2.3. Thực trạng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản
2.3.1. Tình hình xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Nhật
đoạn 2017 - 2021
2.3.1. Tình hình xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2017 – 2021 đoạn 2017 – 2021
Trong vài năm gần đây, ngành hàng rau quả Việt Nam đã có bước đột phá, có tốc độ xuất khẩu tăng trưởng tốt trong nhóm hàng nơng, thủy sản và xuất khâu rau quả. Ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, rau quả
42
Việt Nam đã từng bước khăng định chât lượng, chinh phục được những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU, Canada, Australia. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt khoảng 3,26 tỷ USD năm 2020, so với năm 2019 đã giảm 0,48 tỷ USD, tương đương với mức giảm 13%. Tuy nhiên năm 2021, xuất khẩu rau quả đạt 3,55 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2020.
Xuất khẩu rau quả năm 2020 giảm mạnh bởi nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn giảm. Điều này có thể được giải thích do dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên tồn cầu đã làm cho giao thương bị đứt gãy tại một số thị trường. Sang 2021, nhờ sự chuyển dịch rõ nét trong cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu sang các châu lục, cụ thể là trong khi chủng loại hàng quả và quả hạch giảm tỷ trọng xuất khẩu, thì chủng loại sản phẩm chế biến lại tăng. Trị giá xuất khẩu chủng loại hàng rau quả chế biến trong năm 2021 chiếm 25,3% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả, tăng 1,5% so với năm 2020.
Trong những năm qua, Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu rau quả lớn của Việt Nam, thường xuyên nằm trong top 5 thị trường tiêu thụ rau quả, đồng thời Việt Nam cũng là quốc gia đứng thứ 10 trong số các nước xuất khẩu rau quả vào Nhật Bản. Sở dĩ Việt Nam có cơ hội xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản là do sự khác biệt giữa các mùa vụ, khác biệt về vùng, vì nhiều loại rau củ Việt Nam cung ứng được thì Nhật Bản khơng tự trồng được.
Hình 2.5: Thị phần và giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2017-2021
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục Thống kê
0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2017 2018 2019 2020 2021
43
Hình 2.5 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản không ngừng tăng lên trong giai đoạn 2017-2021. Tuy năm 2018 có sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu nhưng sang đến 2019, Việt Nam đã lấy lại được đà phát triển và kim ngạch xuất khẩu đã có những tăng trưởng rõ rệt.
2.3.1.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản ngày càng đa dạng, trong thời gian gần đây lượng xuất khẩu một số mặt hàng rau quả có xu hướng tăng. Các sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất là rau tươi, rau đóng hộp, sấy khơ hoặc muối, đông lạnh, gia vị và nước trái cây cô đặc.
Bảng 2.5: Giá trị rau nhập khẩu của Nhật Bản từ Việt Nam giai đoạn 2017-2021
Mã HS Nhóm sản phẩm (nghìn 2017 USD) 2018 (nghìn USD) 2019 (nghìn USD) 2020 (nghìn USD) 2021 (nghìn USD)
07 Rau, củ, thân cây
có thể ăn được 30.800 34.099 40.825 31.183 33.206 08 Trái cây và vỏ có thể ăn được 28.809 36.278 33.988 52.665 75.430 20 Sản phẩm chế biến từ rau, quả, hạt và bộ phận của cây 36.672 40.840 53.579 72.732 89.990
Nguồn: Trademap ITC List of supplying markets for a product imported by Japan
Bảng 2.6: So sánh giá trị nhập khẩu của Nhật Bản từ Việt Nam giai đoạn 2017- 2021
Mã
HS Nhóm sản phẩm So sánh (%)
18/17 19/18 20/19 21/20
07 Rau, củ, thân cây
có thể ăn được 11% 20% -24% 6%
08 Trái cây và vỏ
có thể ăn được 26% -6% 55% 43%
20 Sản phẩm chế biến từ rau,
quả, hạt và bộ phận của cây 11% 31% 36% 24%
Nguồn: Trademap ITC List of supplying markets for a product imported by Japan
Dựa vào bảng 2.5 và 2.6, có thể thấy trong cơ cấu xuất khẩu mặt hàng rau quả, nhóm sản phẩm chế biến từ rau, quá, hạt và bộ phận của cây có xu hướng gia tăng mạnh, Trong khi đó, nhóm hàng rau củ thân cây có thể ăn được lại có xu hướng giảm, năm 2020 đạt mức giá trị là 31.183 nghìn USD, giảm
44
gần một phần tư so với năm 2019. Nhóm hàng trái cây và vỏ có thề ăn được trong giai đoạn 2017-2021 tăng mạnh trong hai năm 2020 và 2021.
Trong nhóm rau và lá, nhóm khoai tây là thương phẩm chính, tiếp theo là nấm, đậu và cà rốt. Gia vị cũng được xuất khẩu, nhưng nhiều nhất là mùi và tía tơ. Nhóm quả ăn được chủ yếu bao gồm hạt điều, thanh long, chuối, dừa, vải và xoài. Chế biến rau cũng tập trung vào các sản phẩm đặc trưng của vùng nhiệt đới như cà tím, đu đủ muối, dưa chuột và măng. Các mặt hàng trái cây chế biến đầu mối khác là hạt điều, hạnh nhân, mứt, mơ các loại và các sản phẩm từ dứa.
Trong số 9 nước có kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản cao nhất, Việt Nam có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản cao nhất (tăng bình quân 12%/năm). Điều này cho thấy Nhật Bản là thị trường có nhiều tiềm năng để các cơng ty Việt Nam tiếp cận hàng hóa và thúc đẩy xuất khẩu. Hiện Việt Nam được phép xuất khẩu nhiều loại trái cây tươi sang Nhật Bản, như xồi, chuối, vải và thanh long. Vẫn cịn rất nhiều cơ hội cho sự phát triển của những loại trái cây nhiệt đới này. Ngoài ra, các sản phẩm rau quả của Việt Nam như xồi, vải, dứa, rau muống ngày càng có nhiều khả năng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Nếu đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của Nhật Bản và tận dụng được tiềm năng, lợi ích của rau quả Việt Nam.
Mặc dù việc đưa các sản phẩm rau quả vào thị trường Nhật Bản của Việt Nam đã có những tiến bộ, nhưng sự đa dạng của các loại rau quả so với các nước là thị trường nhập khẩu lớn của Nhật Bản như Trung Quốc, Hoa Kỳ thì Việt Nam còn kém và chiếm thị phần khơng đáng kể. Ngồi ra, Việt Nam còn phải cạnh tranh với Thái Lan, Philippines và các nước Đông Nam Á khác về lượng trái cây và rau quả dồi dào của họ.
2.3.1.2. Các doanh nghiệp xuất khẩu
Từ trước đến nay, Nhật Bản ln được coi là một thị trường khó tính và các sản phẩm rau quả chủ yếu được cung cấp từ các nhà sản xuất trong nước và các sản phẩm được nhập khẩu là rất ít và chủ yếu là các sản phẩm thuộc danh mục được Chính phủ Nhật Bản cấp phép mới được nhập khẩu vào Nhật Bản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất trong nước giảm và mở cửa thị trường nhập khẩu, Nhật Bản đang ngày
45
càng nhập khẩu khối lượng lớn các mặt hàng rau và trái cây. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong những năm tới do năng lực sản xuất các mặt hàng nông sản trong nước giảm và nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm tăng cao.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan có thể nhận thấy, các doanh nghiệp của Việt Nam đã nắm bắt được cơ hội này và đã tiếp cận được với thị trường Nhật Bản nên số lượng các doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu rau quả vào Nhật Bản đã tăng lên khá nhanh trong thời gian qua. Các doanh nghiệp của Việt Nam đã tận dụng cơ hội Việt Nam đang được hưởng nhiều ưu đãi về thuế theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Một số loại trái cây của Việt Nam đã tạo được thương hiệu tốt trên thị trường Nhật Bản như: xồi cát Hịa Lộc, sầu riêng Chín Hóa, bưởi da xanh, bưởi năm roi… Đây đều là những loại trái cây đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, có chất lượng thơm ngon và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Đồng thời một nguyên nhân khác khiến kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng là do nguồn cung nông sản của nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc phát hiện các chất phóng xạ trong rau chân vịt và các loại rau khác. Hiện nay, xuất khẩu rau quả tươi sang thị trường Nhật Bản chủ yếu vải tươi, rau tươi, đồng thời khơi thông và mở cửa thị trường đối với thanh long, xoài, các loại rau gia vị…
Theo số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đến nay Việt Nam đã hình thành và phát triển hệ thống 157 cơ sở chế biến bảo quản rau quả có cơng suất thiết kế đảm bảo chế biến khoảng 2,5 – 3,0 triệu tấn nguyên liệu rau quả/năm. Ngồi ra cịn có hàng nghìn cơ sở chế biến rau quả nhỏ, lẻ, hộ gia đình rải khắp cả nước làm nhiệm vụ sơ chế và chế biến phục vụ tiêu dùng nội địa và một phần nhỏ cho xuất khẩu.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan và Cục chế biến và Phát triển thị trường nơng sản, hiện Việt Nam có 251 cơng ty sản xuất, sơ chế, chế biến và xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản. Tuy số lượng doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến và xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản là không nhỏ nhưng doanh thu bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam từ xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản còn rất khiêm tốn, dao động từ 290.000 - 350.000 USD/năm, chưa
46
tương xứng với khả năng và quy mô của công ty. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ có một số mặt hàng rau quả do các công ty Việt Nam sản xuất đáp ứng được các điều kiện cần và đủ để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản như nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, mẫu mã sản phẩm đạt tiêu chuẩn; có chứng chỉ quốc tế; giá cả, năng lực sản xuất, thời gian giao hàng được điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng Nhật Bản ... Dù khó khăn nhưng số lượng công ty và doanh số xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2017-2021 vẫn có chiều hướng tăng. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ hội phát triển cho xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Nhật Bản sẽ cịn rất lớn nếu các biện pháp khuyến khích các cơng ty đầu tư vào xuất khẩu rau quả trong thời gian tới đây được thực hiện tốt.
2.3.1.3. Các kênh phân phối
Hệ thống phân phối bán lẻ của Nhật Bản tuy nhỏ nhưng rất dày đặc, với trung bình hơn 13 cửa hàng trên 1000 dân, gấp đôi so với Mỹ và Anh (khoảng 6,2 cửa hàng trên 1000 dân). Sản phẩm của Nhật Bản chủ yếu được tiêu thụ thông qua kênh phân phối này. Về số lượng, có hơn 1,6 triệu cửa hàng bán lẻ ở Nhật Bản. Trong một thập kỷ qua, các nhà sản xuất trong nước đã bắt đầu nhập khẩu hàng hóa từ các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài. Khách sỉ vừa và nhỏ đặt hàng qua email từ các cơng ty nước ngồi và nhập khẩu trực tiếp. Phương thức nhập khẩu ngày càng được đa dạng. Việc tiếp cận thị trường Nhật Bản của các cơng ty nước ngồi từ đó cũng thuận tiện hơn nhiều (Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Việt Nam, 2019).
Các nhà xuất khẩu muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản có thể thơng qua các hệ thống bán lẻ tại quốc gia này. Các kênh phân phối phổ biến nhất bắt đầu từ các nhà sản xuất rau quả, sau đó là các nhà đóng gói và xuất khẩu, các nhà nhập khẩu rau quả và cuối cùng là các công ty thương mại Nhật Bản. Từ thời điểm đó, sản phẩm sẽ được cung cấp cho các nhà bán buôn, nhà chế biến thực phẩm, nhà bán lẻ hoặc nhà hàng. Các kênh phân phối khác có thể bỏ qua các nhà bán bn và gửi thẳng sản phẩm đến các nhà bán lẻ
Một xu hướng ngày càng phát triển là các siêu thị làm việc với một số cửa hàng tương đối lớn nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất và đóng gói.
47
Tuy nhiên, kênh này chỉ phù hợp với những sản phẩm có yêu cầu về dỡ hàng tối thiểu và có thể nhập khẩu trực tiếp.
Hệ thống bán lẻ thực phẩm của Nhật Bản tập trung vào tính dễ tiếp cận của các cửa hàng và coi trọng các yếu tố nhân khẩu học của người tiêu dùng. Do đó, các cửa hàng tiện ích và các siêu thị được mở rộng và có mặt ở nhiều vùng khác nhau trên cả nước, trừ các vùng nông thôn quá xa xôi. Chiến lược địa lý này giúp cho các cửa hàng tiện ích và các siêu thị tăng cường hoặc duy trì thị phần của họ. Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Một số hình thức bán lẻ được phân tích dưới đây:
Cửa hàng tiện ích
Cửa hàng tiện ích của Nhật Bản rất khác so với quan điểm của Bắc Mỹ, ở chỗ cửa hàng tiện ích của Nhật có cơ cấu hàng hóa phức tạp hơn, tương tự như các siêu thị Bắc Mỹ, chỉ có quy mơ nhỏ hơn. Các cửa hàng tiện ích này cung cấp nhiều loại sản phẩm rau quả đóng hộp như các hộp rau quả tươi cắt sẵn đóng hộp. Những cửa hàng này thường không cung cấp các sản phẩm rau quả tươi. Do các cửa hàng tiện ích rất phổ biến ở Nhật và sự cạnh tranh giữa các cửa hàng và các công ty rất cao, các công ty bán lẻ đang tập trung vào việc cung cấp nhiều dịch vụ và sản phẩm hơn để đáp ứng những thay đổi về nhân khẩu học của Nhật Bản. Sản phẩm phổ biến nhất ở các cửa hàng tiện ích là các sản phẩm chế biến và sản phẩm ăn liền. Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng tiện ích cung cấp các loại thực phẩm đóng gói nhãn riêng từ loại có giá trung bình đến loại cao cấp. Thêm vào đó, các cơng ty lớn cịn cung cấp thêm dịch vụ giao hàng cho những người tiêu dùng lớn tuổi và các bà mẹ vẫn đi làm.
Siêu thị
Siêu thị ở Nhật là một trong những địa điểm chính để người tiêu dùng có thể mua các loại rau quả tươi, đồng thời cũng cung cấp rất nhiều loại rau quả đóng gói. Ngành siêu thị Nhật chịu ảnh hưởng nặng nề của đặc điểm dân số già vì những người lớn tuổi thích đi mua hàng ở các cửa hàng gần nhà họ hơn là di chuyển một quãng đường dài đến các siêu thị. Thêm vào đó, ngành siêu thị của Nhật cũng chịu ảnh hưởng của sự gia tăng các cửa hàng tiện ích trên cả nước. Ngồi ra, cịn nhiều vấn đề khác nữa ảnh hưởng tới ngành này, như sự cạnh tranh quyết liệt của các hình thức bán lẻ khác trên các kênh phân phối khác,
48
tăng chi phí xây dựng và nhiên liệu, và nhu cầu đối với thực phẩm tươi và thực phẩm đóng gói giảm.
Các trung tâm thương mại
Các trung tâm thương mại quy mô nhỏ này tập trung vào cung cấp các sản phẩm nhỏ và nhiều mặt hàng thực phẩm, hướng đến nhóm người tiêu dùng u thích sự tiện lợi và lựa chọn các trung tâm để xây dựng.
Thị phần của các công ty bán lẻ
Sự cạnh tranh giữa các công ty bán lẻ thực phẩm ngày càng cao. Điều này khuyến khích các tập đồn bán lẻ lớn tăng số lượng các cửa hàng của họ bằng cách phân chia theo địa lý, góp phần vào việc gia tăng số lượng các cửa hàng tiện ích.