ở trƣờng trung học cơ sở theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh
Ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS theo định hướng phát triển NLHS có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Việc nắm vững các yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng trong đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS theo định hướng phát triển NLHS.
1.4.1. Các yếu tố khách quan
1.4.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội có thể coi là điều kiện tiền đề giúp giáo dục phát triển. Tại các địa phương có nền kinh tế - xã hội phát triển thì trình độ
văn hóa của nhân dân các địa phương này cũng cao hơn những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển. Ở những địa phương này, xã hội học tập, môi trường giáo dục cũng được phát triển một cách thuận lợi.
Bên cạnh đó, khi điều kiện kinh tế của nhân dân, địa phương phát triển thì giáo dục cũng được chú trọng đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị, đồ dùng dạy học kịp thời, đáp ứng được yêu cầu trong quá trình dạy học.
1.4.1.2. Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
CSVC - TB dạy học có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dạy học. Đối với hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS yêu cầu về CSVC - TB dạy học lại càng cao. Vì thế, để đáp ứng địi hỏi của hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS, CSVC - TB dạy học ở các trường THCS cần được xây dựng theo hướng đồng bộ và hiện đại; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.
1.4.1.3. Nhận thức, tâm lý của phụ huynh và xã hội về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Một quan niệm đã ăn sâu vào tâm lý của đông đảo HS, phụ huynh và trở thành tâm lý chung của xã hội đó là: học để đi thi, để vào được trường THPT chứ khơng phải học để phát triển tồn diện năng lực và phẩm chất người học. Do đó khi chuyển mục tiêu học tập sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học cần làm thay đổi quan niệm của phụ huynh và xã hội về mục tiêu học tập. Đây là một việc làm không đơn giản nhưng nhất thiết phải làm.
Đồng thời cũng phải làm cho phụ huynh và xã hội nhận thức được rằng, bản thân họ cũng phải có trách nhiệm tham gia vào việc phát triển năng lực và phẩm chất của HS.
1.4.2. Các yếu tố chủ quan
1.4.2.1. Nhận thức, tâm lý, năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của đội ngũ giáo viên
dạy học theo định hướng phát triển NLHS. Trước hết, GV phải có nhận thức đúng đắn về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS. Đây là xu hướng dạy học hiện đại đang được cả thế giới vận dụng thành cơng. Vì thế, chuyển sang dạy học theo định hướng phát triển NLHS là một yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục Việt Nam.
Cùng với nhận thức đúng đắn, GV phải có tâm lý sẵn sàng cho hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS. Và điều quan trọng hơn, là họ phải có năng lực để triển khai hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS.
1.4.2.2. Năng lực quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS của CBQL
Nếu dạy học theo định hướng phát triển NLHS là một thách thức đối với GV thì quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS là một thách thức đối với CBQL. Để quản lý hiệu quả hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS, cán bộ quản lý phải có năng lực xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học; tổ chức hoạt động dạy học; kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng dạy học theo định hướng phát triển NLHS cho GV; xây dựng cơ chế, tạo động lực thúc đẩy hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS. Nói tóm lại, cán bộ quản lý trường THCS phải có năng lực quản lý sự thay đổi nhà trường, trong đó có sự thay đổi cách tiếp cận hoạt động dạy học.
1.4.2.3. Nhận thức và tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh
Chuyển sang hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS không chỉ làm thay đổi cách dạy của GV mà còn làm thay đổi cách học của HS. Nếu như trước đây, cách học của HS mang tính chất thụ động, chịu sự áp đặt một chiều, nặng về ghi nhớ máy móc thì cách học hiện nay của HS là tự học, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Mọi sự đổi mới trong giáo dục có thành cơng hay khơng thành cơng đều phụ thuộc cả vào người học. Đối với hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS cũng
như vậy. Bản thân HS cũng phải nhận thức được rằng, việc học tập không phải để đi thi, để vào trường THPT mà để phát triển toàn diện nhân cách của chính bản thân mình, để sau này có thể lập thân, lập nghiệp. Từ đó, HS có thái độ, động cơ học tập đúng đắn.
Tiểu kết chƣơng 1
1. Vấn đề quản lý hoạt động dạy học đã được nhiều nhà nghiên cứu bàn đến, nhưng quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển NLHS chưa nhiều, mới được nghiên cứu trong khoảng 2 năm gần đây.
2. NLHS được hình thành, phát triển trong quá trình giáo dục và bằng quá trình giáo dục. Nội dung và phương pháp giáo dục nói chung, nội dung và phương pháp dạy học nói riêng có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sự phát triển NLHS. Phát triển NLHS là nhằm làm cho các năng lực chung và năng lực đặc trưng cho từng môn học/ lớp học/cấp học được hình thành, củng cố và hồn thiện ở HS. Ở trường THCS, vấn đề phát triển NLHS phải được đặt ra theo quan điểm tồn diện, thơng qua các hoạt động giáo dục cơ bản của nhà trường, trong đó có hoạt động dạy học.
3. Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS được xem là hoạt động dạy học định hướng vào đầu ra, nhấn mạnh người học cần đạt được mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một q trình dạy và học. Nói cách khác, chất lượng đầu ra đóng vai trị quan trọng nhất đối với hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS.
4. Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS theo định hướng phát
triển NLHS là quá trình lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học để đảm bảo cho nó đạt được mục tiêu phát triển NLHS.
5. Trong quá trình quản lý người cán bộ quản lý cần nắm vững định
hướng đổi mới của nền giáo dục hiện nay từ đó đưa ra các quyết định quản lý một cách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tập trung vào hướng phát triển NLHS.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ YÊN KỲ,
HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ