3.1. Các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước
3.1.1. Tăng cường phối hợp
Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm rau quả sang Nhật Bản. Làm tốt công tác phối hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp, các chính sách này sẽ giúp phần đẩy mạnh xuất khẩu rau quả sang Nhật sẽ góp phần cải thiện kết quả và hiệu quả xuất khẩu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu rau quả thì việc thực hiện các chính sách, các quy định và các giải pháp từ Trung ương đến các địa phương phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời. Qua đó nâng cao hiệu quả cũng như đạt được những kết quả tốt hơn trong việc xuất khẩu mặt hàng rau quả sang Nhật Bản.
Thứ nhất, về mơi trường pháp lý, Chính phủ cần thực hiện một số giải pháp xúc tiến xuất khẩu rau quả sang Nhật bản như sau:
- Giới thiệu về thị trường và các nhà nhập khẩu Nhật Bản đối với các mặt hàng rau quả của Việt Nam thông qua trang Web của Bộ Công thương.
- Thống nhất giữa sự quản lý của Nhà nước với hoạt động thông tin thương mại và xúc tiến XK ở Việt Nam.
- Tận dụng các nguồn tại trợ của Nhật Bản hỗ trợ hoạt động xúc tiến các mặt hàng rau quả vào Nhật thông qua việc hợp tác với Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản JETRO.
Thứ hai, ngoài việc giữ vững mơi trường kinh tế thì việc đẩy mạnh đàm phán với Nhật Bản để thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản là điều cần thiết.
Măc dù Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là bước tiến trong việc phá bỏ những rào cản về thuế quan và các quy định để thâm nhập vào thị trường Nhật Bản nhưng theo thống kê đến nay đối với trái cây tươi xuất khẩu sang Nhật Bản, Việt Nam mới chỉ có 04 loại được cấp phép, bao gồm: xoài, chuối, thanh long, vải. Đối với tiềm năng lớn như thị
53
trường Nhật bản và lợi thế của Việt Nam về các loại trái cây khác như: dứa, chanh leo, bơ, sầu riêng, nhãn… thì đây là cơ hội lớn cho Việt Nam để thúc đẩy việc tháo gỡ rào cản kỹ thuật về kiểm dịch đối với trái cây tươi của Việt Nam xuất sang Nhật Bản. Từ đó đưa nhiều loại trái cây, rau quả vào danh sách được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Thứ ba, về các chương trình, chính sách hỗ trợ cho DN tháo gỡ vướng mắc trong xúc tiến thương mại cho DN vào thị trường Nhật.
- Cục xúc tiến thương mại cần giúp đỡ các DN Việt Nam thu thập các thông tin cần thiết về thị trường Nhật Bản, các nhà nhập khẩu, các sản phẩm tiềm năng; Phối hợp với các tổ chức khác tổ chức và hỗ trợ DN Việt tham gia các hội chợ chuyên ngành thực phẩm để tạo điều kiện xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.
- Tổ chức, hỗ trợ, giúp đỡ các DN Việt nam thông qua việc cung cấp thông tin thương mại có trả phí.
Thứ tư, việc phân tích dự báo nhu cầu thị trường của Nhật Bản về các nội dung cơ bản như: chủng loại rau quả, khối lượng rau quả, phẩm cấp và chất lượng từng mặt hàng rau quả có thể chấp nhận giá nhập khẩu ở mức độ nào, thời điểm thích hợp nhất để đưa từng loại rau quả thâm nhập thị trường Nhật Bản là cực kỳ cần thiết với bất cứ DN nào. Chính phủ cần có các trung tâm dự báo thị trường phát hành các dự báo định kỳ để các DN lấy thơng tin xây dựng chiến lược của mình.
Thứ năm, cần cải thiện chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng có vai trị đặc biệt quan trọng đối với các DN sản xuất. Kinh doanh sản xuất nông sản tiềm ẩn nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, thị trường sản phẩm không ổn định, trong khi vẫn thiếu các cơng cụ phịng ngừa và hạn chế rủi ro. Hoạt động bảo hiểm nông nghiệp tuy đã được triển khai thí điểm nhưng đến nay vẫn chưa được nhân rộng.
Trong thời gian qua, Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng để tăng cường khả năng cho vay khơng có tài sản bảo đảm nhằm tháo gỡ khó khăn về tài sản bảo đảm cho DN rau quả; đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính khơng phù hợp, cắt giảm chi phí, tạo điều kiện cho DN và người dân tiếp cận vốn tín
54
dụng ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; tiếp tục cho phép các tổ chức tín dụng cho vay đối với nhu cầu vốn thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa XK qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu XK, tạo điều kiện cho các DN rau quả XK trong việc lựa chọn nguồn vốn vay với chi phí phù hợp.
Tuy nhiên, khả năng tiếp cận và thụ hưởng các chính sách tín dụng nơng nghiệp chưa cao. Tài sản đảm bảo cho khoản vay thường là đất nơng nghiệp có giá trị thấp, trong khi tài sản trên đất nông nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu để làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng. Chính vì vậy, để chính sách tín dụng có hiệu quả thiết thực đối với đơn vị sản xuất chế biến rau quả xuất khẩu thì cần có các giải pháp cụ thể như:
- Ngân hàng nhà nước tiếp tục thực hiện các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ (tái cấp vốn và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc) nhằm hỗ trợ vốn cho các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay sản xuất nơng nghiệp nói chung và rau quả nói riêng;
- Tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng để tăng cường khả năng cho vay khơng có tài sản bảo đảm nhằm tháo gỡ khó khăn về tài sản bảo đảm cho doanh nghiệp nơng nghiệp; đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính khơng phù hợp, cắt giảm chi phí, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
- Áp dụng mức lãi suất ưu đãi, thời gian ân hạn từ 03 năm trở lên cho các đơn vị sản xuất, chế biến rau quả xuất khẩu.