3.2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp
3.2.1. Giải pháp mở rộng thị trường
a. Nâng cao hiểu biết về văn hóa của Nhật Bản
Người Nhật coi trọng mối quan hệ lâu dài thông qua việc xây dựng và tin tưởng lẫn nhau. Họ coi trọng lòng trung thành, danh dự và cam kết bằng lời nói. Các cơng ty cần thiết lập để trở thành một đối tác đáng tin cậy với trọng tâm kinh doanh lâu dài.
Đặc biệt, các doanh nghiệp cần hiểu rõ văn hóa tiêu dùng của người Nhật thông qua các hoạt động như: tổ chức giao lưu và học hỏi thông qua các hoạt động khác nhau như tuần lễ văn hóa, hội chợ…; xúc tiến các hoạt động nghiên cứu liên quan đến văn hóa tiêu dùng Nhật Bản…
b. Tăng cường đàm phán và xúc tiến thương mại hàng rau quả tại Nhật Bản
Bên cạnh các hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa và tham gia các hội chợ, triên lãm thương mại, việc thực hiện các tuần lễ văn hoá Việt Nam - Nhật Bản cũng là cơ hội đế các doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu rau quả tới người tiêu dùng và giúp các doanh nghiệp có những thơng tin thiết thực về giá cả, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, chiến lược khuyến mãi của các đối thủ cạnh tranh nhàm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp tại thị trường Nhật Bản.
Các doanh nghiệp cần chủ động tham gia các chương trình xúc tiến thương mại để quảng bá ngành rau quả Việt Nam. Một số hội chợ triển lãm thực phẩm nổi tiếng của Nhật Bản: Foodex Japan Chiba, Foodex Japan Tokyo, Wine & Gourmet Japan Tokyo. Bên cạnh việc trực tiếp tham gia, các doanh nghiệp cần phát triển các ứng dụng công nghệ điện tử vào hoạt động xúc tiến thương mại như xây dựng website, dùng email, skype, Facebook… để giới thiệu trao đổi thông tin. Đồng thời, Bộ Công thương và các ban ngành liên quan tiếp tục đàm phán và có các biện pháp tháo gỡ các rào cản kĩ thuật và rào cản thương mại khác.
60
Xây dựng thương hiệu không chỉ giúp sản phẩm đến gần hơn với khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín, lịng tin đối với khách hàng và đối tác, tăng tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác. Đối với việc xây dựng thương hiệu các doanh nghiệp Việt Nam cần:
- Nhãn hiệu riêng cho mặt hàng rau quả xuất khẩu cần được đăng ký.
- Chủ động tham gia vào các các chương trình hội chợ, triển lãm, từ đó giúp quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng.
- Khâu đóng gói bao bì rất quan trọng khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Bao bì phải tiện dụng, màu sắc bắt mắt. Đối với sản phẩm rau quả phải thể hiện sự tươi ngon của sản phẩm, nội dung ghi trên bao bì bắt buộc phải đáp ứng theo yêu cầu của pháp luật Nhật Bản.
- Ngoài việc đảm bảo về chất lượng sản phẩm việc giao hàng đúng hạn cũng rất quan trọng kết hợp với các dịch vụ hẫu mãi sẽ làm tăng độ uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
- Đăng ký sở hữu trí tuệ và bản quyền nhãn mác hàng hố tại các cơ quan có thẩm quyền.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ của ác cơ quan như Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, các tổ chức quốc tế khác để thu xếp ổn thoả các tranh chấp về thương hiệu trên thị trường Nhật.
d. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường
Đầu tư, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Các thông tin cần thu thập và xử lý, dự báo khi tiến hành nghiên cứu thị trường bao gồm cung cầu, giá cả, chất lượng, xu hướng tiêu dung, các đối thủ cạnh tranh. Các thơng tin này có thể thu thập thơng qua các đại sứ quán, qua các hiệp hội hỗ trợ các doanh nghiệp, qua hội chợ, triển lãm, qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Các doanh nghiệp cần chủ động tham gia các chương trình xúc tiến thương mại để quảng bá ngành rau quả Việt Nam. Một số hội chợ triển lãm thực phẩm nổi tiếng của Nhật Bản: Foodex Japan Chiba, Foodex Japan Tokyo, Wine & Gourmet Japan Tokyo. Bên cạnh việc trực tiếp tham gia, các doanh
61
nghiệp cần phát triển các ứng dụng công nghệ điện tử vào hoạt động xúc tiến thương mại như xây dựng website, dùng email, skype, Facebook… để giới thiệu trao đổi thông tin.