3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hƣớng phát triển
3.2.1. Bồi dưỡng phát triển chuyên môn, năng lực, nghiệp vụ cho
giáo viên nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
Xây dựng được đội ngũ GV có trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có ý thức tự giác, chủ động trong tự học, tự bồi dưỡng năng lực bản thân để thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển NLHS, từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục của nhà trường đáp ứng được những yêu cầu mới của xã hội.
3.2.1.1. Cách thức thực hiện biện pháp
- Xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của cá nhân.
Nâng cao chất lượng đội ngũ GV là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường. Vì thế việc xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ GV nhằm phát triển NLHS cần được sự hưởng ứng và thực hiện một cách nghiêm túc của GV nhà trường.
Mỗi GV phải dựa theo trình độ chun mơn, nghiệp vụ của bản thân để xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng với những nội dung cụ thể, chi tiết và thiết thực. Ví dụ như: Một GV chun ngành sư phạm Văn ngồi những chương trình bồi dưỡng chung cần có kế hoạch tự bồi dưỡng của cá nhân về các nội dung như: Nâng cao kiến thức chuyên ngành Ngữ văn, từ ngữ, ngữ pháp, lý luận văn học, các tác phẩm văn học…; nâng cao nghiệp vụ sư phạm, nắm vững hệ thống các biện pháp dạy học mới; nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm phục vụ giảng dạy bộ môn…
Hiệu trưởng nhà trường phải đặt ra những quy định cụ thể về công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên của GV. Trong đó nêu rõ
những nội dung, yêu cầu cần đạt, thời gian thực hiện và kiểm tra đánh giá một cách kịp thời các hoạt động tự bồi dưỡng của GV, có thể sử dụng kết quả này như một tiêu chí để đánh giá hoạt động dạy học của GV vào cuối năm học và xét thi đua.
- Chọn lựa các hình thức bồi dưỡng thích hợp với điều kiện của cá nhân và của nhà trường để có thể vừa nâng cao trình độ vừa khơng làm ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường. Có rất nhiều hình thức bồi dưỡng như: học chính quy, tại chức các lớp đại học, cao học về chuyên môn, quản lý, các lớp bồi dưỡng chính trị; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề của Sở, Phòng GD&ĐT tổ chức; dự giờ các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy; tham quan học tập kinh nghiệm của các trường có uy tín, chất lượng trong huyện, tỉnh; tự nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ...
3.2.1.2. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để có thể thực hiện được các nội dung trên, điều kiện đầu tiên cần có chính là những cán bộ quản lý của nhà trường phải là tấm gương cho GV về việc tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm. Một cán bộ quản lý có trình độ chun mơn vững vàng, có năng lực làm việc thì mới tạo được niềm tin, sự tin cậy của các GV, từ đó GV mới thực sự bị thuyết phục và thực hiện tốt các quyết định quản lý mà hiệu trưởng đề ra.
Điều kiện thứ hai để thực hiện tốt biện pháp này là hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu cho Phòng GD&ĐT, Phòng nội vụ và các cơ quan nhà nước có liên quan để tạo điều kiện về nhân lực và vật lực cho công tác bồi dưỡng phát triển trình độ, năng lực GV, dần khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu GV có chất lượng ở trường THCS hiện nay.
Điều kiện thứ ba cần có là phải bổ sung, cung cấp cho thư viện của nhà trường các tài liệu bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, quản lý hoạt động dạy học và cung cấp các thiết bị cần thiết cho việc tự học, tự bồi dưỡng của GV, phát huy được hiệu quả hoạt động của thư viện nhà trường.
Cuối cùng là đội ngũ cán bộ quản lý, GV nhà trường phải có ý thức tự giác, trách nhiệm với công việc và các nhiệm vụ được giao.