Khái quát các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hƣởng tới sự phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở yên kỳ, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 41)

triển giáo dục trung học cơ sở ở xã Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Yên Kỳ là một xã nông thôn miền núi phía Đơng Nam của huyện Hạ Hịa, tỉnh Phú Thọ, tiếp giáp với huyện Thanh Ba, Đoan Hùng. Yên Kỳ có 13 khu hành chính với diện 1.682,62 ha, dân số 9336 người, chủ yếu là dân tộc kinh, có 02 tơn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo.

Những năm gần đây, Yên Kỳ đã có những bước phát triển, nhưng kinh tế vẫn ở mức trung bình của huyện Hạ Hịa và tỉnh Phú Thọ. Cơ cấu kinh tế xã Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ năm 2016 bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản đạt 62,0 tỉ đồng, chiếm 54,1%; Công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng đạt 24,43 tỉ đồng, chiếm 21,3%; Thương mại, dịch vụ đạt 28,13 tỉ đồng, chiếm 24,6%. Tổng giá trị sản xuất năm 2016 trên địa bàn đạt 114,56 tỉ đồng (tăng 3,1% so với cùng kỳ); Giá trị bình quân 21,47 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo là 9,14% giảm 2,46% so với cùng kỳ. Số lao động được giải quyết việc làm là 350 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 41%. Cơ cấu lao động của xã Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa năm 2016: Nông, lâm nghiệp: 71%, công nghiệp - xây dựng: 11%, dịch vụ: 18%. Kinh tế đời sống của một bộ phận nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp (80% từ cây chè); ngành nghề kinh doanh, dịch vụ phát triển nhỏ lẻ, chưa đồng đều.... do đó việc đầu tư cho cơ sở vật chất trường học còn hạn chế.

thần đoàn kết, tương thân, tương ái, có ý thức cộng đồng; cần cù, sáng tạo trong lao động, có truyền thống hiếu học. Năm 2000, Yên Kỳ được phong tặng danh hiệu: Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Xã Yên Kỳ có 3 trường và 2 điểm trường, trong đó 1 trường THCS, 1 trường Tiểu học, 1 trường Mầm Non, 1 điểm trường Mầm non và 1 điểm trường Tiểu học.

2.1.2. Giới thiệu khái quát về trường trung học cơ sở Yên Kỳ

Trường THCS Yên Kỳ được thành lập năm 1969. Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, GV, nhân viên, nhà trường ln hồn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ năm học.

Trong 4 năm gần đây nhà trường liên tục được công nhận tập thể lao động tiên tiến và tập thể lao động xuất sắc. Chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện ổn định và phát triển bền vững; có nhiều GV giỏi cấp Huyện, nhiều HS đạt danh hiệu HS giỏi các cấp. Cụ thể: Trong 5 năm học vừa qua, có 41 lượt GV đạt GV giỏi cấp Huyện, 9 lượt GV giỏi cấp tỉnh, 35 lượt GV đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở; có 243 lượt HS đạt giải trong kỳ thi HS giỏi cấp Huyện, 116 HS đạt HS giỏi cấp Tỉnh, 04 tổ chuyên môn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. Chất lượng các mặt giáo dục của nhà trường hàng năm luôn đạt tỉ lệ mặt bằng chung của huyện. Tỉ lệ HS xếp loại học lực khá, giỏi đạt trên 50%, xếp loại hạnh kiểm khá và tốt đạt từ 95% trở lên. Trường đã đạt và duy trì chất lượng phổ cập giáo dục Trung học cơ sở từ năm 2003 đến nay.

2.1.2.1. Về cơ sở vật chất

Trường đóng trên địa bàn khu 11 xã Yên Kỳ - Hạ Hòa - Phú Thọ với tổng diện tích 10.693m2. Nhà trường có đủ khn viên tường rào, cổng trường, biển trường, phòng học, phịng học bộ mơn, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, khu để xe, khu vệ sinh GV và HS. Hàng năm cơ sở vật chất tiếp tục được bổ sung sửa chữa nâng cấp đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường trong thời kỳ đổi mới.

2.1.2.2. Về tài chính

Trong những năm vừa qua nhà trường đã xác định công tác tài chính là một trong những mặt hoạt động khơng thể thiếu trong cơ quan đơn vị. Do vậy nhà trường đã thiết lập đầy đủ hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính. Nhà trường có kế hoạch và huy động được các nguồn kinh phí có nguồn gốc hợp pháp để hỗ trợ hoạt động giáo dục, đặc biệt chú trọng chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, GV, công tác đầu tư cơ sở vật chất, các chi phí phục vụ hoạt động dạy và học của nhà trường.

2.1.2.3. Các tổ chức nhà trường

Nhà trường có chi bộ Đảng (36 đảng viên)- Cơng đồn nhà trường (49 đoàn viên); Liên đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh (620 đội viên) hoạt động theo Điều lệ và Pháp luật, 04 tổ chuyên môn, 01 tổ văn phịng. Nhà trường có đủ các hội đồng theo quy định của Điều lệ Trường THCS, có ban đại diện cha mẹ HS các lớp hoạt động theo đúng Điều lệ và Pháp luật. Góp phần rất quan trọng trong hoạt động giáo dục và phát triển của nhà trường.

2.1.2.4. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên

Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ cán bộ GV, nhân viên trung học cơ sở Yên Kỳ

Năm học Tổng số CB,GV, NV Trình độ chun mơn Tổng số lớp Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sỹ 2013-2014 50 3 19 28 20 2014-2015 50 3 17 30 20 2015-2016 49 3 14 32 20 2016-2017 49 3 14 32 20

(Nguồn: Báo cáo tự đánh giá trường THCS Yên Kỳ, 2016)

Qua bảng 2.1 cho thấy, GV 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, trong những năm gần đây số GV nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, tự học, tự bồi dưỡng ngày càng tăng, số GV đạt trên chuẩn năm sau đều cao hơn năm trước. Hiện tại đang

có 2 CBGV đang học Cao học quản lý giáo dục, 2 GV đang học Đại học, 1 nhân viên đang học Đại học.

Bảng 2.2. Cơ cấu đội ngũ GV dạy các bộ môn năm học 2016-2017

TT Chun mơn

Số lƣợng Trình độ đào tạo

Tổng số Thừa Thiếu chuẩn Đạt chuẩn Trên

1 Toán 6 1 5 2 Vật lý 3 1 2 3 Hoá học 3 1 2 4 Sinh học 3 1 2 5 Tin học 3 3 6 Ngữ văn 8 1 2 6 7 Lịch sử 3 1 2 8 Địa lý 3 1 2 9 Ngoại ngữ 4 2 2 10 Công nghệ 2 1 1 11 GDCD 2 1 1 12 Thể dục 4 1 1 3 13 Âm nhạc 1 1 14 Mỹ thuật 1 1 15 HĐNGLL 16 Hướng nghiệp

17 Nhân viên thư viện 1

18 Nhân viên thí nghiệm, thực hành 1

19 Nhân viên y tế trường học 1 1

20 Nhân viên khác 2 2

21 Tổng số cán bộ QL, GV, NV 49 2 2 17 32

+ GV trên chuẩn: 32 người (có bằng Đại học trở lên). + GV đạt chuẩn: 14 người (có bằng Cao đẳng).

+ GV chưa đạt chuẩn: 0 người (có bằng Trung cấp). + Nhân viên đạt chuẩn: 3 (có bằng Trung cấp)

Từ bảng thống kê cho thấy đội ngũ CB, GV dạy các mơn của trường có trình độ đạt chuẩn đạt 100%, trên chuẩn 69,6% (có trình độ Đại học), chưa đạt chuẩn 0%. Tỉ lệ cán bộ GV có trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn ngang bằng so với mặt bằng chung của huyện. Mặt khác việc phân bố GV vẫn chưa đồng đều, về cơ số GV/lớp là 43 GV/20 lớp = 2,15GV/lớp, thừa 5 GV (Định mức biên chế GV của trường THCS là 1,9 GV/lớp), song ở một số mơn vẫn cịn thiếu cục bộ: Các môn HĐNGLL, Hướng nghiệp hiện tại ở huyện Hạ Hịa chưa có GV chuyên, các trường đều phân công GV các bộ môn khác dạy. Hiện tại, nhân viên có 3 người, 1 Văn thư, 1 Kế toán, 1 nhân viên y tế trường học, thiếu nhân viên thư viện, thiết bị.

Bảng 2.3. Cơ cấu độ tuổi và thâm niên giảng dạy của GV trường trung học cơ sở Yên Kỳ năm học 2016-2017

Cơ cấu độ tuổi Thâm niên công tác

<= 30 30-40 41-50 51-60 <= 5 năm 6-10 năm

11-15

năm 16-20 năm >=20 năm

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 6 13,1 16 56,5 10 21,7 4 8,7 6 13,1 12 26,1 14 30,4 10 21,7 4 8,7

* Nhận xét: Qua kết quả thống kê bảng 2.3 cho thấy, độ tuổi và thâm niên giảng dạy là đại lượng tỉ lệ thuận, có thể chia ra về cơ cấu độ tuổi theo hai nhóm chính:

+ Nhóm GV có tuổi đời từ 51-60 tuổi chiếm 8,7%, những GV này có nhiều kinh nghiệm trong công tác, song sức khỏe hạn chế, độ nhanh nhạy khơng nhiều, ngại đổi mới.

+ Nhóm GV có tuổi đời từ 41-50 tuổi chiếm 21,7%, nhóm GV này có kinh nghiệm trong cơng tác, độ nhanh nhạy, nhiệt tình ổn định.

+ Nhóm GV 30-40 tuổi chiếm phần lớn 56.5%, hội tụ đủ yếu tố sức khỏe, nhanh nhạy, nhiệt tình, có kinh nghiệm cơng tác (nhóm có thâm niên từ 10 -15 năm cơng tác)

+ Nhóm có tuổi đời dưới dưới 30, có thâm niên cơng tác dưới 5 năm chiếm 13,1%, những GV này có sức khỏe, nhiệt tình, song kinh nghiệm cơng tác chưa nhiều, cịn lúng túng trong cơng việc được giao.

2.1.2.5. Học sinh

- Tổng: 420 em, trong đó:

Bảng 2.4. Số lượng học sinh năm học 2016-2017

Khối lớp Số lớp Số HS Nữ Con dân tộc Khuyết tật Con hộ nghèo Con hộ cận nghèo 6 4 104 54 2 8 7 4 101 47 8 4 8 4 99 55 1 1 9 4 9 4 116 51 6 3 Cộng 16 420 207 1 1 25 19

(Nguồn: Báo báo sơ kết học kỳ 1 của trường THCS Yên Kỳ năm học 2016-2017)

2.1.2.6. Những thành tích và kết quả giáo dục đã đạt được

Kết quả giáo dục được tổng hợp dựa trên nghiên cứu các báo cáo tổng kết năm học của nhà trường được tập hợp qua bảng 2.5 và 2.6:

Bảng 2.5. Thống kê kết quả hạnh kiểm của học sinh

Năm học Tổng HS

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

2013-2014 407 305 74.9 97 23.8 5 1.2 0.0

2014-2015 427 334 78.2 87 20.4 6 1.4 0.0

2015-2016 426 325 76.3 93 21.8 8 1.9 0.0

Bảng 2.6. Thống kê kết quả học lực của học sinh

Năm học Tổng HS

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

2013-2014 407 60 14.7 240 59.0 84 20.6 23 5.7

2014-2015 427 66 15.5 252 59.0 95 22.2 14 3.3

2015-2016 426 56 13.1 259 60.8 96 22.5 15 3.5

2016-2017 420 68 16.2 249 59.3 89 21.2 14 3.3

Danh hiệu thi đua:

Bảng 2.7. Thống kê danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

Danh hiệu thi đua + Hình thức khen thƣởng

Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 Tập thể lao

động xuất sắc - Tập thể lao động xuất sắc - Bằng khen UBND tỉnh Tập thể lao động xuất sắc Tập thể lao động tiên tiến

(Nguồn: Báo báo tự đánh giá năm 2016)

- Chi bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh.

- Cơng đồn cơ sở vững mạnh cấp huyện, tỉnh.

- Liên đội: Danh hiệu liên đội mạnh, được huyện Đoàn tặng giấy khen. Nhận xét: Nhìn chung trường THCS Yên Kỳ là 1 trường THCS ở vùng nơng thơn, có điều kiện kinh tế xã hội mức trung bình, HS thuộc diện con hộ nghèo, cận nghèo còn nhiều chiếm 7%, cơ sở vật chất nhà trường đã đáp ứng theo tiêu chí chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu dạy và học cần thiết của nhà trường. Đội ngũ CB, GV, NV có đủ những mơn cơ bản, cịn tình trạng thừa, thiếu số tiết dạy của GV cục bộ một số môn, GV phải kiêm nhiệm các công tác khác như thư viện, thiết bị…

2.2. Mơ tả q trình khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng

Là cơ sở khoa học cho việc nhận định, đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng về công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Yên Kỳ,

huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ hiện nay; rút ra được mặt mạnh, mặt yếu làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS.

2.2.2. Nội dung khảo sát thực trạng

+ Thực trạng về hoạt động dạy học của GV theo định hướng phát triển NLHS. + Thực trạng về công tác quản lý hoạt động dạy học của BGH trường THCS Yên Kỳ, Hạ Hòa, Phú Thọ định hướng phát triển NLHS.

2.2.3. Phương pháp khảo sát thực trạng

- Lập phiếu điều tra để trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và GV

Việc triển khai phiếu điều tra được tiến hành như sau:

+ Trao đổi với các đối tượng khảo sát và chuyên gia để hình thành phiếu điều tra;

+ Soạn phiếu điều tra lần thứ nhất;

+ Lấy ý kiến chuyên gia và điều tra thử trên mẫu nhỏ; + Chỉnh lý phiếu điều tra và biên soạn chính thức + Chọn mẫu điều tra;

+ Tổ chức lấy ý kiến qua phiếu điều tra và trao đổi với các đối tượng khảo sát về những vấn đề cần nghiên cứu nhưng chưa được đề cập trong phiếu điều tra;

+ Xử lý thông tin từ các phiếu điều tra theo phương pháp thống kê toán học.

- Trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề

Nội dung các chủ đề trao đổi tập trung vào các vấn đề sau đây:

+ Thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS ở trường THCS Yên Kỳ - Hạ Hòa – Phú Thọ hiện nay;

+ Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS ở trường THCS Yên Kỳ - Hạ Hòa – Phú Thọ hiện nay;

+ Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS ở trường THCS Yên Kỳ - Hạ Hòa - Phú Thọ hiện nay;

theo định hướng phát triển NLHS ở trường THCS Yên Kỳ - Hạ Hòa - Phú Thọ hiện nay;

+ Những đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NLHS ở trường THCS Yên Kỳ - Hạ Hòa - Phú Thọ.

Việc triển khai phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề được tiến hành theo các bước như sau: Xác định đối tượng cần trao đổi; Thông báo trước cho đối tượng về chủ đề, nội dung trao đổi; Các thành viên tham gia trao đổi chuẩn bị trước những thông tin cần thiết; Tiến hành trao đổi theo các chủ đề đã soạn thảo trước; Xử lý các thông tin thu thập được qua trao đổi.

- Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của cán bộ quản lý và GV

Các sản phẩm hoạt động của cán bộ quản lý và GV bao gồm: các báo cáo, kế hoạch, sổ dự giờ, giáo án, sổ đầu bài, sổ điểm, sổ sinh hoạt chuyên môn... liên quan đến nội dung khảo sát thực trạng của đề tài.

2.2.4. Đối tượng khảo sát

Cán bộ quản lý, GV và HS của trường THCS Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.

2.2.5. Tiến hành khảo sát

- Phỏng vấn, khảo sát 03 cán bộ quản lý của trường THCS Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa bằng phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu trưng cầu ý kiến.

- Phỏng vấn, khảo sát 43 GV và 406 HS của trường THCS Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa bằng phát phiếu hỏi.

- Quan sát thực tế hoạt động dạy, học của GV và HS; công tác quản lý hoạt động dạy học trường THCS Yên Kỳ, huyện Hạ Hịa thơng qua các hồ sơ quản lý nhà trường.

2.2.6. Xử lý kết quả khảo sát

Các phiếu điều tra, các ý kiến của cán bộ quản lý, GV và các tài liệu liên quan được tập hợp lại theo phương pháp thống kê. Trong quá trình khảo sát, để đưa ra những nhận xét có căn cứ, được quy ước sử dụng điểm số để đánh giá các mức độ như sau:

Khảo sát nhận thức về quan niệm của cán bộ quản lý và GV về dạy học theo định hướng phát NLHS, tác giả sử dụng phiếu đánh giá có 3 mức độ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở yên kỳ, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)