3.1. Các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước
3.1.4. Tăng cường thu hút đầu tư
* Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh rau quả thuận lợi:
Để tạo được môi trường thuận lợi cho các DN nhà nước cần đưa việc phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản rau quả vào các chiến lược, kế hoạch phát triển ngành nơng nghiệp cả nước nói chung và từng địa Phương nói riêng. Mơi trường kinh doanh thơng thống, thuận tiện để xây dựng các doanh nghiệp lớn về sản xuất, chế biến và xuất khẩu mang tầm cỡ khu vực và thế giới hay những cơ sở vừa và nhỏ phù hợp với khả năng sản xuất tại địa phương sẽ được tạo dựng thơng qua việc cải các hành chính theo hướng đơn giản hóa các thủ tục.
Cần dựa vào đặc thù của từng vùng miền từ đó đưa ra những chính sách hỗ trợ DN phù hợp. Hiện nay sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn thuộc dạng phân tán, nhỏ lẻ, việc tập trung lại thành một vùng sản xuất rộng lớn gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Chính vì vậy mà việc thu hút đầu tư nước ngồi vào ngành nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nhà nước cần khuyến khích vào lĩnh vực chế biến vì Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu nơng sản theo hướng xuất khẩu thô. Đầu tư cho công nghiệp chế biến cũng sẽ tạo nên các sản phẩm nông sản mang thương hiệu quốc gia. Từ đó nơng sản Việt Nam nói chung và rau quả nói riêng có thể tham gia vào chuỗi giá trị trên thế giới với số lượng lớn hơn.
58
Hiện tại, một số doanh nghiệp nước nào đầu tư vào nông sản Việt Nam chủ yếu mua nơng sản thơ sau đó chế biến và phân phối với thương hiệu của họ. Tuy chỉ tham gia vào khâu thấp nhất trong chuỗi giá trị nhưng đây chính là bước đầu để đưa rau quả của Việt Nam đến với thị trường Nhật Bản. Ví dụ: Năm 2014, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư tích cực vào nơng nghiệp Việt Nam. Sau thời gian đàm phán hai bên đã đưa được trái thanh long ruột đỏ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Ngồi ra cịn một số doanh nghiệp Nhật Bản đã lựa chọn mặt hàng là rau củ, nấm tại Đà Lạt để đầu tư và đưa những sản phẩm này xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Hiện nay, nhờ những lợi thế mà các hiệp định thương mại quốc tế mang lại thì xu hướng đầu tư vào ngành nơng nghiệp xuất khẩu sẽ cịn phát triển.
- Tại các địa phương, khu vực sản xuất rau quả áp dụng việc xây dựng, hình thành các khu, cụm nhà máy chế biến rau quả tập trung;
- Chế biến áp dụng công nghệ khoa học tiên tiến, thân thiện với môi trường được khuyến khích áp dụng trong DN;
- Đầu tư vào kho lạnh bảo quản rau quả giảm thiểu tổn thất trong thu hoạch;
- Đầu tư vào máy móc thiết bị từ khẩu giao trồng, sản xuất cho đến bảo quản rau quả.
* Các chính sách khác
Chính sách đất đai: Để hình thành vùng sản xuất tập trung cần xây dựng các cơ chế thuận tiện, rõ ràng cho DN có thể thể thuê, mua quyền sử dụng đất, liên kết với nông dân. Tạo ra nguồn nguyên liệu rau quả ổn định;
Chính sách tài chính, tín dụng: Áp dụng thuế thu nhập DN ưu đãi cho các lĩnh vực chế biến, sơ chế, bảo quản rau quả thông qua việc rà sốt, sửa đổi chính sách thuế giá trị gia tăng; phát triển tín dụng cho vay theo chuỗi giá trị nơng sản;
Chính sách thương mại, hội nhập: Thực hiện, triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như cảnh báo cho các DN về các rào cản thương mại của các nước nhập khẩu.
59