Thực trạng quản lý hoạt động dạy họ cở trường trung học cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở yên kỳ, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 56 - 67)

2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học và quản lý

2.3.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy họ cở trường trung học cơ

sở Yên Kỳ theo hướng phát triển năng lực học sinh

Căn cứ vào nội dung quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS đã xác định tại mục 1.3.5 của chương 1 và tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý, GV trường THCS Yên Kỳ, tác giả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS như sau:

2.3.3.1. Thực trạng nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Để đánh giá thực trạng nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về hoạt động dạy học ở trường THCS Yên Kỳ theo định hướng phát triển NLHS, chúng tôi đã tiến hành điều tra và tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý và GV của trường. Kết quả điều tra được tập hợp và xử lý qua bảng 2.11:

Bảng 2.11. Thực trạng nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về hoạt động dạy học Nội dung Tốt thƣờng Bình Chƣa tốt Tổng số khách thể Tổng điểm X Thứ bậc Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm

1. Tổ chức phổ biến, quán triệt cho cán bộ quản lý và GV về chủ trương, ý nghĩa, sự cần thiết của dạy học theo định hướng phát triển NLHS

25 75 17 34 4 4 46 113 2.5 1

2. Đưa dạy học theo định hướng phát triển NLHS vào kế hoạch năm học của nhà trường, của từng tổ chuyên môn và từng GV;

11 33 16 32 19 19 46 84 1.8 3

3. Thống nhất quan điểm về dạy học

theo định hướng phát triển NLHS; 10 30 28 56 8 8 46 94 2.0 2 4. Chỉ đạo các tổ chuyên môn

sinh hoạt, thảo luận về dạy học theo định hướng phát triển NLHS

8 24 15 30 23 23 46 77 1.7 4

5. Chỉ đạo các bộ phận chức năng, các tổ chức trong nhà trường ý thức sẵn sàng phối hợp thực hiện dạy học theo định

Từ bảng 2.11, có biểu đồ 2.4 như sau: 2.5 1.8 2.0 1.7 1.6 5 1 3 4 2 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 1 2 3 4 5 Điểm trung bình Thứ bậc

Biểu đồ 2.4. Thực trạng nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về hoạt động dạy học ở trường THCS Yên Kỳ theo định hướng phát triển NLHS

Từ bảng 2.11 và biểu đồ 2.4, tác giả luận văn có nhận xét như sau:

- Việc nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về hoạt động dạy học ở

trường THCS Yên Kỳ theo định hướng phát triển NLHS cho cán bộ quản lý và GV còn hạn chế.

- BGH chưa chỉ đạo tốt việc thống nhất quan điểm về dạy học theo định

hướng phát triển NLHS; Chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt, thảo luận về dạy học theo định hướng phát triển NLHS; Chỉ đạo các bộ phận chức năng, các tổ chức trong nhà trường ý thức sẵn sàng phối hợp thực hiện dạy học theo định hướng phát triển NLHS.

2.3.3.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học ở trường trung học cơ sở Yên Kỳ theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Để đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học ở trường THCS Yên Kỳ theo định hướng phát triển NLHS, chúng tôi đã tiến hành điều tra và tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý và GV của trường. Kết quả điều tra được tập hợp và xử lý qua bảng 2.12.

Bảng 2.12. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch ở trường THCS Yên Kỳ theo hướng phát triển NLHS Nội dung Tốt thƣờng Bình Chƣa tốt Tổng số khách thể Tổng điểm X Thứ bậc Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm

1. Xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS cấp trường

0 0 17 34 29 29 46 63 1.4 4

2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS của tổ chuyên môn

11 33 16 32 19 19 46 84 1.8 1

3. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS của cá nhân GV

8 24 12 24 26 26 46 74 1.6 2

4. Chỉ đạo khai thác các nguồn lực đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS

5 15 15 30 26 26 45 71 1.5 3

Từ bảng 2.12 ta có biểu đồ 2.5 như sau:

1.4 1.8 1.5 1.6 4 3 1 2 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 1 2 3 4 Điểm trung bình Thứ bậc

Biểu đồ 2.5. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch ở trường THCS Yên Kỳ theo hướng phát triển NLHS

Từ bảng 2.12 và biểu đồ 2.5 tác giả luận văn có những nhận xét sau đây:

- Việc xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS

chưa có kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS cấp trường riêng mà chỉ được đề cập tới ở một mục nào đó của kế hoạch năm học.

- Hiệu trưởng đã chỉ đạo tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch dạy

học theo định hướng phát triển NLHS. Tuy nhiên, khi xem xét một số bản kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển NLHS của tổ chuyên môn và GV, chúng tôi thấy, phần lớn những bản kế hoạch này chưa đảm bảo các mục quy định, cịn sơ sài, mang tính đối phó... dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tổ chức thực hiện hoạt động này.

2.3.3.3. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở Yên Kỳ theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Qua khảo sát 46 GV và cán bộ quản lý của trường THCS Yên Kỳ về thực trạng đổi mới phương pháp dạy học của GV bằng phiếu hỏi, thu được kết quả ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Yên Kỳ theo định hướng phát triển NLHS

Nội dung Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Tổng số khách thể Tổng điểm X Thứ bậc Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm 1. Quy định chế độ dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy đối với GV

13 39 22 44 11 11 46 94 2.0 3

2. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học

14 42 25 50 7 7 46 99 2.2 1

3. Tổ chức thao giảng về đổi

mới phương pháp dạy học 13 39 25 50 8 8 46 97 2.1 2

4. Tổ chức các tổ bộ môn rút kinh nghiệm, đánh giá sau dự giờ

10 30 22 44 14 14 46 88 1.9 4

5. Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học

11 33 16 32 19 19 46 84 1.8 5

6. Bồi dưỡng nâng cao

nghiệp vụ sư phạm cho GV 6 18 12 24 28 28 46 70 1.5 6

7. Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện, kỹ thuật mới trong dạy học

Từ bảng 2.13 ta có biểu đồ 2.6 như sau: 2.0 2.2 2.1 1.9 1.8 1.5 1.3 4 5 6 7 2 1 3 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 1 2 3 4 5 6 7 Điểm trung bình Thứ bậc

Biểu đồ 2.6. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Yên Kỳ theo định hướng phát triển NLHS

Từ bảng 2.13 và biểu đồ 2.6 tác giả có nhận xét như sau:

Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học qua hình thức sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu bài học, đã được nhà trường quan tâm, đây là việc làm thường xuyên trong tháng. Thông thường một tháng 2 buổi SHCM-NCBH, 1 buổi tổ chuyên môn xây dựng bài học, một buổi dạy thực nghiệm, rút kinh nghiệm giờ dạy. Hoạt động này được đánh giá cao nhất sau đó là tổ chức thao giảng về đổi mới phương pháp dạy học, mỗi năm học tổ chức 2 đợt thao giảng đổi mới phương pháp dạy học vào đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và chào mừng ngày thành lập Đồn THCS Hồ Chí Minh 26/3, 100% GV tham gia thao giảng về đổi mới về phương pháp dạy học.

Nhà trường đã có quy định chế độ dự giờ, mỗi GV dự tối thiểu 1 tiết/tuần, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy đối với GV tập trung phân tích hoạt động học của HS theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1. Mô tả hành động của HS trong mỗi hoạt động học (ND quan sát được ở HS, GV)

Mô tả rõ ràng, chính xác những hành động mà HS/nhóm HS đã thực hiện trong hoạt động học được đưa ra phân tích. Cụ thể là:

- HS đã tiếp nhận nhiệm vụ học tập thế nào?

- Từng cá nhân HS đã làm gì (nghe, nói, đọc, viết) để thực hiện nhiệm vụ học tập được giao? Chẳng hạn, HS đã nghe/đọc được gì, thể hiện qua việc HS đã ghi được những gì vào vở học tập cá nhân?

- HS đã trao đổi/thảo luận với bạn/nhóm bạn những gì, thể hiện thơng qua lời nói, cử chỉ thế nào?

- Sản phẩm học tập của HS/nhóm HS là gì?

- HS đã chia sẻ/thảo luận về sản phẩm học tập thế nào? HS/nhóm HS nào báo cáo? Báo cáo bằng cách nào/như thế nào? Các HS/nhóm HS khác trong lớp đã lắng nghe/thảo luận/ghi nhận báo cáo của bạn/nhóm bạn thế nào?

- GV đã quan sát/giúp đỡ HS/nhóm HS trong q trình thực hiện nhiệm vụ học tập được giao thế nào?

- GV đã tổ chức/điều khiển HS/nhóm HS chia sẻ/trao đổi/thảo luận về sản phẩm học tập bằng cách nào/như thế nào?

Bước 2: Đánh giá kết quả/hiệu quả của hoạt động học

Với mỗi hoạt động học được mơ tả như trên, phân tích và đánh giá về kết quả/hiệu quả của hoạt động học đã được thực hiện. Cụ thể là:

- Qua hoạt động đó, HS đã học được gì (thể hiện qua việc đã chiếm lĩnh được những kiến thức, kĩ năng gì)?

- Những kiến thức, kĩ năng gì HS cịn chưa học được (theo mục tiêu của hoạt động học)?

Bước 3: Phân tích nguyên nhân ưu điểm/hạn chế của hoạt động học

Phân tích rõ tại sao HS đã học được/chưa học được kiến thức, kĩ năng cần dạy thông qua mục tiêu, nội dung, phương thức hoạt động và sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành, liên quan đến mức độ rõ ràng của:

- Mục tiêu của hoạt động học (thể hiện thông qua sản phẩm học tập mà HS phải hồn thành) là gì?

- Nội dung của hoạt động học là gì? Qua hoạt động học này, HS được học/vận dụng những kiến thức, kĩ năng gì?

- HS đã được yêu cầu/hướng dẫn cách thức thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân, cặp, nhóm) như thế nào?

- Sản phẩm học tập (yêu cầu về nội dung và hình thức thể hiện) mà HS phải hồn thành là gì?

Bước 4: Đưa ra góp ý, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học

Để nâng cao kết quả/hiệu quả hoạt động học của HS cần phải điều chỉnh, bổ sung những gì về:

- Mục tiêu, nội dung, phương thức, sản phẩm học tập của hoạt động học? - Kĩ thuật tổ chức hoạt động học của HS: chuyển giao nhiệm vụ học tập; quan sát, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ học tập; tổ chức, hướng dẫn HS báo cáo, thảo luận về sản phẩm học tập; nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động học và sản phẩm học tập của HS.

Tuy việc quy định trao đổi kinh nghiệm giảng dạy đối với GV tập trung phân tích hoạt động học của HS khá rõ ràng, song việc tổ chức các tổ bộ môn rút kinh nghiệm, đánh giá sau dự giờ hiệu quả chưa cao (Xếp thứ 4). GV ngại nói, ngại phân tích giờ học hoặc nói qua loa chưa phân tích sâu, chưa tìm ngun nhân, giải pháp hiệu quả.

Việc nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho GV, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện, kỹ thuật mới trong dạy học chưa được nhà trường chú trọng và có những biện pháp thực hiện hiệu quả. Đây cũng là hạn chế mà Hiệu trưởng cần có biện pháp khắc phục ngay.

2.3.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở Yên Kỳ

Để đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học ở trường THCS theo định hướng phát triển NLHS, chúng tôi đã tiến hành điều tra và tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý và GV của trường. Kết quả điều tra được tập hợp và xử lý qua bảng 2.14.

Bảng 2.14. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học ở trường THCS Yên Kỳ theo định hướng phát triển NLHS

Nội dung Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Tổng số khách thể Tổng điểm X Thứ bậc Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm 1. Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS 2 3 16 32 28 28 46 63 1.4 3 2. Xây dựng bộ tiêu chí phục vụ cho công tác đánh giá 0 0 14 28 32 32 46 60 1.3 4

3. Lựa chọn được phương pháp và hình thức đánh giá phù hợp cho từng nội dung, từng hoạt động, từng đối tượng...

6 18 12 24 28 28 46 70 1.5 2

4. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS 10 30 22 44 14 14 46 88 1.9 1 Từ bảng 2.14 có biểu đồ 2.7 sau: 1.4 1.3 1.5 1.9 1 2 4 3 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0 1 2 3 4 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Điểm trung bình Thứ bậc

Biểu đồ 2.7: Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học ở trường THCS Yên Kỳ theo định hướng phát triển NLHS

Từ bảng 2.14 và biểu đồ 2.7, kết hợp trao đổi với CBQL, tổ trưởng chuyên mơn, GV của trường, tác giả có những nhận xét sau đây:

- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động

dạy học theo định hướng phát triển NLHS song cịn mang nặng hình thức, kế hoạch chưa đồng bộ từ nhà trường đến tổ chuyên môn, chưa chú trọng xây dựng được bộ tiêu chí phục vụ cho cơng tác đánh giá.

Trong hoạt động kiểm tra nội bộ của nhà trường đã đưa kiểm tra hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS là một chuyên đề kiểm tra. Các GV được kiểm tra ít nhất một chuyên đề dạy học, hoạt động này được đánh giá cao nhất. Nhà trường đã lựa chọn được phương pháp và hình thức đánh giá phù hợp cho từng nội dung, từng hoạt động, từng đối tượng...được đánh giá ở vị trí thứ hai, tuy nhiên được đánh giá ở mức độ tốt chưa nhiều.

2.3.3.5. Thực trạng bồi dưỡng về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên ở trường trung học cơ sở Yên Kỳ

Để nắm bắt được thực trạng bồi dưỡng về dạy học theo định hướng phát triển NLHS cho GV ở trường THCS Yên Kỳ, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của GV của trường, được thống kê qua bảng 2.15 sau:

Bảng 2.15. Thực trạng bồi dưỡng về dạy học theo định hướng phát triển NLHS cho GV ở trường THCS Yên Kỳ.

Nội dung Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt Tổng số khách thể Tổng điểm X Thứ bậc Số lượng Điểm Số lượng Điểm Số lượng Điểm 1. Tổ chức ở các tổ chuyên môn trao đổi, chia sẻ về chương trình mới, hệ thống năng lực, chuẩn của chương trình…

28 84 16 32 2 2 46 118 2.6 1

2. Bồi dưỡng cho GV về PPDH theo định hướng phát triển NLHS

14 42 32 64 0 0 46 106 2.3 2

3. Bồi dưỡng cho GV về phương pháp, kỹ thuật đánh giá, kết quả học theo định hướng phát triển NL HS 12 36 22 44 12 12 46 92 2.0 3

Từ bảng 2.15 có biểu đồ 2.8 như sau: 2.6 2.3 2.0 1 2 3 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 1 2 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở yên kỳ, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)