2.3. Thực trạng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản
2.3.2. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu hàng rau quả của Việt
sang Nhật Bản giai đoạn 2017 – 2021
2.3.2.1. Thành tựu
Hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2017-2021 đã đạt được một số thành công sau đây:
Thứ nhất, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng trong những năm gần đây và nhìn chung ở mức cao. Nhật Bản ln là một trong năm thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Giai đoạn 2020, tuy chịu tác động của đại dịch Covid-19 nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn đạt mức cao 127,67 triệu USD và chiếm thị phần đến 66,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản. Sang đến năm 2021 con số này là 153,21 triệu USD và chiếm 76,1% thị phần.
Thứ hai, chủng loại rau quả xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản đa dạng hơn trước như các loại trái cây tươi như chuối, xoài cát, thanh long và vải đã được xuất khẩu. Việt Nam đã mất 8 năm để đưa thanh long sang Nhật Bản và 5 năm nữa để them được xoài vào danh sách sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Nhật. Điều này không chỉ giúp trái cây Việt Nam có sức cạnh tranh trên trường quốc tế mà còn mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu trái cây này sang các thị trường dễ tính hơn. Tuy nhiên, do chủng loại cây trồng khơng thay đổi nên xuất khẩu rau quả tươi khơng có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, nhờ sự tiến
49
bộ của công nghệ, sự kết hợp giữa các loại rau và hương vị trong chế biến đã tạo ra những sản phẩm mới lạ, hấp dẫn.
Thứ ba, chất lượng rau quả được cải thiện nhờ nâng cao nhận thức của người nông dân và doanh nghiệp trong việc đầu tư, sản xuất, chế biến, bảo quản và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào các khâu sản xuất rau quả tươi. Nhiều doanh nghiệp chế biến hàng rau quả xuất khẩu đã nhận được các giấy chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO, BRC..., tạo thuận lợi cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản.
Bảng 2.7: Số trường hợp vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh, kiểm dịch sản phẩm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2017- 2019
ĐVT: Số lần vi phạm của các DN
Diễn giải 2017 2018 2019
Tổng số trường hợp vi phạm các quy định về nhập
khẩu vào thị trường Nhật Bản 75 61 57
Số trường hợp vi phạm với các hàng hóa rau tươi 37 31 30 Số trường hợp vi phạm với các hàng hóa quả tươi 31 26 24 Số trường hợp vi phạm với các hàng hóa rau quả
chế biến 7 4 3
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2022)
Qua bảng 2.7 có thể thấy các DN Việt Nam đã nâng cao chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm khi xuất khẩu sang thị trường khó tính nhất thế giới như Nhật Bản do đó số lượng các trường hợp vi phạm đã được giảm thiểu.
Thứ tư, các công ty Việt Nam về cơ bản đã tiếp cận được với hệ thống kênh phân phối của Nhật Bản. Trước đây, do chưa nắm rõ thị trường Nhật Bản nên việc xuất khẩu phải thông qua các trung gian như Hong Kong, Singapore, nhưng hiện nay các cơng ty có thể xuất khẩu trực tiếp cho các nhà nhập khẩu. 2.3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản còn nhiều hạn chế như:
Thứ nhất, tuy kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Dựa vào bảng 2.8 có thể thấy trong giai đoạn 2017 - 2021 kim ngạch nhập khẩu rau quả theo 3 nhóm mặt hàng HS07, HS08 và
50
HS20 từ Việt Nam chỉ chiếm từ 1% đến 2% so với tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả theo 3 nhóm mặt hàng này của Nhật Bản. Đây là một con số rất khiêm tốn so với tiềm năng và lợi thế phát triển ngành rau quả của Việt Nam.
Bảng 2.8: Giá trị nhập khẩu rau quả theo 3 nhóm mặt hàng HS07, HS08 và HS20 của Nhật Bản từ Việt Nam và Thế giới giai đoạn 2017-2021
Đơn vị: 1000 USD
2017 2018 2019 2020 2021
Nhập khẩu từ Việt Nam 96.279 111.216 128.393 156.580 198.625 Nhập khẩu từ thế giới 8.965.473 9.551.107 9.468.531 9.388.583 9.618.689
So sánh (%) 1,07% 1,16% 1,36% 1,67% 2,06%
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Trademap ITC
Thứ hai, mặt hàng rau quả xuất khẩu đã đa dạng hơn, nhưng xuất khẩu mặt hàng tươi, đặc biệt là hoa quả tươi vẫn khan hiếm do chỉ có bốn loại được phép nhập khẩu vào Nhật Bản. Mặt khác, người tiêu dùng Nhật Bản vẫn ưa chuộng các loại rau và trái cây tươi có giá cả hợp lý hơn là các loại rau đã qua chế biến có giá khá cao. Đây là nhược điểm của Việt Nam so với các nước có lợi thế về cung cấp các loại rau quả tươi, phong phú về chủng loại. Ngoài ra, chất lượng rau quả xuất khẩu tuy đã được cải thiện nhưng vẫn thấp hơn đối thủ, thương hiệu chưa được nhiều người biết đến, đặc biệt là do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt nên nên người tiêu dùng Nhật Bản vẫn còn e ngại về việc sử dụng các sản phẩm rau quả nhập khẩu từ Việt Nam. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, điều này cũng đồng nghĩa với những thiệt hại như hàng đã xuất khẩu nhưng bị trả lại, bị đơn vị thu mua ép giá, thiệt hại về uy tín...
Thứ ba, chi phí xuất khẩu cao là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu chứ không chỉ riêng xuất khẩu rau quả. Theo tính tốn của Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA), năm 2021 chi phí logistics vẫn chiếm khoảng 16,8% giá trị hàng hóa Việt Nam trong khi mức chi phí này trên thế giới hiện chỉ khoảng 10,6%. Với việc đà tăng giá xăng dầu trong nước chưa có dấu hiệu dừng lại, chi phí logistics sẽ là bất lợi cho ngành xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nơng sản nói riêng. Đặc điểm của rau quả xuất khẩu là có tính tươi sống, và u cầu có kỹ thuật bảo quản, nếu xuất khẩu đường hàng khơng thì sẽ rất phù hợp với đặc điểm này nhưng chi phí vận chuyển cao; xuất khẩu bằng
51
đường biển, chi phí thấp hơn nhưng lại có thời gian vận chuyển dài sẽ ảnh hưởng đế chất lượng sản phẩm. Theo kết quả khảo sát chi phí logistics của chuỗi cung ứng rau quả từ sản xuất cho đến xuất khẩu của Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA), chi phí logisitcs trong chuỗi cung ứng rau củ quả chiếm tới 29,5%. Những yếu tố làm tăng chi phí là chi phí vận chuyển, phụ phí, sự hạn chế cơ sở hạ tầng... Điều này dẫn đến rau quả của Việt Nam khơng có tính cạnh tranh về giá.
Thứ tư, khả năng cạnh tranh quốc tế của rau quả Việt Nam thấp so với các đối thủ khác do khả năng thu thập thông tin trên thị trường còn chậm. Chúng ta mới chỉ tập trung vào sản lượng xuất khẩu mà chưa chú ý đến việc nắm bắt các thông tin như cơ cấu mặt hàng giá trị cao, thời gian giao hàng, đối thủ cạnh tranh trên thế giới… Người dân thiếu thông tin thị trường, đặc biệt là ở cấp hộ gia đình.
Thứ năm, tuy đã tiếp cận được hệ thống phân phối của Nhật Bản nhưng Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu cho các công ty thương mại của Nhật Bản. Còn việc xuất khẩu trực tiếp cho các hệ thống bán lẻ, các cơng ty chế biến cịn hạn chế, các đại diện công ty Việt Nam tại thị trường Nhật Bản cịn ít.
Thứ sáu, các rào cản thương mại mà Nhật Bản áp dụng (thủ tục nhập khẩu, thuế quan, các biện pháp kiểm dịch động thực vật…) cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này. Trên thực tế, mặc dù thuế nhập khẩu rau quả đã giảm đáng kể nhờ hiệp định thương mại, song Nhật Bản đã tăng cường các rào cản về kỹ thuật và làm giảm đáng kể việc xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của ngành rau quả Việt Nam.
52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN