏ cần đẩy mạnh nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản xuất trong nước các loại máy móc, thiết bị phù hợp; các loại bao bì đóng gói rau quả tươi và sản phẩm chế biến thân thiện môi trường; các loại phụ gia thực phẩm, chất bảo quản rau quả đảm bảo an toàn thực phẩm.

Cần đầu tư tập trung vào các điểm có cơ sở hạ tầng mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó nhà nước cần chú trọng bảo đảm hệ thống cung cấp điện ổn định, liên tục, hệ thống viễn thơng hiện đại. Ngồi ra việc cải tạo và xây dựng các khu chế xuất, khu cơng nghiệp có điều kiện giao thơng thuận lợi sẽ góp phần giúp việc vận chuyển hàng hóa được thuận tiện hơn.

Để thu hút các DN nông nghiệp đầu tư sản xuất chế biến rau quả nông sản, nhà nước cần đầu tư bài bản xây dựng cơ sở hạ tầng: hệ thống đường xá, điện, đặc biệt là hệ thống thủy lợi tưới tiêu.

Nguyên nhân dẫn đến giá bán của hàng hóa rau quả xuất khẩu Việt Nam ngày càng tăng cao là do hệ thống logistic phát triển chậm, hệ thống phân phối chưa chặt chẽ và sự thiếu hụt dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. So với các nước trong khu vực thì dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu rau quả của Việt Nam vẫn còn yếu kém.

57

Việc vận chuyển, xếp dỡ hay những thủ tục hải quan, công nhận xuất xứ… vẫn cịn chậm, rắc rối, tốn nhiều chi phí khiến việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Thực trạng hiện nay có thể thấy trong khi Nhật Bản đã bỏ phí cân bằng container nhưng Việt Nam vẫn duy trì mức phí này với giá rất cao. Đối với hàng khơ thì chi cước tàu chỉ rơi vào khoảng 50-100USD/cont nhưng chi phí cân bằng contianer gấp 3 thậm chí gấp 4 lần chi phí cước tàu. Chính vì sự chênh lệch về cước phí này nên mặt hàng rau quả Việt Nam khơng cạnh tranh được so với các quốc gia khác có điều kiện vị trí địa lý tương đồng như Malaysia, Trung Quốc…. Chính vì vậy cần phải có sự giúp đỡ từ Nhà nước trong việc đầu tiw hạ tầng để giảm thiểu chi phí. Qua đó phát triển ngành logistic trong nước từ đó tạo điều kiện để tăng tính cạnh tranh cho nơng sản nói chung và rau quả nói riêng.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng rau quả của việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)