Các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng rau quả của việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 46 - 48)

Theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ 1/10/2009, Nhật Bản đã cam kết giảm thuế suất đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Các dịng thuế có lộ trình giảm từ 3-5 năm bao gồm 14 sản phẩm nơng sản có nhiều tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam như đậu tương, gừng, cùng các loại hoa quả là chuối, sầu riêng, chôm chôm. Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục giảm và loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 72 dịng nơng sản trong

Trung Quốc 65% Hàn Quốc 5% Hoa Kỳ 8% Nhật Bản 5% Các nước khác 17%

40

7 năm và 214 dịng có lộ trình giảm và loại bỏ thuế quan trong 10 năm. Trong đó, đáng chú ý là có các mặt hàng rau, quả chế biến, ngô, sắn chế biến.

Ngồi ra, Việt Nam cịn được hưởng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định đối tác toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP). Để được hưởng thuế suất ưu đãi, các doanh nghiệp Việt Nam cần liên hệ với Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương hoặc các Sở Công Thương các tỉnh/thành để được hướng dẫn thêm về thủ tục xin cấp chứng nhận xuất xứ (CO) AJ theo AJCEP, VJ theo VJEPA. Thông tin chi tiết về các mức thuế tại Nhật Bản, tham khảo trang web của Bộ Tài chính Nhật Bản: https://www.mof.go.jp/english/index.htm Các doanh nghiệp Việt Nam tra theo mức thuế MFN, AJ, VJ.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP là hiệp định thương mại tự do thứ 3 mà Việt Nam và Nhật Bản cùng tham gia ký kết và có hiệu lực từ năm 2019. Theo CPTPP, Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của Việt Nam. Từ đó tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như nơng thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Và từ ngày 01/01/2022, Hiệp định thương mại tự do (FTA) có quy mơ lớn nhất thế giới – Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa 10 nước ASEAN với 05 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và NeZealand – chính thức có hiệu lực. RCEP sẽ tiến tới loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, sẽ thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. RCEP được thiết kế nhằm cắt giảm chi phí và thời gian cho các thương nhân khi cho phép họ xuất khẩu hàng hóa sang bất kỳ quốc gia ký kết thỏa thuận nào mà không cần đáp ứng các yêu cầu riêng biệt của từng quốc gia. Và Việt Nam được đánh giá là một điểm đến an toàn và hấp dẫn. Cơ hội tăng tốc thu hút đầu tư từ các nước thành viên RCEP sẽ lớn hơn, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nhiều cơ chế, chính sách vượt trội để đón đầu dịng vốn đầu tư đang dịch chuyển. Ngoài ra, việc thực thi RCEP cũng tạo nên khuôn khổ pháp lý ràng buộc trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử..., tạo ra sân chơi công bằng trong khu vực. Nhờ vào việc

41

hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực, đặc biệt là ở các thị trường như Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng rau quả của việt nam sang thị trường nhật bản (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)